EIA: Tồn trữ dầu thô của Mỹ giảm mạnh hơn dự kiến, tồn kho xăng tăng
Thị trường đang mở ra cơ hội đầu tư dài hạn
Kết nối cung cầu nông sản sạch
Iran hạ giá dầu thô xuất sang thị trường châu Á trong tháng Sáu
Mỹ tăng trưởng chưa ổn định, Fed lùi thời điểm tăng lãi suất
Tin kinh tế đọc nhanh sáng 15-08-2016
- Cập nhật : 15/08/2016
Thiên đường mua sắm giá rẻ Trung Quốc đã đến hồi kết
Trong nhiều năm qua, Li Weiling tận hưởng một cuộc sống ung dung thoải mái ở Bắc Kinh, địa chỉ của những nhà đầu tư giàu có từ khắp nơi trên thế giới.
Cuộc sống của cô nhân viên công ty quảng cáo giống như bà hoàng dù với mức lương chỉ 6.000 nhân dân tệ (903 USD) mỗi tháng: gọi tài xế phục vụ trong giờ cao điểm hay nhận bữa trưa được giao tận nhà, không phải ra đường ngay cả khi mua vé xem phim giá rẻ hay làm bất kỳ việc gì dưới trời nắng. Đó chính là giấc mơ Trung Quốc được hiện thực nhờ những con số đầu tư kỷ lục do những “ông lớn” trong ngành internet, các quỹ đầu tư giàu có và các nhà đầu tư quốc tế đã đổ vào nền kinh tế đang bùng nổ nhu cầu. Và thật tốt nếu như mọi thứ cứ diễn ra như vậy.
Hàng loạt những startup với sự hỗ trợ từ Baidu, Alibaba và Tencent liên tục tung ra những chiến dịch giảm giá khủng trong mọi sản phẩm dịch vụ từ massgage đến huấn luyện cá nhân để tranh giành khách hàng. Tuy nhiên, tình hình có vẻ đã đảo chiều với xu hướng sáp nhập của doanh nghiệp, có thể nhìn thấy rõ nhất qua thương vụ giữa Didi và Uber Trung Quốc. Có vẻ như kỷ nguyên vàng hiếm có của người tiêu dùng sử dụng smartphone đang thoái trào.
Thương vụ của Didi không phải là thương vụ hợp nhất đầu tiên với ý định chấm dứt cuộc chiến trợ giá tranh giành khách hàng và sẽ không phải là trường hợp cuối cùng. Điều này có nghĩa những người tiêu dùng như Li cũng như hàng triệu người khác không còn nhiều cơ hội tận hưởng những chiến dịch khuyến mại.
Theo một giám đốc quỹ, cuộc cạnh chiến giữa các công ty thương mại điện tử sẽ rất khốc liệt, dù người tiêu dùng hưởng lợi nhưng lại khiến doanh nghiệp đốt nhiều tiền hơn. Điều này cũng dẫn tới hệ quả người tiêu dùng Trung Quốc sẽ không trở thành khách hàng trung thành của bất cứ nhãn hàng nào, thay vì vậy họ tìm kiếm những thứ rẻ hơn. Tại Trung Quốc, khách hàng trung thành không có ý nghĩa gì.
Người tiêu dùng Trung Quốc đang buộc phải cân nhắc. Trung Quốc ảnh hưởng đến giá hàng hóa thế giới từ thép đến than cũng như đẩy mạnh xuất khẩu từ Mỹ đến Nhật. Và hiện nay Trung Quốc đang có nhu cầu về dịch vụ hơn bao giờ hết, những startup O2O (online-to offline: thương mại điện tử kết hợp thương mại truyền thống) đang mọc lên nhiều hơn bao giờ hết càng khiến cuộc chiến giảm giá giành khách hàng trở nên căng thẳng hơn. Trong năm 2015, giá trị của thị trường O2O đạt 1,95 nghìn tỷ với 500 khách hàng.
Tuy nhiên, người tiêu dùng sẽ không còn tận hưởng những chiến dịch khuyến mại trong lâu dài do hai xu hướng mới: sát nhập và thiếu nguồn đầu tư. Những năm gần đây, đầu tư vào start up công nghệ Trung Quốc đã bùng nổ đã giảm sút. Theo PWC, năm ngoái, có 20,3 tỷ USD vốn đầu tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp internet Trung Quốc, vượt qua mức 16,3 tỷ USD chảy vào các start up công nghệ Mỹ và gấp 5 lần so với năm 2012.
Tuy nhiên, xu hướng nào lên cao rồi cũng đi xuống. Khối lượng đầu tư mạo hiểm và đầu tư tư nhân vào start up công nghệ ở Trung Quốc cũng đầu tư trên cả nước đều sụt giảm sau khi chạm đỉnh. Theo ước tính, con số này trong 6 tháng đầu năm có thể giảm 25% so với cùng thời điểm năm ngoái. Thậm chí, khảo sát của một số quỹ đầu tư mạo hiểm còn cho thấy vốn đầu tư mạo hiểm vào start up công nghệ giảm tới 50%.
Đây cũng là bối cảnh chung trên toàn cầu. Thị trường Trung Quốc cũng không nằm ngoài quy luật. Khi nằm trong xu hướng lên, mọi thứ có thể tăng gấp đôi hoặc gấp 3 nhanh chóng, còn khi thoái trào, tốc độ rơi giống như một viên gạch thả từ trên cao. Rất nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm tin vào công thức tăng trưởng khách hàng sẽ chuyển hóa thành lợi nhuận. Do quá nhiều người nghĩ như vậy và bơm tiền vào, nhưng nhiều công ty O2O vẫn không thể kiếm ra tiền.
Về xu hướng hợp nhất, năm 2015 chứng kiến nhiều thương vụ hợp nhất trị giá hàng tỷ USD giữa Didi và Kuaidi (vận tải), Meituan và Dianping (mua hàng nhóm và thực phẩm), Ganji-58 (quảng cáo), Ctriup và Qunar (du lịch trực tuyến). Tất cả thương vụ trên đều được hỗ trợ bởi ít nhât một trong bộ ba người khổng lồ của ngành kinh doanh trực tuyến Baidu-Alibaba-Tencent (BAT) với chung một mục đích là để ngăn lỗ. Uber và Didi cũng ước tính sẽ phải chỉ hàng tỷ USD của mỗi bên.
Didi, Baidu và những ông lớn khác đang mở rộng chiến thuật (dù chưa ai thông báo chi tiết). Nhưng hiện hiện tại làn sóng sáp nhập với giá trị lớn đã tạo ra những kẻ chiếm lĩnh thị trường khi không còn đối thủ tương xứng về tiềm lực có thể cạnh tranh giá hay tung ra những chiêu khuyến mại khủng. Với sức ép từ các cổ đông yêu cầu giảm chi phí, BAT có thể sẽ thu lại những khoản đầu tư vào các startup.
Câu hỏi còn lại sẽ là người tiêu dùng sẽ phản ứng thế nào khi rơi vào cơn nghiện giá rẻ.
Hãy bắt đầu với lĩnh vực vận tải taxi: việc trợ giá với một số dịch vụ phổ biến đã giảm hơn 80% trong những tháng gần đây. Dịch vụ giảm giá giờ cao điểm tại Bắc Kinh của Uber hiện chỉ giảm 1,4 tệ so với 8 tệ của ba tháng trước, theo ghi nhận của một khách hàng. Điều này có nghĩa một chuyến đi trị grá 8 tệ vào tháng 5 giờ sẽ có giá khoảng 13 tệ. Người dùng sử dụng các dịch vụ khác như Shenzhou Zhuanche, a.k.a. Ucar cho biết họ sẽ nhận được nhận được thêm 20 tệ cho mỗi chuyến đi tiếp theo với cứ mỗi 100 tệ nạp trước vào tài khoản, thay vì 100 tệ như năm ngoái.
Các lĩnh vực khác cũng bắt đầu cắt giảm trợ giá như Edaixi, hãng giặt là trực tuyến lớn nhất Trung Quốc đã bất đầu chấm dứt giảm giá do nhu cầu tăng mạnh. Giám đốc của Edaixi cho biết thành công quyết định của O2O là nhu cầu, dịch vụ giao hàng giặt là và thức ăn vẫn có thể sống sot không cần khuyến mại do nhu cầu ngày càng tăng.
Ngoài ra, một số thói quen mới có thể sớm biến mất. Người tiêu dùng có thể miễn cưỡng trả thêm tiền để duy trì lối sống, cho dù sẽ tiết kiệm ít hơn trong dài hạn. Nếu mọi người quen với sự tiện lợi, họ sẽ khó quay lại cách sống cũ. Ngay cả Li, dù đã cắt giảm những dịch vụ không cần thiết, như ít đi xem phim hoặc nhạc – những nhìn chung thị trường dịch vụ mới sẽ vẫn phát triển.
Điều này đơn giản do kinh tế Trung Quốc vẫn đang tăng trưởng, ngay cả giảm sút mạnh, nhu cầu của tầng lớp trung lưu vẫn rất lớn. Số gia đình trung lưu tại Trung Quốc trong thập kỷ tới theo ước tính có thể tăng gấp đôi lên 180 triệu hộ. Hiện tại, dù những chiến dịch khuyến mại hay giảm giá không còn nở rộ, những người như Li vẫn tích cực săn tìm vì chỉ mất thêm một ít thời gian để tìm được mức giá như ý.(NDH)
Hải quan bác tin xuất khoáng sản sang Trung Quốc vênh 5 tỷ USD
Theo lý giải của Tổng cục Hải quan, các mặt hàng than, quặng và khoáng sản có mã HS thuộc các chương 25, 26 và từ nhóm 2701 đến 2704 của chương 27.
Trên cơ sở thống kê của Hải quan Việt Nam và nguồn số liệu từ “Cơ sở dữ liệu thương mại của Cơ quan Thống kê Liên hiệp quốc (UNCOMTRADE)” (số liệu của Trung Quốc do Hải quan Trung Quốc báo cáo) cho thấy có sự chênh lệch trong thống kê xuất khẩu hàng khoáng sản Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc của Hải quan Việt Nam với số liệu thống kê nhập khẩu của Trung Quốc.
Tuy nhiên, mức chênh lệch thấp hơn rất nhiều so với con số 5 tỷ USD, lần lượt là 133,4 triệu USD năm 2015 và 386,3 triệu USD năm 2014.
“Như vậy, theo số liệu của UNCOMTRADE thì tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa thuộc các chương 25, 26 và 27 có xuất xứ từ Việt Nam vào Trung Quốc chỉ đạt 253,7 triệu USD năm 2015 và 781,2 triệu USD năm 2014. Tổng cục đề nghị, cần phải làm rõ thêm con số chênh lệch 5 tỷ USD trong xuất khẩu khoáng sản”, Tổng cục Hải quan cho biết.
Tổng cục Hải quan cho rằng, việc chênh lệnh số liệu thống kê hàng hóa song phương giữa các nước theo các nguồn số liệu thống kê khác nhau là phổ biến và không thể tránh khỏi.
Nguyên nhân chênh lệch số liệu đã được Tổng cục Hải quan phối hợp cùng Tổng cục Thống kê phân tích và báo cáo giải trình đến lãnh đạo các cấp.
Bên cạnh đó, do buôn lậu, gian lận thương mại từ cả hai phía Việt Nam và Trung Quốc, đặc biệt là ở các mặt hàng là quặng sắt, quặng titan, than đá… ở các tỉnh biên giới.(Vneconomy)
Tập đoàn DAVG (Đức) ngỏ ý quan tâm đầu tư vào ngành bảo hiểm Việt Nam
Theo thông tin từ Bộ Tài chính, ông Udo Corts, Ủy viên Hội đồng quản trị Tập đoàn DVAG (nguyên Bộ trưởng Khoa học và Nghệ thuật bang Hessen), Cộng hòa Liên bang Đức cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu, cũng như tìm hiểu cơ hội đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ.
Thứ trưởng Trần Văn Hiếu tiếp ông Udo Corts - Ủy viên HĐQT Tập đoàn DVAG, nguyên Bộ trưởng Khoa học và Nghệ thuật bang Hessen ngày 10/8
Thứ trưởng thông tin cho đoàn những nét cơ bản về tình hình kinh tế, xã hội thời gian qua cũng như thị trường bảo hiểm của Việt Nam. Lĩnh vực bảo hiểm được Thứ trưởng đánh giá còn tương đối mới mẻ và có nhiều tiềm năng. Liên tục trong nhiều năm, đây là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất của Việt Nam. Trong 7 tháng đầu năm 2016, tổng doanh thu phí bảo hiểm tăng 21,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước tính tăng 28,9%.
Chia sẻ với đoàn công tác Tập đoàn DAVG, Thứ trưởng cho biết tính đến cuối năm 2015 Việt Nam có khoảng 22 triệu người tham gia bảo hiểm sức khỏe, y tế. Trong đó, nhân thọ đạt 6 triệu người, phi nhân thọ 4 triệu người và 12 triệu học sinh tham gia bảo hiểm tai nạn thân thể. Hiện nay tất cả 46 doanh nghiệp bảo hiểm đều cung cấp các sản phẩm bảo hiểm sức khỏe dưới các loại hình bảo hiểm thương tật, tai nạn, ốm đau và chăm sóc sức khỏe.
Trong giai đoạn tới, Việt Nam nỗ lực duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt mức cao và ổn định (trên 15%/năm); tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ luật pháp về hoạt động kinh doanh bảo hiểm; nâng cao tính an toàn hệ thống, hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm; và thực hiện đầy đủ các chuẩn mực, nguyên tắc tiên tiến về quản trị doanh nghiệp; hoàn thành các mục tiêu, giải pháp tái cấu trúc doanh nghiệp bảo hiểm.
Thứ trưởng Trần Văn Hiếu đánh giá cao thiện chí và hoan nghênh các dự án đầu tư của Tập đoàn DVAG vào Việt Nam trong lĩnh vực bảo hiểm, đặc biệt là lĩnh vực bảo hiểm sức khỏe. Thứ trưởng mong muốn Tập đoàn DVAG sẽ tăng cường các dự án đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực bảo hiểm, cũng như trao đổi kinh nghiệm phát triển sản phẩm bảo hiểm sức khỏe, hỗ trợ tư vấn chính sách quản lý giám sát bảo hiểm theo kinh nghiệm và bài học thành công của Chính phủ Đức cho Việt Nam.
Được biết, DVAG là một công ty của Đức được thành lập năm 1975, có trụ sở tại thành phố Frankfurt và hiện đang hoạt động ở Đức, Áo và Thụy Sỹ. Với 3.400 phòng ban và văn phòng chi nhánh và hơn 14.000 chuyên gia tư vấn tài chính, tư vấn đầu tư Đức, DVAG hiện đang phục vụ khoảng 6 triệu khách hàng. Trong năm tài chính 2015, công ty đạt doanh thu của 1,255.7 triệu Euro, tương đương 31.242 tỷ đồn và hơn 183 triệu Euro lợi nhuận, tương đương 4.635 tỷ đồng. Tổng khối lượng các hợp đồng môi giới (tổng danh mục đầu tư) khoảng 185,2 tỷ Euro.
Chính sách tiền tệ, “đánh chuột” và “ngáo ộp” lạm phát
Trước thềm cuộc họp báo này, thị trường chờ đợi nhà điều hành cập nhật các dữ liệu về tình hình tín dụng, huy động vốn và tổng phương tiện thanh toán. Vì vài tháng gần đây, trong các dòng chảy bình luận, nhiều tổ chức và chuyên gia bắt đầu quan ngại về hướng nới lỏng chính sách tiền tệ đối với lạm phát.
Cùng thời điểm, đại án tại Ngân hàng Xây dựng (VNCB) đưa ra xét xử, diễn biến phức tạp và mức độ thiệt hại lớn. Trước đó thị trường cũng từng trải qua các đại án trong ngành ngân hàng như vụ “bầu Kiên”, Huyền Như. Và có thể chưa dừng lại…
“Đánh chuột không vỡ bình”
Bối cảnh trên được TS. Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank), xem là… không có gì mới.
“Từ khi triển khai quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, đến mua lại bắt buộc ba ngân hàng với giá 0 đồng, đến nay lần lượt xử lý các cá nhân, vụ việc như vậy cũng đều nằm trong tổng thể hướng đi tái cơ cấu, củng cố hệ thống, đánh chuột không vỡ bình”, ông Hưởng nhắc lại quan điểm đã từng chia sẻ cuối năm 2015.
Đó là góc nhìn về giá trị “chiếc bình” của niềm tin vào hệ thống ngân hàng không bị đổ vỡ, khi lần lượt các đại án được đưa ra xét xử. Dẫn chứng mà ông Hưởng nhấn mạnh là giá trị của đồng tiền vẫn được củng cố, vốn vẫn chảy mạnh vào ngân hàng.
“Không có phản ứng tiêu cực, hoang mang trước các đại án, kể cả những tin đồn, dòng tiền gửi đang phản ánh niềm tin của người dân vào hệ thống, vào giá trị đồng tiền họ nắm giữ. Năm nay rõ ràng là có khác biệt lớn khi tiền gửi liên tục tăng cao, bền vững, cao hơn tăng trưởng tín dụng, chứ không thấp hơn kéo dài như năm trước. Giá trị VND cũng rất ổn định, ở diễn biến tỷ giá, trong khi thế giới có nhiều bất ổn”, ông Hưởng nói thêm.
Số liệu công bố tại buổi họp báo nói trên của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, đến ngày 29/7/2016 so với cuối 2015, huy động vốn đã tăng 9,94%, cao hơn mức 8,54% của tăng trưởng tín dụng. Đây cũng là xu hướng thể hiện bền vững từ đầu năm đến nay.
Với kết quả trên, dòng tiền gửi vào hệ thống ngân hàng đang đảo ngược diễn biến bất lợi kéo dài trong năm 2015: tăng trưởng huy động vốn luôn thấp hơn tăng trưởng tín dụng. Sự đảo ngược này, một mặt phản ánh niềm tin của người gửi tiền vào hệ thống, mặt khác giúp hệ thống khắc phục được tốt hơn vấn đề rủi ro thanh khoản tiềm ẩn.
Ngoài diễn biến dòng tiền gửi nói chung, niềm tin vào VND cũng khẳng định rõ trong bối cảnh lạm phát thấp và tỷ giá ổn định. Tính đến ngày 29/7/2016, lượng vốn huy động bằng VND đã tăng tới 12,28% so với cuối 2015, trong khi bằng ngoại tệ giảm mạnh 6,25%.
Chi tiết dòng chảy trên cũng phản ánh hiện tượng găm giữ ngoại tệ đã giảm bớt trong dân cư, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thúc đẩy được quá trình chống đôla hóa, và tất nhiên vẫn phải nhắc lại một phần tác động của chính sách áp trần lãi suất huy động 0%/năm đối với tiền gửi USD.
“Ngáo ộp” lạm phát?
Cũng tại cuộc họp báo trên của Ngân hàng Nhà nước, hai con số quan trọng khác được công bố: tính đến 29/7/2016, tín dụng đã tăng 8,54% và đặc biệt là tổng phương tiện thanh toán tăng tới 9,45% so với cuối 2015.
Đó là những mức tăng cao so với cùng kỳ nhiều năm gần đây, mà từ vài tháng trước nhiều tổ chức, chuyên gia đã quan ngại về áp lực nới lỏng tiền tệ đối với lạm phát gia tăng. Thậm chí có dự báo lạm phát năm nay sẽ đánh bật mục tiêu 5% của Chính phủ…
Trước mối quan ngại trên, TS. Trương Văn Phước, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, cho rằng: các dự báo, thậm chí cảnh báo về lạm phát hiện nay là bình thường, cũng như diễn biến của tín dụng và cung tiền đến nay là bình thường.
“Thì có nhiều tổ chức, chuyên gia cùng dự báo, rồi cảnh báo. Nhiều, trăm hoa đua nở. Cũng là bình thường. Thời gian sẽ trả lời”, TS. Phước nói khi trao đổi với VnEconomy.
Ông cho rằng, với nền kinh tế Việt Nam, mức tăng trưởng tín dụng 16-18%, hay tăng trưởng của tổng phương tiện thanh toán 15-17% là bình thường, không nên xem lạm phát là “con ngáo ộp” với những diễn biến hiện nay.
Nhắc lại báo cáo mà Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia vừa công bố, với những tính toán và dự báo, ông Phước dự tính lạm phát năm nay sẽ vẫn chỉ ở khoảng 3,5-4%. Điểm mà ông lưu ý là yếu tố giá dầu, vẫn dập dình từ đầu năm đến nay mà không khẳng định được sự gia tăng đột biến và bền vững để trở thành một trong những tác động đáng lo ngại nhất đối với lạm phát.
“Với tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay, chúng ta cần đưa vốn ra chứ, còn lạm phát năm nay theo tôi không phải là vấn đề quá lo ngại. Tín dụng có tăng cao hơn cùng kỳ những năm trước, nhưng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR) của chúng ta vẫn còn cao, nền kinh tế đang giằng co giữa các tác động từ bên ngoài nữa, trong khi Chính phủ muốn có một tốc độ tăng trưởng kinh tế tốt hơn. Tôi thấy ở đây, trong bối cảnh này, vốn cần được đưa ra”, TS. Trương Văn Phước nói.
Diễn giải cụ thể hơn, chuyên gia này cho rằng kinh tế Việt Nam giống như chiếc xe chất lượng kém hơn các nước phát triển, hệ thống hạ tầng giao thông cũng còn hạn chế, nên mức tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn cũng là dễ hiểu. Theo đó, tín dụng tăng trưởng cao hơn theo yêu cầu cần có lực đẩy mạnh hơn.
Và đặt trong chỉ tiêu chung đề ra từ đầu năm, tín dụng định hướng tăng từ 18-20%, tổng phương tiện thanh toán 16-18%, diễn biến sau 7 tháng đầu năm như trên cũng là bình thường, khớp với mức độ thực hiện chỉ tiêu đã định.(Vneconomy)