tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 06-08-2018

  • Cập nhật : 06/08/2018

Vượt mặt Trung Quốc, hàng điện gia dụng Thái Lan ồ ạt đổ vào Việt Nam

Vượt qua Trung Quốc, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc…, Thái Lan đứng số 1 với 594,25 triệu USD, chiếm 53,4% tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng điện gia dụng của cả nước trong 6 tháng đầu năm.

thi truong hang dien tu gia dung dien ra cuoc canh tranh quyet liet giua hang thai lan, trung quoc, malaisia... anh: internet

Thị trường hàng điện tử gia dụng diễn ra cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa hàng Thái Lan, Trung Quốc, Malaisia... Ảnh: Internet

Theo Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương), tính chung 6 tháng đầu năm 2018, kim ngạch nhập khẩu của nhóm hàng điện gia dụng và linh kiện của cả nước đạt 1,11 tỷ USD, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2017. Việt Nam nhập khẩu hàng điện gia dụng và linh kiện chủ yếu từ các thị trường Thái Lan, Trung Quốc và Malaysia.

Đáng chú ý, thị trường Thái Lan đứng số 1 với 594,25 triệu USD, chiếm 53,4% tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước.

Nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc đạt 257,6 triệu USD, chiếm 23,1%; từ Malaysia đạt 150,73 triệu USD, chiếm 13,5% trong tổng kim ngạch.

Nhập khẩu hàng điện gia dụng và linh kiện từ Italia và Hàn Quốc cũng tăng nhẹ so với cùng kỳ: từ Italia tăng 7,6%, đạt 5,08 triệu USD; nhập từ Hàn Quốc tăng 2,3%, đạt 30,52 triệu USD.

Tuy nhiên, hàng điện gia dụng nhập khẩu từ Đài Loan (Trung Quốc) và Nhật Bản trong 6 tháng đầu năm lại giảm mạnh so với cùng kỳ. Từ thị trường Đài Loan đạt 9,77 triệu USD, giảm tới 40,7%,; nhập khẩu từ Nhật Bản đạt 7,95 triệu USD, giảm 20,1%.(ICT News)
-----------------------

Indonesia nắm bắt cơ hội từ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung

Bộ Thương mại Indonesia đang tranh thủ cơ hội từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung Quốc nhằm thúc đẩy xuất khẩu, trao đổi ngoại tệ và thay thế các sản phẩm nhập khẩu bằng các sản phẩm trong nước.

Bộ trưởng Thương mại Enggartiasto Lukita. Ảnh: The President Post

Theo Bộ trưởng Thương mại Enggartiasto Lukita, Indonesia có thể lấp đầy khoảng trống của các sản phẩm Trung Quốc hoặc Mỹ bằng các sản phẩm được sản xuất từ ngành công nghiệp trong nước và tăng cường xuất khẩu sản phẩm sang Trung Quốc. 

Chiến tranh thương mại sẽ khiến cho hàng hóa của Mỹ và Trung Quốc bị hạn chế vào thị trường của nhau và Indonesia có thể nắm bắt cơ hội này để lấp đầy các thị trường, cả ở Mỹ và Trung Quốc. 

Ngoài ra, Indonesia cũng hướng tới việc vừa đảm bảo thị trường xuất khẩu truyền thống vừa mở thêm các thị trường xuất khẩu phi truyền thống. Các điểm đến cho các thị trường phi truyền thống của Indonesia bao gồm các nước châu Phi, Mỹ Latinh, Trung Đông, Á-Âu. 

Việc tăng cường xuất khẩu cũng đi kèm với chủ trương từng bước giảm khối lượng nhập khẩu thông qua việc xác định sự khác biệt giữa hàng nhập khẩu chiến lược và phi chiến lược.

Bộ trưởng Enggartiasto Lukita cho biết, việc nhập khẩu hàng tiêu dùng thông qua Bộ Thương mại sẽ được kiểm soát chặt chẽ hơn. 

Một trong những mặt hàng xuất khẩu mà Indonesia đang đặc biệt chú trọng thúc đẩy là máy bay. Tính đến năm 2017, nhà sản xuất máy bay quốc gia Dirgantara của Indonesia đã sản xuất được 431 máy bay.

Các loại được đặt hàng nhiều nhất là 110 NC212i, 122 NBO105 Helicopters. Hiện nước này cũng đang phát triển sản xuất máy bay loại nhỏ CN-235 với sức chứa 40 hành khách. (TTXVN)
------------------------

Dự án nghìn tỷ USD của Trung Quốc đi vào bế tắc

Có thể bạn không chú ý nhưng chính sách ngoại giao kinh tế của Trung Quốc trong thời gian vừa qua không hề tốt. Sáng kiến "Một vành đai, Một con đường" hiện đang phải đối mặt những rào cản ngày càng lớn, và thậm chí đã bị ngưng trệ.

Dấu hiệu rõ ràng nhất của tình trạng này là sự kiện Malaysia tạm dừng các dự án trị giá 22 tỉ USD của Trung Quốc, bao gồm cả hệ thống đường sắt gây tranh cãi dọc bờ biển phía đông của đất nước. Đây dường như là một quyết định không thể thiếu sau cuộc bầu cử tháng năm vừa rồi. Một trong những nội dung chủ chốt trong chiến dịch tranh cử thành công để hạ gục Najib Razak của Thủ tướng Mahathir Mohamad là cáo buộc mối quan hệ thân cận giữa Najib và Trung Quốc đã kéo theo tình trạng tham nhũng và những quyết định tồi tệ.

Trung Quốc "vấp ngã" tại Malaysia chính là những gì những người theo chủ nghĩa hoài nghi đã cảnh báo. Những dự án thường bị trì hoãn và vượt quá chi phí tại các quốc gia ít trung lập. Không chỉ vậy, tình trạng nợ, thâm hụt và dân nhập cư Trung Quốc tăng sẽ gây xung đột chính trị. Ngoài ra, khi một bên huỷ bỏ những dự án này, căng thẳng song phương và đơn phương chắc chắn sẽ xảy ra.

Malaysia là ví dụ điển hình nhất. Về phía bắc, trong một cuộc phỏng vấn với Nikkei trong tuần này, Bộ trưởng Kế hoạch và Tài chính của Myanmar Soe Win cho biết chính phủ Myanmar có thể sẽ yêu cầu giảm diện tích cảng tàu trên Vịnh Bengal. Với Trung Quốc, cảng này vô cùng quan trọng; đây sẽ là con đường ngắn nhất để vận chuyển dầu từ Ấn Độ Dương tới Trung Quốc, tránh các trạm kiểm soát chiến lược trên Eo biển Malacca.

Tại Sri Lanka, sự quá khích trong tài chính Trung Quốc đã đem đến cho quốc gia này một khoản nợ khổng lồ. Tiền thuế quốc gia chỉ đủ để trả tiền lãi, khoảng 11 tỉ USD mỗi năm, cho khoản nợ này. Do đó, chính phủ mới tại Sri Lanka buộc phải trao quyền kiểm soát cảng Hambantota cho Trung Quốc.

Tại Pakistan, Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Pakistan vốn đã được thành lập nhằm chống lại sự phụ thuộc vào phương tây. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách tại đây đang suy nghĩ lại. Nhập khẩu máy móc đắt tiền từ Trung Quốc sẽ khiến thâm hụt tài khoản vãng lai tăng vọt. Dự trữ của ngân hàng trung ương Pakistan chỉ đủ để nhập khẩu máy móc trong vài tháng, chưa kể tới khoản vay Trung Quốc gần 4 tỉ USD vào năm ngoái.

Các quan chức Pakistan đã khuyến cáo Trung Quốc nên tiếp tục cho họ vay tiền hoặc họ sẽ hợp tác cùng IMF; điều này đồng nghĩa với việc họ sẽ phải tiết lộ toàn bộ những điều khoản Trung Quốc đã chấp thuận để xây dựng CPEC. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ sớm nhận ra bài học mà nước Mỹ từng rút ra nhiều năm trước: Pakistan là quốc gia duy nhất trên thế giới đàm phán với một khẩu súng chĩa vào đầu mình.

Khi Vành đai, Con đường được công bố lần đầu tiên, sáng kiến giống như một món quà từ thiên đường đối với nhiều chính phủ đang mong muốn kiếm tiền nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng mà người dân của họ mong muốn. Tuy nhiên, trên thực tế, các khoản đầu tư của Trung Quốc đi kèm những điều kiện nguy hiểm: lãi suất cao hơn, đảm bảo nhập khẩu từ các công ty Trung Quốc và nhập khẩu nhân công. Bên cạnh đó, chính Trung Quốc cũng chưa thực sự sẵn sàng cho những rào cản trong các khoản đầu tư cho các quốc gia với nền chính trị lộn xộn.

Liệu có thể cứu vớt sáng kiến này? Trung Quốc cần giải quyết tình trạng thặng dư vốn. Tuy nhiên, nếu mong muốn đầu tư bền vững, Trung Quốc sẽ phải hành xử cẩn trọng hơn tại các quốc gia đối tác. Không chỉ vậy, Trung Quốc cần hợp tác với vốn địa phương và tôn trọng nền chính trị của các đối tác dù có bất đồng quan điểm. Hay nói các khác, Trung Quốc cần học theo cách hành xử của khu vực tư nhân, và rõ ràng điều này không hề dễ dàng.(CafeF)
---------------------

Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh 08-02-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh 08-02-2016

    Kim ngạch xuất khẩu vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt 1,1 tỷ USD
    Chính phủ chỉ đạo chủ động dự báo diễn biến giá dầu
    Indonesia rà soát cuối kỳ về thuế chống bán phá giá thép cán nguội Việt Nam
    Morgan Stanley: Đừng mong giá dầu lên 70 USD trước năm 2018
    Việt Nam ký kết TPP mở ra cơ hội cho ngành nuôi cá tra

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối  07-02-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 07-02-2016

    Những trăn trở của vị "tư lệnh" ngành thanh tra
    AEC là một cơ hội
    Bộ Công Thương: Không “bỏ ngỏ” bất kỳ thị trường nào
    BVSC: Việt Nam tiếp tục hút vốn ngoại nhờ AEC và TPP
    Ấn Độ thẩm tra tại chỗ vụ chống bán phá giá gỗ tấm Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 07-02-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 07-02-2016

    Sập mỏ vàng ở Nam Phi, hơn 100 người bị chôn vùi
    Ngân hàng Quân đội mở room cho khối ngoại lên 20%
    Mỹ dỡ bỏ lệnh trừng phạt các ngân hàng nhà nước Zimbabwe
    Ngân hàng AIIB chính thức bổ nhiệm nhóm lãnh đạo cấp cao
    Sản phẩm thiếu sức cạnh tranh, công nghiệp sao đạt tăng trưởng 10%?

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 07-02-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 07-02-2016

    Tân Hiệp Phát bị đe dọa tung 1.000 chai nước có ruồi ra thị trường
    Tăng cường quản lý mặt hàng vôi, đá vôi xuất khẩu
    Đầu năm 2016, UBCKNN phạt kỷ lục 2 tỷ đồng vi phạm trên thị trường chứng khoán
    Nhà nước nắm 51% vốn điều lệ TCty Lâm nghiệp Việt Nam - CTy cổ phần
    NHNN mua USD trở lại cho dự trữ ngoại hối

  • Tin kinh tế đọc nhanh 07-02-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh 07-02-2016

    Tỉ phú Warren Buffett tăng đầu tư ngành dầu khí giữa lúc dầu giá rẻ
    Ấn Độ thẩm tra tại chỗ doanh nghiệp sản xuất gỗ MDF của VN
    Chỉ 0,1% sản lượng dầu toàn cầu giảm khi giá thấp
    Những nhà đầu tư số 0
    275 mã tăng điểm trong phiên giao dịch cuối cùng năm Ất Mùi

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 06-02-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 06-02-2016

    Bộ Công Thương: Siết quản lý nhập khẩu ô tô là để bảo vệ người tiêu dùng
    Gia nhập TPP, canh cánh nỗi lo cạnh tranh
    Lào sẽ tăng cường xuất khẩu điện sang Việt Nam trong vài tháng tới
    Báo động ngành chăn nuôi
    Với TPP, trái cây Việt Nam sẵn sàng chinh phục thị trường khó tính

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 06-02-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 06-02-2016

    Doanh nghiệp được vay 70% vốn đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ
    Wilmar International mở ra triển vọng hợp tác với CTCP Đường Biên Hòa
    Vinamilk đạt hơn 40 nghìn tỷ doanh thu năm 2015, lãi tăng trưởng 28% so với cùng kỳ
    Dự án vận tải hành khách bằng xe buýt được hỗ trợ lãi suất
    Phát hành 14.000 tỷ đồng tín phiếu trong nửa đầu tháng 2

  • Tin kinh tế đọc nhanh 06-02-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh 06-02-2016

    Goldman Sachs: Fed sẽ tăng lãi suất 3 lần trong năm nay
    Xuất khẩu cá tra sang Anh tăng gần 14%
    Dùng 13 tài khoản thao túng giá cổ phiếu NHP từ khi chào sàn, ông Trịnh Công Sơn bị phạt 550 triệu đồng
    Tháng Một: Thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước thu về 1.517 tỷ đồng
    Mua sắm Chính phủ: Hết thời của riêng doanh nghiệp Việt

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 05-02-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 05-02-2016

    Hiệp định TPP có hiệu lực từ năm 2018
    Quỹ tín dụng nhân dân Thọ Lộc bị kiểm soát đặc biệt
    Doanh nghiệp Trung Quốc tích cực M&A ở nước ngoài
    Sắp có thương vụ thâu tóm lớn nhất từ doanh nghiệp Trung Quốc
    Nga vượt Ả Rập Xê Út trở thành nước cung dầu lớn nhất cho Trung Quốc

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 05-02-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 05-02-2016

    Forbes ca ngợi Việt Nam là câu chuyện kinh tế thành công của Châu Á
    Ấn Độ điều tra chống bán phá giá sợi xuất khẩu Việt Nam
    Người Việt chi hơn 1 tỷ USD mua ô tô Trung Quốc
    Vinamilk chi gần 5 tỷ đồng quảng cáo mỗi ngày
    Những toa xe muốn bán cho Việt Nam là 'đồ bỏ' tại Trung Quốc