Sản lượng dầu thô của Trung Quốc giảm xuống mức thấp 5 năm trong tháng 7
Sản lượng dầu thô của Trung Quốc trong tháng 7 giảm 8,1% so với một năm trước xuống mức thấp nhất kể từ tháng 10/2011 dựa theo số liệu hàng ngày, do giá thấp hạn chế khuyến khích để giữ một số giếng hoạt động tại nhà sản xuất dầu mỏ lớn thứ 4 thế giới.
Sản lượng dầu thô tháng trước là 16,72 triệu tấn trong tháng 7, theo số liệu từ Cục thống kê quốc gia. Dựa theo số liệu hàng ngày, sản lượng trong tháng 7 là khoảng 3,94 triệu tấn mỗi ngày, giảm từ 4,03 triệu thấn mỗi ngày trong tháng 6 và tháng sụt giảm thứ 5 liên tiếp tính theo sản lượng hàng ngày.
Trong 7 tháng đầu năm 2016, sản lượng giảm 5,1% so với cùng kỳ năm trước xuống 118,35 triệu tấn hay khoảng 4,06 triệu thùng mỗi ngày.
Các nhà sản xuất thống trị trong nước PetroChian và Sinopec cả hai dự kiến sản lượng sụt giảm trong năm nay do nhiều giếng của họ bắt đầu hoạt động thua lỗ, đặc biệt trong quý dầu khi giá dầu giảm dưới 40 USD/thùng.
Sinopec cho biết sản lượng trong nước của họ nửa đầu năm 2016 giảm 12,95% xuống 128,38 triệu thùng hay khoảng 705.000 thùng mỗi ngày.
Ngoài ra Trung Quốc cũng đang vật lộn với các giếng dầu cũ mà ngày càng cạn kiệt dầu mỏ và khí đốt.
Đại Khánh, giếng dầu lớn nhất của Trung Quốc sản xuất dầu lần đầu tiên vào năm 1960, sẽ sụt giảm ở mức độ 7,2% trong năm nay, tốc độ lớn nhất trong 10 năm qua, theo công ty tư vấn Energy Aspects.
Sản lượng khí đốt tự nhiên tháng trước giảm 3,3% so với cùng tháng năm trước xuống 10,3 tỷ m3, trong 7 tháng đầu năm nay sản lượng tăng 3,1% lên 79,4 tỷ m3.
Nguyên liệu vào tại các nhà máy lọc dầu Trung Quốc tăng 2,5% trong tháng 7 so với tháng 7/2015 lên 45,32 triệu tấn hay 10,67 triệu thùng/ngày. Số liệu này giảm từ mức hoạt động 10,97 triệu thùng/ngày trong tháng 6.
Lượng dầu thô hoạt động trong 7 tháng đầu năm tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước lên khoảng 10,69 triệu thùng/ngày.(VITIC/Reuters)
Cá rô phi Việt đắt hàng ở Mỹ
Giá trị xuất khẩu cá rô phi của Việt Nam trong sáu tháng đầu năm nay tăng gấp tám lần so với cùng kỳ với gần 14 triệu USD, theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP).
Mỹ là thị trường nhập khẩu cá rô phi lớn nhất của Việt Nam, chiếm 23% tỉ trọng. Thị trường EU cũng tiêu thụ nhiều cá rô phi từ Việt Nam. Hiện nay giá cá rô phi xuất khẩu trung bình đạt 2.900 USD/tấn, tăng 300 USD/tấn so với năm 2015 và tăng hơn 1.000 USD/tấn so với năm 2014.
VASEP nhận định tuy doanh số xuất khẩu còn khiêm tốn nhưng xuất khẩu cá rô phi của Việt Nam trong những năm qua có xu hướng tăng trưởng tích cực, có giai đoạn tăng trưởng 76%-265%. Đáng chú ý thị trường nhập khẩu cá rô phi Việt Nam cũng tăng mạnh, từ tám thị trường năm 2005 đến nay đã lên 68 thị trường.
Vietcombank liên tiếp cảnh báo giao dịch giả mạo
Đã ghi nhận một số trường hợp giao dịch giả mạo ngân hàng điện tử bằng nhiều chiêu thức lừa đảo...
Một dạng giao diện giả mạo dịch vụ ngân hàng trực tuyến của Vietcombank, nhưng khác tên miền và dãy số xác thực không đổi khi nhập sai thông tin hoặc làm mới để chọn dãy số khác.
Qua hệ thống thư điện tử và tin nhắn chủ động, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) khuyến cáo khách hàng phòng tránh rủi ro trong giao dịch và sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến.
Trong thư điện tử cuối tuần qua và đầu tuần này gửi tới khách hàng, Vietcombank cho biết gần đây đã ghi nhận một số trường hợp giao dịch giả mạo ngân hàng điện tử bằng nhiều chiêu thức lừa đảo khác nhau.
Những chiêu thức phổ biến hiện nay là giả mạo cán bộ Vietcombank gọi điện/nhắn tin cho khách hàng thông báo khách hàng có khoản tiền chuyển nhầm đến tài khoản/khoản tiền chuyển cho chính khách hàng, yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin tên đăng nhập, mật khẩu dịch vụ VCB-iB@nking và mã OTP để nhận tiền hoặc nhận khuyến mại/quà tặng/trúng thưởng...
Hoặc đối tượng lừa đảo giả mạo thông báo tài khoản VCB-iB@nking của khách hàng bị xâm nhập trái phép, hoặc sắp hết hiệu lực và yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân để xác nhận lại thông qua đường link độc hại.
Một hình thức khác là giả mạo người thân gửi tin nhắn qua mạng xã hội thông báo có tiền chuyển từ nước ngoài về hoặc cần sự hỗ trợ về tài chính và yêu cầu cung cấp thông tin bảo mật cá nhân để nhận tiền.
Đáng chú ý là hình thức giả mạo màn hình ứng dụng, màn hình đăng nhập dịch vụ VCB-iB@nking bằng cách gửi email từ một địa chỉ email mạo danh Vietcombank tới khách hàng trong đó chứa đường link giả mạo nhằm lừa khách hàng tiết lộ các thông tin bảo mật sử dụng dịch vụ.
Theo Vietcombank, những rủi ro trên hoàn toàn có thể phòng tránh, cùng khuyến cáo khách hàng tuyệt đối không cung cấp bất kỳ thông tin bảo mật dịch vụ như: tên đăng nhập, mật khẩu truy cập, mã xác thực giao dịch OTP, mã kích hoạt Smart OTP, địa chỉ email và thông tin cá nhân cho bất kỳ ai và bất kỳ hình thức nào.
Khách hàng cần chủ động bảo vệ thiết bị cá nhân sử dụng dịch vụ và thay đổi thường xuyên mật khẩu truy cập dịch vụ ngân hàng điện tử và e-mail cá nhân…
Kinh tế Đức mất đà tăng trưởng trong quý 2
Bộ Kinh tế cho biết kinh tế Đức đã mất một số đà tăng trưởng trong quý 2 sau khi diễn biến mạnh trong quý 1 năm nay, với lý do tiêu dùng cá nhân yếu và xây dựng yếu hơn dự kiến.
Bộ Kinh tế bổ sung rằng kinh tế Đức vẫn mạnh bất chấp các nguy cơ bên ngoài tăng lên, phần lớn liên quan tới cuộc bầu cử của Anh chọn rời khỏi EU trong tháng 6.
Bộ cho biết trong báo cáo hàng tháng “do thời tiết ôn hòa, việc xây dựng là cao hơn nhiều so với bình thường trong mùa đông”. “Do đó sự cải thiện trong mùa xuân là yếu hơn đáng kể”.
Kinh tế Đức đã tăng 0,7% trong quý 1, chủ yếu được thúc đẩy bởi chi tiêu của chính phủ tăng và chi tiêu cá nhân ngày càng tăng.
Số liệu sơ bộ tăng trưởng quý 2 được công bố vào hôm nay. Một thăm dò của Reuters cho thấy nền kinh tế lớn nhất châu Âu này tăng 0,2% trong quý 2.
(
Tinkinhte
tổng hợp)