tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 08-08-2018

  • Cập nhật : 08/08/2018

Cựu Thủ tướng Malaysia Najib Razak sẽ bị buộc tội rửa tiền

Cơ quan chống tham nhũng Malaysia ngày 7/8 cho biết cựu Thủ tướng Najib Razak sẽ bị buộc tội rửa tiền do dính líu đến một vụ bê bối nhiều tỷ USD của Quỹ Đầu tư nhà nước 1Malaysia (1MDB).

Ông Najib, 65 tuổi, và gia đình đã bị điều tra bổ sung từ tháng Năm vừa qua, sau khi cựu Thủ tướng Mahathir Mohamad trở lại nắm quyền sau cuộc bầu cử vừa qua.

Ông Mahathir đã mở lại cuộc điều tra Quỹ 1MDB và cấm ông Najib và vợ là bà Rosmah Mansor ra nước ngoài.

Ngày 7/8, ông Najib đã bị Ủy ban chống tham nhũng Malaysia (MACC) triệu tập và đã bị thẩm vấn trong 45 phút.

Trong một tuyên bố sau cuộc thẩm vấn, MACC cho biết ông Najib sẽ bị buộc tội theo luật chống rửa tiền.

Tuyên bố nêu rõ "các cáo buộc sẽ liên quan đến vụ SRC International," một công ty con của Quỹ 1MDB.

Đầu tháng Bảy vừa qua, ông Najib đã bị bắt giữ tại nhà riêng ở Kuala Lumpur và bị Tòa thượng thẩm Kuala Lumpur ngày 4/7 buộc tội với ba tội danh về lạm dụng tín nhiệm và một tội danh về lạm dụng quyền lực liên quan đến số tiền chuyển khoản trị giá 42 triệu ringgit (hơn 10 triệu USD) từ SRC International vào tài khoản cá nhân của ông.

Ông khẳng định mình vô tội và hiện đang được tại ngoại sau khi nộp tiền bảo lãnh.

1MDB là quỹ đầu tư do cựu Thủ tướng Najib Razak sáng lập năm 2009 nhằm phát triển kinh tế - xã hội thông qua quan hệ đối tác toàn cầu và đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Tuy nhiên, quỹ này là trung tâm của vụ bê bối thất thoát 3,7 tỷ USD, được cho là tiền tham nhũng và chuyển ra nước ngoài để rửa tiền, dẫn đến một loạt cuộc điều tra ở một số nước như Mỹ, Thụy Sĩ, Singapore, Malaysia, Trung Quốc.(Vietnam+)
-------------------------

"Quy chế phong toả" sẽ giúp các công ty châu Âu tránh lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran

Theo Ủy ban điều hành của EU, "quy chế phong tỏa" có hiệu lực vào 4 giờ GMT ngày 7/8 sẽ ngăn các công ty châu Âu tuân thủ theo các biện pháp trừng phạt của Mỹ với Iran.

Ngày 7/8, quan chức của nước Anh phụ trách các vấn đề Trung Đông và Bắc Phi Alistair Burt nói rằng các công ty châu Âu có thể được bảo vệ khỏi những biện pháp trừng phạt mới của Mỹ đối với Iran, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi một thỏa thuận quốc tế nhằm kiềm chế khả năng phát triển vũ khí hạt nhân của Tehran. 

Phát biểu trên đài BBC, ông Alistair Burt nhấn mạnh nếu một công ty lo sợ một thực thể thực thi hành động pháp lý chống lại họ do các biện pháp trừng phạt của Mỹ thì công ty đó có thể được bảo vệ trong khuôn khổ luật pháp của Liên minh châu Âu (EU).

Theo ông, việc các công ty có tiếp tục hoạt động tại Iran hay không là quyết định thương mại của họ. 

Trong bối cảnh Washington khôi phục các biện pháp trừng phạt Iran ngày 7/8, một bộ luật mới của EU nhằm bảo vệ các công ty châu Âu cũng sẽ có hiệu lực để cố gắng giảm bớt điều mà giới chức EU cho là phạm vi bất hợp pháp ngoài biên giới Mỹ.

Trước đó ngày 6/8, EU đã tuyên bố khối này sẵn sàng đưa ra các biện pháp mới để bảo vệ doanh nghiệp châu Âu trước những ảnh hưởng do lệnh cấm vận được Mỹ tái áp đặt chống Iran. 

Ủy ban điều hành của EU cho biết "quy chế phong tỏa" sẽ có hiệu lực vào từ 4 giờ GMT ngày 7/8. Cơ chế này sẽ ngăn các công ty châu Âu tuân thủ theo các biện pháp trừng phạt của Mỹ, trừ khi được sự cho phép của Ủy ban châu Âu.

Chính phủ các nước thành viên EU cũng được quyền sử dụng các biện pháp đáp trả "hiệu quả, cân xứng và mang tính răn đe" trong trường hợp doanh nghiệp của họ bị thiệt hại. Quy chế cũng ngăn chặn ảnh hưởng của các hành động pháp lý từ phía Mỹ và giúp các công ty châu Âu có thể khắc phục những thiệt hại do lệnh trừng phạt gây ra. 

Châu Âu đưa ra các biện pháp trong nỗ lực cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran, còn gọi là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA), sau khi nước Mỹ rút khỏi thỏa thuận.

EU khẳng định JCPOA có vai trò quan trọng đối với an ninh toàn cầu và đang cố tìm cách duy trì các đường tiếp cận về tài chính cũng như kinh tế cho Teheran. (TTXVN)
-------------------------

Dự trữ ngoại hối Trung Quốc tăng 5,82 tỷ USD trong tháng 7

Trái ngược với dự đoán giảm 12,1 tỷ USD của các chuyên gia, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã tăng thêm 5,82 tỷ USD trong tháng 7, có thể do định giá lại trái phiếu quốc tế đang nắm giữ.

Theo thông tin từ Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC), dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã bất ngờ tăng 5,82 tỷ USD trong tháng 7 lên 3.118 tỷ USD. Con số trên cao hơn nhiều so với mức tăng 1,51 tỷ USD tháng trước đó. Đồng thời, dự trữ ngoại hối tháng 7 cũng đi ngược lại dự đoán giảm 12,1 tỷ USD của các chuyên gia kinh tế theo kết quả thăm dò của hãng tin Reuters.

Trong khi đó, giá trị dự trữ vàng của Trung Quốc giảm còn 72.324 tỷ USD từ mức 74.071 tỷ USD cuối tháng 6.

Theo ông Julian Evans-Pritchard, chuyên gia phân tích từ Capital Economics, việc dự trữ ngoại hối tăng không hoàn toàn có nghĩa PBOC mua thêm ngoại tệ (đẩy giá trị của đồng nhân dân tệ giảm). Nhiều khả năng, sự gia tăng đơn giản phản ánh sự thay đổi về mặt định giá do các trái phiếu quốc tế nắm giữ tăng giá.

Theo tuyên bố của Cơ quan Quản lý Ngoại hối Quốc gia (SAFE), biến động của các tài sản tài chính và thay đổi giá trị các đồng tiền ngoài USD dẫn đến sự gia tăng nhỏ trong dự trữ ngoại hối của Trung Quốc.

Riêng tháng 7, chỉ số DXY đo sức mạnh đồng bạc xanh với các đồng tiền chính khác giảm 0,2%. Trong khi đó, đồng nhân dân tệ đã giảm 6,3% so với đồng USD kể từ ngày 14/6, do căng thẳng thương mại với Mỹ leo thang. Điều này cũng đã dấy lên lo ngại về dòng vốn. Năm 2017,Trung Quốc cũng đã phải áp dụng các biện pháp kiểm soát vốn chặt chẽ hơn khi có lượng vốn cháy ra đáng kể khỏi quốc gia này.

Những thay đổi trong nắm giữ ngoại tệ của Trung Quốc được theo dõi chặt chẽ bởi các nhà đầu tư. Cuối tuần trước, PBOC đã thay đổi quy định khiến cho chi phí để bán khống đồng nhân dân tệ tăng lên (20% với các hợp đồng ngoại hối kỳ hạn). Bằng việc có động thái không khuyến khích vị thế bán, đây là lần đầu tiên trong những tháng gần đây PBOC đã có hành động nhằm ổn định đồng nhân dân tệ. PBOC cũng cho biết sẽ có biện pháp giữ cho thị trường ngoại hối ổn định. (NDH)
----------------------

Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh 15-04-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh 15-04-2016

    Sản phẩm vàng cần có một thị trường riêng?
    Xuất khẩu tăng đột ngột, Trung Quốc nâng tỷ giá đồng nhân dân tệ mạnh nhất từ đầu năm
    Giá dầu đảo chiều giảm sau số liệu nguồn cung mâu thuẫn
    Huy động thêm 7.467 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ
    Đồng USD “leo dốc” so với một loạt đồng tiền chủ chốt

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 14-04-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 14-04-2016

    IMF: Myanmar sẽ là nền kinh tế sẽ tăng trưởng mạnh nhất thế giới trong năm 2016
    Phố Wall tiếp tục thăng hoa nhờ Trung Quốc và cổ phiếu ngân hàng
    Vào TPP coi chừng "bội thực"!
    Thế giới đang "bội thực" thép Trung Quốc
    Giáng chức 357 quan chức Trung Quốc trong bê bối vaccine

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 14-04-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 14-04-2016

    WB, AIIB có chương trình cho vay vốn chung đầu tiên
    Xuất khẩu của Trung Quốc phục hồi trở lại trong tháng 3
    Nên đặt văn phòng đại diện ở đâu tại châu Á?
    Trung Quốc ồ ạt thâu tóm doanh nghiệp Thụy Sĩ
    Việt Nam-EU đạt thỏa thuận về xuất khẩu gỗ

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 14-04-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 14-04-2016

    Số liệu GDP của Trung Quốc “đáng ngờ” như thế nào?
    IMF lại hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu
    Cuộc chiến mới giữa Uber và Lyft
    Thương hiệu Viettel được định giá gần 1 tỷ USD
    Trung Quốc đổ hàng chục tỷ USD vào Mỹ

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 14-04-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 14-04-2016

    Mark Zuckerberg vạch kế hoạch 10 năm cho Facebook
    Facebook, Google và Amazon phải công khai thuế tại EU
    Trung Quốc hạ giá 0,22% tỷ giá tham chiếu nhân dân tệ qua 3 phiên
    Học từ WTO, hệ thống ngân hàng nên cẩn trọng trong TPP
    Lộ diện những “cỗ máy kiếm tiền” thầm lặng trong cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 2015

  • Tin kinh tế đọc nhanh 14-04-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh 14-04-2016

    VEPR: Lãi suất 0%, hàng tỷ USD đang được tuồn ra nước ngoài
    Thương mại toàn cầu có nhiều thay đổi
    Chọn chiến lược tăng trưởng mạo hiểm
    Giá nhà ở tiếp tục tăng 5 -7%
    Ra mắt Tổng công ty Dệt may miền Bắc

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 13-04-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 13-04-2016

    Israel tăng thuế với các ông lớn thương mại điện tử
    Goldman Sachs nộp phạt 5 tỷ USD
    Nielsen: Doanh thu cửa hàng tạp hóa đạt 10 tỷ USD
    Còn hơn 2.200 tỷ lợi nhuận, Techcombank vẫn không trả cổ tức
    Dự án 2 tỷ USD ôm trọn sông Sài Gòn

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 13-04-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 13-04-2016

    Các tập đoàn Trung Quốc đổ xô vay nợ để đi thâu tóm
    Chuông báo động đang vang lên ở một trong những quốc gia hùng mạnh nhất OPEC
    Ôtô TMT đề xuất thưởng CEO gần 19 tỷ đồng
    Quốc Cường Gia Lai mua trung tâm thương mại của bầu Đức
    Trung Quốc có thể tăng trưởng chậm nhất 7 năm

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 13-04-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 13-04-2016

    Kiều hối - “miếng bánh hấp dẫn” mà ngân hàng Việt đang muốn giành lại từ các tổ chức quốc tế
    Anh kêu gọi Trung Quốc giảm sản lượng thép
    BIDV và BSC là chủ nợ lớn nhất của Hoàng Anh Gia Lai
    Bảo Minh muốn thoái toàn bộ vốn khỏi Vinamilk
    Khách sạn Kim Liên: Ôm đất vàng, lỗ triệu đô

  • Tin kinh tế đọc nhanh 13-04-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh 13-04-2016

    Alibaba chi 1 tỷ USD mua Lazada
    TS Nguyễn Đình Cung: Bán thật mạnh, tư nhân hóa những DN Nhà nước không hiệu quả
    Nhà xuất khẩu thiệt kép
    K+ lo lỗ nặng nếu không có bản quyền Ngoại hạng Anh
    Standard Chartered bắt đầu bán 4,4 tỷ USD tài sản tại châu Á