AEC, FTA Việt Nam – EU, TPP: Đừng tưởng… “ngon ăn”
Trung ương đánh giá tác động của việc tham gia TPP
Hải quan Hải Phòng: Thu từ “hậu kiểm” 378 tỷ đồng
Cần lường trước rủi ro khi mua bán điện với các nước láng giềng
Iraq kéo dài lệnh cấm nhập gia cầm từ Việt Nam do cúm H5N1
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 11-01-2016
- Cập nhật : 11/01/2016
Tạm giữ một người nước ngoài lừa đổi ngoại tệ giả lấy tiền Việt
Phía Nga dừng đàm phán mua 49% cổ phần nhà máy lọc dầu Dung Quất
Sau một thời gian dài đàm phán, tập đoàn Gazprom Neft (GPN - Nga) đã chính thức có thư đề nghị dừng quá trình đàm phán việc chuyển nhượng 49% cổ phần nhà máy lọc dầu Dung Quất với PVN.
Thông tin từ Tập đoàn Dầu khí VN (PVN) cho biết, như vậy có nghĩa trước mắt, GPN sẽ không mua.
Trước đó, PVN cho biết GPN đã gửi thư kiến nghị gửi các bộ, ngành của VN đề xuất cơ chế ưu đãi, điều kiện để GPN tham gia hợp tác với Nhà máy lọc dầu Dung Quất cũng như tham gia làm dự án mở rộng nhà máy.
Song Bộ Công thương đã gửi thư phúc đáp, khẳng định không thể tiếp tục ưu đãi về thuế nhập khẩu cho Dung Quất sau 2018.
Tuy nhiên, trước chủ trương sẽ cổ phần hóa Nhà máy lọc dầu Dung Quất của VN, tập đoàn GPN đã cho biết sẽ nghiên cứu cơ hội tham gia mua cổ phần của nhà máy trong tương lai.
PVN cho biết, năm 2015, Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã đạt mức lợi nhuận kỷ lục: 5.800 tỉ đồng.
Vietsovpetro mất cân đối tài chính 200 triệu USD
PVN đã đầu tư trải dài với các dự án quy mô từ nhỏ đến trung bình ở nhiều nơi nên chi phí cao so với các đối thủ trong khu vực đầu tư tập trung. Nhiều thành viên PVN gặp khó do giá dầu giảm.
Phát biểu tại lễ tổng kết năm 2015 của Tập đoàn Dầu khí VN (PVN) vào ngày 9-1, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đánh giá cao việc cắt giảm chi phí trên 60.000 tỉ đồng của các thành viên PVN, nhưng yêu cầu PVN tiếp tục cắt giảm chi phí, chú trọng tìm kiếm và trọng dụng người tài để bớt bị “chảy máu” nhân lực, có kế hoạch để nâng chất lượng quản trị doanh nghiệp.
Ngoài ra, ông Hải cũng chỉ đạo PVN đẩy mạnh hoạt động của khâu thăm dò khai thác bởi trữ lượng kỹ thuật về dầu của VN còn lớn, việc thăm dò khai thác là vô cùng quan trọng với quốc gia thiếu năng lượng như VN.
Cũng tại hội nghị, nhiều đơn vị của PVN cho biết đang gặp nhiều khó khăn, như liên doanh Vietsovpetro mất cân đối tài chính 200 triệu USD, Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí gần như không có lãi, các doanh nghiệp dịch vụ dầu khí bị giảm doanh thu, một số giàn và tàu dịch vụ có nguy cơ không có việc làm...
Ông Lê Mạnh Hùng, phó tổng giám đốc PVN, thừa nhận PVN đã đầu tư trải dài với các dự án quy mô từ nhỏ đến trung bình ở nhiều nơi nên chi phí cao so với các đối thủ trong khu vực đầu tư tập trung.
Chẳng hạn, Nhà máy xơ sợi Đình Vũ (Hải Phòng) đặt rất xa thị trường tiêu thụ và nơi cung cấp nguyên liệu nên chi phí vận chuyển ca1qo hơn tới 50 USD/tấn.
Tuy nhiên, theo ông Hùng, ngoài việc cắt giảm chi phí khoảng 60.000 tỉ đồng, PVN cũng đã tối ưu chương trình khai thác, hầu hết các mỏ tập đoàn này đang khai thác đều chỉ có giá thành trung bình 24,4 USD/thùng, giảm trên 12 USD/thùng so với kế hoạch.
VN sẽ thành thị trường tiêu thụ thép nhập?
Hiệp hội Thép VN (VSA) đã bày tỏ lo ngại như vậy trong báo cáo tổng kết ngành thép VN 2015, công bố ngày 9-1.
Theo VSA, trong năm 2015 đã có hơn 1,78 triệu tấn phôi thép được nhập khẩu vào VN, tăng 198% so với năm 2014, mức tăng kỷ lục từ trước đến nay. Ngoài ra, hơn 1,62 triệu tấn thép cuộn - thép cây, gần 1,43 triệu tấn tôn kim loại và sơn phủ màu cũng được nhập vào VN, tăng xấp xỉ 88%.
Cũng trong năm, các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước tiêu thụ được xấp xỉ 17,88 triệu tấn thép các loại, trong đó lượng thép xây dựng khoảng 8,86 triệu tấn, tăng gần 27,7% so với năm 2014.
Theo dự báo của VSA, ngành công nghiệp thép VN sẽ tăng trưởng khoảng 15% trong năm 2016. Tuy nhiên, các chuyên gia trong ngành cũng khuyến cáo rằng việc đối mặt với rất nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại của các nước trong thời gian qua sẽ gây không ít khó khăn cho ngành thép năm nay.
Ngành thép nhập siêu kỷ lục hơn 7 tỉ USD
Lượng thép nhập khẩu tăng vọt thời gian qua (chủ yếu từ thị trường Trung Quốc) đã gây áp lực rất lớn đến năng lực sản xuất thép trong nước, đặc biệt với thép xây dựng.
Ngày 9-1, Hiệp hội thép VN (VSA) cho biết ước đã có 18,75 triệu tấn thép thành phẩm và bán thành phẩm được nhập khẩu vào VN trong năm 2015, tăng 3,55 triệu tấn so năm 2014 (tương ứng 23,42%), với tổng kim ngạch nhập khẩu hơn 9 tỉ USD.
Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu của ngành thép trong năm 2015 ước đạt dưới 2 tỉ USD đã đưa nhập siêu của ngành thép đạt hơn 7 tỉ USD, mức tăng cao nhất trong ba năm gần đây.
Việc thép nhập khẩu tăng vọt trong thời gian qua, trong đó chủ yếu từ thị trường Trung Quốc với nhiều “khúc mắc” trong khâu khai thuế, đã gây áp lực rất lớn đến năng lực sản xuất thép trong nước, đặc biệt đối với thép xây dựng.
Cụ thể, đã có hơn 1,62 triệu tấn thép cuộn và thép cây được nhập khẩu trong năm 2015, trong khi sản xuất trong nước của loại thép này chỉ đạt 1,13 triệu tấn.
VSA cũng ghi nhận năm 2015, ngành thép VN đã đối mặt với 18 vụ kiện liên quan đến lĩnh vực phòng vệ thương mại, trong đó có đến 12 vụ kiện khởi xướng chống bán phá giá từ nhiều quốc gia trong và ngoài khu vực.