Việt Nam là lựa chọn hàng đầu của DN Mỹ tại ASEAN
Nhu cầu vàng toàn cầu tăng 15% trong quý 2/2016
Tại sao vẫn cần lo lắng về dự trữ ngoại hối của Trung Quốc?
Khối Trung Mỹ và Hàn Quốc tiến gần tới đàm phán FTA chung
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 15-08-2016
- Cập nhật : 15/08/2016
4 kịch bản “lũ quét” Trái phiếu chính phủ Mỹ
Các chiến lược gia toàn cầu tại công ty tài chính UBS đã công bố một báo cáo vào sáng ngày 11/8 và mở màn với câu hỏi: Những rủi ro vĩ mô nào có thể kích hoạt quả bom bán tháo trên thị trường trái phiếu?
Trái phiếu chính phủ đã là chủ đề nóng từ đầu tháng 8 tới nay trong bối cảnh giá của loại tài sản này tăng không điểm dừng, chương trình nới lỏng định lượng được kích hoạt tại Anh và chính phủ Nhật Bản chuyển hướng sang các chính sách tài khóa.
Ngày 10/8, hãng xếp hạng tín dụng Fitch Ratings cho biết tổng giá trị của trái phiếu lãi suất âm trên toàn cầu hiện đã đạt 11.400 tỷ USD. Tuy nhiên, các nhà đầu tư trái phiếu vẫn một lần nữa phải đặt ra câu hỏi rằng liệu lãi suất của kênh đầu tư này có thể xuống thấp hơn nữa không? Hay lãi suất trái phiếu sẽ tăng trở lại cùng lạm phát?
UBS phân tích các dữ liệu lịch sử và sự năng động của thị trường hiện tại đối với trái phiếu chính phủ để chỉ ra rằng nguy cơ lớn nhất đối với thị trường này là lạm phát ở mức thấp hơn muc tiêu 2% và khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất.
UBS cho rằng các nhà hoạch định chính sách đang trở nên cứng rắng hơn và nhấn mạnh vào sự kiện bán tháo trong thời gian ngắn từng diễn ra vào năm 2013.
Ngân hàng của Thụy Sỹ này đã chỉ ra 4 kịch bản có thể đẩy lãi suất cao hơn, gián tiếp kích hoạt việc bán tháo trên thị trường trái phiếu chính phủ
1. Tăng trưởng tốt hơn
2. Lạm phát tăng cao đột biến
3. Tăng lương
4. Sự điều chỉnh của một thị trường trái phiếu đắt giá
Trên thực tế, lạm phát đã tăng thông qua các chiến dịch tranh cử tổng thống của ông Donald Trump và bà Hillary Clinton.
Lương cũng liên tục được các nhà bán lẻ lớn như Target hay Wal-Mart tăng trong thời gian gần đây nhờ kết quả kinh doanh tốt.
Thị trường trái phiếu đắt nhất hiện nay nằm ở khu vực châu Âu và đợt điều chỉnh gần nhất đã diễn ra vào tháng 4/2015.
Mặc dù chỉ ra những trường hợp có thế mang lũ tới “quét” thị trường trái phiếu Mỹ nhưng UBS cũng thừa nhận rằng những viễn cảnh này khó có thể xảy ra.
Thị trường sẽ bị tác động bởi nhiều yếu tố nhưng nền tảng của thị trường toàn cầu sẽ không bị ảnh hưởng. Nhật Bản có thể sẽ có chút biến động nếu Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) quyết định từ bỏ chính sách lãi suất âm. Điều đó sẽ một lần nữa khiến Nhật Bản tăng chìm vào khoảng thời gian không lạm phát và tăng trưởng. Theo UBS, BOJ sẽ không để điều này xảy ra.
Kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra năm 2008, các chính sách của các ngân hàng trung ương đã tập trung vào việc mua trái phiếu với số lượng lớn, qua đó giúp thị trường trái phiếu trực tiếp hưởng lợi. Tuy nhiên, các kế hoạch kinh tế trọng tài khóa hiện nay của các chính phủ được dự báo sẽ dẫn dắt các nhà đầu tư tới với các kênh đầu tư có lợi cho lạm phát như chứng khoán, thay vì các kênh đầu tư an toàn như trái phiếu.
Tuy nhiên, chương trình kích thích kinh tế trị giá 60 tỷ Bảng Anh (tương đương 78 tỷ USD) của Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) đã thất bại bước đầu khi những người nắm giữ trái phiếu từ chối bán tài sản của họ. Điều này đã khiến lãi suất rơi xuống mức thấp hơn và BOE dự kiến sẽ phải bỏ ra nhiều tiền hơn để mua vào trong tương lai.
Giám đốc Bryn Jones của Rathbones tin rằng các ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục giữ nguyên lãi suất và tạo ra vấn đề cho các nhà đầu tư. Trong cuộc phỏng vấn với CNBC, ông Jones cho rằng cuộc chạy đua vì lãi suất đã bắt đầu.
Trong khi một số nhà quan sát thị trường có thể sẽ tiếp tục mua thê, những người khác có thể sẽ hoài nghi về việc lãi suất trái phiếu tiếp tục xuống thấp. Chủ tịch hội đồng đầu tư Stephen Isaacs của Alvine Capital tin rằng trái phiếu hiện nay không có giá trị gì cả.
Theo vị cựu giám đốc trái phiếu của Credit Suisse này, chính sách tiền tệ đang rất vô dụng và lợi suất trái phiếu thời điểm này không những không mang lại giá trị cho các nhà đầu tư mà còn khiến họ gặp rủi ro cao.(NDH)
Cuộc chiến 'ngầm' của những ông chủ sòng bài
Tại Hội nghị Đầu tư thị trường nghỉ dưỡng khách sạn Việt Nam mới được tổ chức tại TP HCM vừa qua, Giáo sư Hà Tôn Vinh cho biết, mới đây ông đã hoàn tất một bản nghiên cứu dày 1.500 trang về hoạt động kinh doanh casino tại Việt Nam. Kết quả của bản nghiên cứu cho thấy, Việt Nam đang là nơi rất hấp dẫn mà nhiều nhà đầu tư casino muốn đến.Ông Hà Tôn Vinh cho biết, có rất nhiều dự án casino đang chờ được phê duyệt cấp phép ở nhiều tỉnh thành, trải dài từ Bắc tới Nam. Thực tế cũng cho thấy, đang có một cuộc đua âm thầm giữa các nhà đầu tư, kinh doanh casino tại Việt Nam.
Gần đây nhất, thông tin về việc một nhóm nhà đầu tư Mỹ bao gồm Steelman Partners, Cantor Fitzgerald và Weidner Resorts đề xuất một dự án bất động sản phức hợp có vốn đầu tư khoảng 4 tỷ USD ở TP HCM đã gây ra nhiều suy đoán rằng, sẽ có một casino được xây dựng tại đây. Những suy đoán trên dựa trên thực tế rằng, hầu hết các nhà đầu tư trong nhóm đề xuất dự án, được giới thiệu bởi doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn, đều đang hoạt động trong lĩnh vực casino. Hơn nữa, quy mô vốn đầu tư khoảng 4 tỷ USD cũng là mức mà từ trước tới nay Chính phủ Việt Nam coi là mức tối thiểu để cấp phép cho một dự án casino.
Nhưng Steelman Partners, Cantor Fitzgerald hay Weidner Resorts chỉ là những cái tên mới nhất. Kể từ năm 2014 đến nay, thời điểm dự thảo của nghị định về kinh doanh casino lần đầu tiên gợi mở việc cho phép người Việt vào chơi trong các sòng bài được cấp phép, đã có nhiều nhà đầu tư xếp hàng xin cấp phép đầu tư casino.
Có thể kể đến những cái tên như Sun Group hay Vingroup, hai tập đoàn kinh tế tư nhân thuộc hàng lớn nhất Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản thương mại và du lịch. Sun Group, vốn nổi danh với những dự án cáp treo – đã xin phép đầu tư vào dự án casino tại Vân Đồn (Quảng Ninh). Do Vân Đồn hiện vẫn đang là một khu vực hẻo lánh và hạ tầng giao thông chưa phát triển, để dự án này có tính khả thi hơn, Sun Group thậm chí chấp nhận sẽ bỏ tiền xây dựng luôn một sân bay tại đây nhằm tạo thuận tiện cho khách đến chơi.
Cùng thời điểm Sun Group đề xuất dự án đầu tư casino tại Vân Đồn, Ủy ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng cũng đã xin phép Chính phủ được cấp phép cho hai dự án casino tại Bà Nà và bán đảo Sơn Trà. Tuy không tiết lộ tên nhà đầu tư của hai dự án casino này, nhưng rất có thể cả hai dự án trên cũng sẽ do Sun Group đầu tư. Vì hiện tại, Sun Group là nhà đầu tư duy nhất trên đỉnh Bà Nà, sở hữu khu du lịch nổi tiếng Bà Nà Hills, còn tại bán đảo Sơn Trà tập đoàn này cũng đang là chủ của khu nghỉ dưỡng InterContinental Danang Sun Peninsula Resort – một trong những khu nghỉ dưỡng cao cấp nhất Việt Nam vào thời điểm này.
Với Vingroup, một nguồn tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tập đoàn này cũng đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc đầu tư vào dự án casino tại Phú Quốc cách đây hai năm. Rất có thể dự án này sẽ sớm đi vào hoạt động, bởi Phú Quốc là địa điểm đầu tiên được chính thức quy hoạch có casino ở Việt Nam.
Ngoài những cái tên như Vingroup hay Sun Group còn có những cái tên khác như Tập đoàn Banyan Tree Holdings của Singapore, chủ đầu tư dự án khu nghỉ dưỡng nổi tiếng Laguna Lăng Cô tại Thừa Thiên Huế. Từ năm 2014, Banyan Tree Holdings đã xin phép xây dựng một casino tại dự án Laguna Lăng Cô. Theo tập đoàn này, casino sẽ giúp tăng sức cạnh tranh của khu nghỉ dưỡng và thu hút nhiều khách du lịch hơn. Đó là còn chưa kể đến Công ty cổ phần Đầu tư và Kinh doanh địa ốc Hưng Thịnh cũng có tham vọng tham gia vào cuộc đua với các đại gia khác, khi đề xuất một dự án casino tại Cam Ranh (Khánh Hòa).
Nếu như tất cả những dự án casino trên đều được cấp phép thì Việt Nam sẽ có ít nhất 13 casino.Bởi hiện tại đã có bảy casino được cấp phép, trong đó sáu casino đã đi vào hoạt động ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Lào Cai, Đà Nẵng và Bà Rịa-Vũng Tàu. Casino duy nhất vẫn chưa đi vào hoạt động và đang trong quá trình xây dựng là dự án Nam Hội An của liên doanh giữa VinaCapital và tập đoàn Chow Tai Fook ở Quảng Nam.
Theo đánh giá của Giáo sư Nguyễn Mại, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và là Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đây thực sự là một cuộc đua âm thầm, nhưng gay gắt giữa các nhà đầu tư. Lý do duy nhất khiến những dự án casino này đang bị “treo” lại là vì chờ nghị định của Chính phủ quy định về hoạt động kinh doanh casino. Theo một nguồn tin từ Bộ Tài chính, dự thảo nghị định mới nhất đã được trình Chính phủ cách đây vài tháng và đang chờ phê duyệt.
Nhưng vì sao nghị định về kinh doanh casino chưa ra đời mà nhiều nhà đầu tư đã sốt sắng xin được cấp phép đầu tư các dự án sòng bài ở Việt Nam? Vào năm 2014, dự thảo đầu tiên của nghị định được Chính phủ trình ra Quốc hội đã đề xuất mở cửa các casino cho người Việt vào chơi. Hầu hết ý kiến đều ủng hộ đề xuất này, chỉ yêu cầu Chính phủ nghiên cứu lại cách thức mở cửa như thế nào cho phù hợp. Nhìn thấy viễn cảnh kinh doanh sáng sủa đang mở ra trước mắt từ đề xuất đó, không nhà đầu tư nào muốn mình là kẻ chậm chân, bởi ai cũng thấy nguồn lợi từ lĩnh vực “đỏ đen” này quá lớn tại Việt Nam.
Theo kết quả của cuộc khảo sát xã hội về ngành vui chơi có thưởng tại Việt Nam do Viện Nghiên cứu phát triển bền vững (VASS) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam công bố cuối năm ngoái, có tới 2/3 số người được hỏi cho biết, họ sẽ vào chơi trong các sòng bài nếu được phép. Số tiền mà đa số người dân sẵn sàng chi trả trong các casino là không quá 3 triệu đồng một lần.
Bên cạnh đó, khảo sát của VASS tại Tây Ninh cũng cho thấy, trung bình mỗi ngày có khoảng 200 lượt người xuất cảnh sang Campuchia để chơi bạc trong các sòng bài, các ngày thứ Bảy hoặc Chủ nhậtlên tới khoảng 700 – 800 lượt người. Doanh thu ngành sòng bài của Campuchia khoảng 250 triệu USD một năm và đa số người chơi là người Việt. Có nghĩa là mỗi năm người Việt Nam mang khoảng 250 triệu USD sang Campuchia đánh bạc.
Đó mới chỉ là tính riêng ở Campuchia. Giáo sư Hà Tôn Vinh nói rằng, cách đây 4-5 năm ông nghiên cứu và thấy rằng, số tiền mà người Việt mang ra nước ngoài đánh bạc là khoảng 800 triệu USD mỗi năm. “Con số đó lâu rồi, bây giờ tôi ước tính phải hơn 1 tỷ USD mỗi năm. Như vậy mỗi năm Nhà nước không thu được gì từ số tiền đó vì nó chảy ra nước ngoài hết”, ông Vinh nói.
Còn nếu tính cả số tiền từ hoạt động cờ bạc hoặc cá cược trái phép ở trong nước, con số sẽ còn lớn hơn nhiều. Ông Nguyễn Đình Chúc, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển bền vững, mới đây cho biết rằng, riêng số tiền cá độ bóng đá ở Việt Nam trong dịp Euro 2016 vừa qua được Bộ Công an thống kê đã lên tới 500 triệu USD.
Như vậy, có thể thấy rằng, nếu mở cửa casino cho người Việt vào chơi, nguồn lợi mà các chủ đầu tư thu được là không nhỏ chút nào. Hơn nữa, do vị trí địa lý gần với Trung Quốc, một trong những thị trường béo bở nhất thế giới của các casino, những ông chủ sòng bài ở Việt Nam cũng sẽ hưởng lợi rất nhiều. Báo cáo tài chính của Donaco International, chủ của Khách sạn Quốc tế Aristo có kèm casino ở Lào Cai cho thấy, chỉ tính riêng tháng Ba và tháng Tư, lượng khách Trung Quốc sang chơi casino tại Aristo xấp xỉ 20.000 người. Có nghĩa là mỗi ngày có hơn 300 người vào chơi.
Nhưng Aristo mới chỉ là casino kết hợp khách sạn ở quy mô nhỏ. Ông Vinh cho rằng, cuộc đua sắp tới sẽ là cuộc đua của những dự án khu nghỉ dưỡng phức hợp, kết hợp giữa khách sạn và casino. Hiện tại, Hồ Tràm Strip ở Bà Rịa – Vũng Tàu là dự án khu nghỉ dưỡng phức hợp duy nhất có casino tại Việt Nam. Asia Coast Development Limited, chủ đầu tư của Hồ Tràm Strip, tới nay đã đổ gần 1 tỷ USD vào dự án này để xây dựng một khách sạn, khu casino, nhà hàng và sân golf.
Ông Michael E Kelly, Chủ tịch cấp cao của Asia Coast Development Limited cho biết, Hồ Tràm Strip đã sẵn sàng để Chính phủ lấy làm nơi thí điểm cho người Việt vào chơi trong casino, tạo bước đệm cho việc mở cửa toàn bộ casino cho người bản địa. Để tạo sức hút hơn nữa cho khu nghỉ dưỡng Hồ Tràm Strip, ông Kelly cho biết, Asia Coast Development Limited cũng đang nghiên cứu đầu tư một sân bay nhỏ gần với khu vực dự án, nhằm tạo điều kiện đi lại tốt hơn cho khách tới nghỉ dưỡng.(DDDN)
Vietsovpetro mang về cho Việt Nam 47 tỷ USD lợi nhuận trong 35 năm
Đức tăng trưởng tốt hơn dự báo, sao vẫn lo?
Xuất khẩu và chi tiêu hộ tiêu dùng tăng là hai yếu tố lớn nhất giúp tăng trưởng GDP của Đức trong quý II/2016 vượt qua mức dự báo 0,2% được Reuters đưa ra trước đó. Nếu so với cùng kỳ năm trước, GDP của nền kinh tế lớn nhất châu Âu đã tăng 1,8%. Tuy nhiên, việc tốc độ tăng trưởng giảm so với quý I/2016 là do các khoản đầu tư vào xây dựng và máy móc thiết bị giảm.
Theo kết quả tạm thời từ cơ quan thống kê Destatis, xuất khẩu tăng trong khi nhập khẩu giảm nhẹ so với quý I/2016. Bên cạnh đó, chi tiêu tiêu dùng của các hộ gia đình và chính phủ đều đã góp phần không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng lớn hơn 0% trong quý II/2016.
Tuy nhiên, Destatis cho rằng tăng trưởng tích lũy tài sản cố định gộp (GCF) giảm tốc là nguyên nhân chính kìm hãm tăng trưởng GDP. Sau quý I/2016 tăng trưởng mạnh mẽ, GCF đã có đợt sụt giảm kỷ lục đặc biệt là trong mảng máy móc thiết bị và xây dựng.
Lý do để sợ hãi?
Nhà kinh tế trưởng Carsten Brzeski của ING-DiBa cho rằng nền kinh tế Đức đã nhìn thấy sự giảm tốc này nhưng hầu như không có ai để tâm. Ông Brzeski tin rằng những số liệu mới nhất có thể sẽ ru các nhà hoạch định chính sách vào “ác mộng” bảo mật.
Bên ngoài, sự giảm tốc lần này chỉ là kết quả của những yếu tố kỹ thuật nhưng xu hướng cơ bản có thể mang tới cho chúng ta những lo ngại.
Nhìn chung, ông Brzeski cho rằng số liệu GDP quý II/2016 tốt hơn dự kiến. Tuy nhiên, trên thực tế, đó có thể là quá tốt với các nhà hoạch định chính sách để họ có thể đưa ra những thay đổi và bắt đầu tác động tới vấn đề đầu tư yếu kém.
Mặc dù nền kinh tế Đức đã thể hiện rất tốt kể từ năm 2009 cho tới nay nhưng dường như sự phục hồi gần đây dường như đang là những bước chạy cuối cùng của Đức trên đường chạy tăng trưởng. Trớ trêu thay, sự tăng trưởng gần đây của Đức tới từ 2 yếu tố không tự nhiên: Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) nới lỏng chính sách tiền tệ và dòng người tị nạn.
Thời gian tới, tăng trưởng của Đức đang phụ thuộc vào các yếu tố nội địa và sẽ chịu nhiều chỉ trích của cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, trong tương lai, yếu tố nội địa đang đe dọa lấy hết tiềm năng tăng trưởng của quốc gia này. Theo ông Brzeski, để nước Đức có thể tăng trưởng bền vững, họ cần vực dậy và thu hút thêm các khoản đầu tư.
Ông Brzeski cho biết mức đầu tư (không tính các khoản đầu tư bất động sản) hầu như đã không tăng trưởng từ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 mặc dù lãi suất đang ở mức rất thấp. Những bất ổn liên tiếp tăng lên từ sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 23/6 về việc đi hay ở của Anh tại Liên minh Châu Âu (EU), sự suy yếu trong cơ cấu của rất nhiều quốc gia khác thuộc khu vực sử dụng đồng Euro và sự giảm tốc tăng trưởng trên toàn cầu đã khiến các khoản đầu tư không có cơ hội để tăng lên. Chính phủ Đức cần tìm cách thúc đẩy tăng trưởng bằng mọi cách, trực tiếp và gián tiếp.(NDH)