tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 04-03-2016

  • Cập nhật : 04/03/2016

'Kền kền' Mỹ kiếm lời 800% trên nợ Argentina

ti phu paul singer - anh: afp

Tỉ phú Paul Singer - Ảnh: AFP

Argentina vừa chấm dứt 15 ròng rã chật vật với nợ hồi cuối tháng 2 khi đồng ý chi trả tổng cộng 4,65 tỉ USD. Một quỹ đầu tư Mỹ kiếm được khoảng 950 triệu USD từ động thái này.
Theo CNN, Argentina và bốn quỹ đầu tư khác vừa kết thúc cuộc chiến nợ nần kéo dài 15 năm hôm 28.2, khi nền kinh tế lớn thứ nhì Nam Mỹ đồng ý trả tổng cộng 4,65 tỉ USD. Khi thông tin ban đầu lắng xuống, chi tiết về số tiền mà mỗi quỹ đầu tư thu về hiện được quan tâm.
Quỹ đầu tư Bracebridge Capital ở thành phố Boston, bang Massachusetts (Mỹ) sẽ có 950 triệu USD từ khoản tiền gốc ban đầu là 120 triệu USD, kiếm lời 800%.
Tỉ phú Paul Singer và quỹ đầu tư NML Capital sẽ nhận về 2,28 tỉ USD cả gốc lẫn lãi. Đây là con số cực lớn, lời đến 370% nếu xét tới khoản tiền ban đầu mà NML bỏ ra là 617 triệu USD. Các con số trên có nguồn từ những điều khoản trong thỏa thuận và hồ sơ tòa án được Thứ trưởng Tài chính Argentina Santiago Bausili đệ trình.
tong thong argentina cristina fernandez de kirchner - anh: reuters

Tổng thống Argentina Cristina Fernandez de Kirchner - Ảnh: Reuters

Bloomberg cho hay đất nước Nam Mỹ đồng ý thanh toán 75% số tiền mà các quỹ đầu tư đưa ra. Giải quyết tranh chấp nợ cũng là một chiến thắng lớn dành cho Argentina vì nước này giờ đây có thể quay lại thị trường vốn nước ngoài sau khi bị đứng ngoài vì vỡ nợ 95 tỉ USD hồi năm 2001. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc phát triển kinh tế của Argentina.
Song các cuộc đàm phán đã diễn ra khó khăn và kiểu kiếm lời cao ngất kể trên khiến dân Mỹ Latinh bất bình với các quỹ đầu tư. Chiến lược của những chú “kền kền” đầu tư này khá đơn giản: chờ đợi một đất nước đang phát triển vỡ nợ, nhảy vào và mua nợ của họ với giá rất rẻ, sau đó đi kiện quốc gia đó để đòi trả nợ đầy đủ.
“Trong khi giờ đây Argentina đã có thể quay lại thị trường vốn quốc tế, vụ giải quyết vừa rồi cho thấy một mô hình kinh doanh ăn thịt và bóc lột”, Giám đốc điều hành Eric LeCompte của hãng Jubilee USA chuyên vận động hành lang để cải cách tài chính các nước đang phát triển nói.
Tỉ phú Singer và Argentina đã tranh chấp về nợ trong 15 năm. Năm 2010, Argentina đã giải quyết vấn đề nợ với 92% chủ nợ nhưng tỉ phú này cùng các quỹ đầu tư khác chiếm 8% chủ nợ còn lại kiện tiếp. Thẩm phán New York Thomas Griesa đã đồng ý với họ, cho rằng Argentina không thể trả nợ cho bất kỳ chủ nợ nào cho đến khi nước này trả nợ cho tỉ phú Singer.
Trận chiến nợ cuối cùng kết thúc hôm 28.2 song Quốc hội Argentina vẫn còn phải phê duyệt thỏa thuận trước ngày 14.4. NML Capital không bình luận gì về vụ việc trên.

Kinh tế Nga suy thoái nhưng đây là điều khiến ông Putin mỉm cười mãn nguyện

kinh te nga suy thoai nhung day la dieu khien ong putin mim cuoi man nguyen

Kinh tế Nga suy thoái nhưng đây là điều khiến ông Putin mỉm cười mãn nguyện

Đang chìm sâu trong cuộc suy thoái kinh tế dài nhất trong 2 thập kỷ, gần đây nước Nga không nhận được nhiều tin tức tốt đẹp về nền kinh tế. Tuy nhiên, có một chỉ số khiến Tổng thống Putin mỉm cười: dự trữ ngoại hối.

Tính đến ngày 19/2, NHTW Nga nắm trong tay 379 tỷ USD ngoại tệ và vàng, tăng 29 tỷ Usd so với mức đáy được thiết lập hồi tháng 4 năm ngoái. Trong số các thị trường mới nổi Nga là nước duy nhất có dự trữ ngoại hối tăng.

Trong khi Trung Quốc và Saudi Arabia đã phải bỏ ra hàng chục tỷ USD để hỗ trợ đồng nội tệ, NHTW Nga vẫn “án binh bất động”. Kể từ khi mất không 67 tỷ USD và thất bại trong việc ổn định lại đồng rublevào cuối năm 2014, Nga đã không bỏ ra một xu nào. Thậm chí mùa xuân năm ngoái nước này còn mua vào ngoại tệ.

Tháng trước, khi đồng ruble lập đáy mới, Phó Thống đốc thứ nhất của NHTW Nga Dmitry Tulin đã nói rằng sẽ không bao giờ có đủ lượng dự trữ ngoại hối để có thể ổn định đồng ruble.

Quan điểm này phản ánh sự thay đổi khôn ngoan của ông Putin. 1 năm trước, Tổng thống Nga đã quyết định từ bỏ nỗ lực bảo vệ đồng ruble khi mà giá dầu lao dốc và các lệnh cấm vận của Mỹ cùng EU khiến Nga bị cô lập với thị trường tài chính phương Tây. Tỷ giá từng là ưu tiên hàng đầu về kinh tế của Nga, nhưng nước này ngay lập tức hi sinh tỷ giá để đối mặt với giá dầu. “Sẽ không có chuyện “đốt cháy” dự trữ ngoại hối”, ông Putin nói vào tháng 12/2014.

Ông Putin coi vàng và các đồng tiền mạnh là tấm áo giáp tốt nhất bảo vệ sự độc lập về tài chính. Kể từ khi lên nắm quyền năm 2000, Putin đã vun đắp kho dự trữ ngoại hối từ 13 tỷ USD lên hàng trăm tỷ USD như ngày nay, đồng thời trả hết nợ và biến Nga thành một trong những nền kinh tế lớn có tỷ lệ nợ thấp nhất.

Alexei Kudrin – cựu Bộ trưởng Tài chính Nga và hiện vẫn thường xuyên cố vấn chính sách kinh tế cho ông Putin – cho rằng Tổng thống nhận thức được sức mạnh của dự trữ ngoại hối trong giai đoạn 2008-2009, khi vàng đô đã giúp ông chống chọi với khủng hoảng mà không bị thiệt hại đáng kể.

Đầu tuần này, ông Putin cũng đã từ chối thẳng thừng lời kêu gọi sử dụng các quỹ của NHTW để hồi sinh nền kinh tế. “Vàng và ngoại tệ dự trữ được tích trữ để làm những việc khác, không phải để tài trợ cho những rắc rối nhất thời của nền kinh tế”, ông nói.

Dẫu vậy, áp lực đè nặng lên đồng ruble đang ngày càng lớn dần lên. Kể từ đầu năm ngoái, đồng tiền này đã mất 25% giá trị so với USD. Những ngày đầu năm nay, khi giá dầu liên tục lập đáy mới, có lúc ruble đều đặn giảm 5% mỗi ngày.

Các quan chức của NHTW Nga phải theo dõi sát sao biến động hàng ngày của thị trường để nhận định liệu người dân có mất niềm tin vào đồng nội tệ hay không. Cho đến nay Nga vẫn đang tránh được kịch bản hoảng loạn mà các cuộc phá giá tương tự thường đem lại.

Bên cạnh đó, đà giảm giá của ruble đang khiến lạm phát tăng mạnh và những nỗ lực kiềm chế giá cả trong những năm vừa qua của NHTW Nga đang trở thành công cốc. Chỉ số giá tiêu dùng tăng 12,9% trong năm ngoái, mạnh nhất kể từ 2008.

Mặc dù nội tệ yếu giúp các công ty Nga cạnh tranh ở cả trong và ngoài nước, tỷ giá biến động quá mạnh gây nên nhiều khó khăn cho doanh nghiệp khi họ không thể dự đoán tỷ giá trong 6 tháng tới.

Nga cất tiền trong 2 quỹ tài sản tại NHTW. Nhiều quan chức đã cảnh báo các quỹ này sẽ cạn kiệt vào năm 2018 nếu như giá dầu không hồi phục hoặc Chính phủ Nga tìm ra được cách bù đắp thâm hụt như bán tài sản hay tăng vay nợ.

Trong khi đó NHTW Nga đang tìm mọi cách để tăng dự trữ và đặt mục tiêu vươn tới con số 500 tỷ USD – cao gấp đôi so với mức mà các chuyên gia phân tích cho là cần thiết. Nếu mục tiêu được hoàn thành, Nga có dự trữ gần bằng mức kỷ lục được lập hồi tháng 7/2008. Với mức tổng 598 tỷ USD, Nga sẽ là nước có dự trữ ngoại hối lớn thứ 3 thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Nhật Bản.

Tuy nhiên đạt được mục tiêu cũng đồng nghĩa với sẽ có nhiều hơn những rắc rối đối với đồng ruble.


Ả Rập Xê Út cố giành khách mua dầu lớn nhất của Iran

a rap xe ut co gianh khach mua dau lon nhat cua iran

Ả Rập Xê Út cố giành khách mua dầu lớn nhất của Iran

Các lô dầu mỏ chuyển từ Ả Rập Xê Út đến Trung Quốc tăng 36% trong tháng 2 đến mức cao nhất trong vòng ba năm qua. Từ tháng 1 đến nay, Trung Quốc tăng nhập khẩu dầu Ả Rập Xê Út 75%.
Trung Quốc là khách hàng số một của Iran, quốc gia từ lâu đã có căng thẳng với Ả Rập Xê Út. Doanh thu bán dầu của Ả RẬp Xê Út vẫn đang nóng lên dù nước này vừa kêu gọi các nhà sản xuất toàn cầu đóng băng sản lượng ở mức tháng 1.
Iran gọi thỏa thuận đóng băng hạn ngạch của Ả Rập Xê Út là một trò đùa. Thực tế, Iran đang làm điều ngược lại với các kế hoạch tăng sản xuất sau khi được dỡ bỏ lệnh trừng phạt quốc tế.
Giới phân tích cho rằng những lô hàng từ Ả Rập Xê Út đến Trung Quốc là về chuyện chính trị nhiều hơn kinh tế. Ả Rập Xê Út không mấy bận tâm trong việc giúp đỡ Iran trở về thị trường dầu mỏ.
Doanh thu từ dầu thô sắp tới sẽ củng cố vị thế của Iran đi lên như một cường quốc. Khoản tiền này cũng sẽ cung cấp cho Iran dòng chảy tài chính có thể dùng để chống lại cuộc chiến với Ả Rập Xê Út ở Syria, Yemen và những nơi khác.
“Đó là nỗ lực rộng hơn của Ả Rập Xê Út nhằm ngăn chặn ảnh hưởng từ sự hồi sinh của Iran”, chuyên gia phân tích năng lượng Vincent Piazza tại Bloomberg Intelligence nhận định.
Công ty dầu khí quốc doanh Ả Rập Xê Út Saudi Aramco từng cảnh báo rằng họ sẽ không giảm sản lượng “để tạo không gian cho các nhà sản xuất khác” ở Diễn đàn Kinh tế Thế giới tổ chức tại Davos hồi tháng 1. Trong lúc Ả Rập Xê Út tiếp tục bơm nhiều dầu cho khách hàng lớn nhất của Iran, hiện chưa có dấu hiệu nào cho thấy Iran thành công trong việc đẩy mạnh sản xuất.
Châu Á là thị trường quan trọng cho cả hai nhà sản xuất. Trung Quốc là khách hàng lớn thứ ba của Ả Rập Xê Út, sau Mỹ và Nhật Bản, theo số liệu từ ClipperData. Iran là nhà cung cấp dầu lớn thứ sáu của Đại lục, sau Ả Rập Xê Út, Nga, Angola, Iraq và Oman. Dầu thô từ Ả Rập Xê Út chảy vào các nhà máy lọc dầu nằm dưới sự kiểm soát của hãng năng lượng nhà nước Trung Quốc Sinopec.
CNN cho hay việc theo dõi lượng dầu hai nhà sản xuất bơm đến Trung Quốc trong những tháng tới sẽ khá thú vị. Liệu mức tăng trong tháng 2 chỉ là một điểm sáng hay là nỗ lực thực sự của Ả Rập Xê Út nhằm kiềm chế Iran?
Dù câu trả lời ra sao, câu chuyện trên vẫn gợi nhớ về cảnh chia rẽ hiện tại trong nội bộ Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và nhắc đến khó khăn của việc thực thi thỏa thuận đóng băng sản lượng.

Gia đình Samsung giàu có nhất Hàn Quốc

du tai san bi anh huong trong tinh canh chung cua the gioi, nhung vi the cua gia toc ho lee van vung chac o han quoc. anh: business insider

Dù tài sản bị ảnh hưởng trong tình cảnh chung của thế giới, nhưng vị thế của gia tộc họ Lee vẫn vững chắc ở Hàn Quốc. Ảnh: Business Insider

Cả 5 người của gia đình họ Lee đều có tên trong danh sách các tỷ phú thế giới của Forbes 2016, với tổng tài sản hơn 20 tỷ USD.

Tạp chí Forbes hôm 2/3 đăng tải danh sách những người giàu nhất thế giới năm 2016. Theo đó, ông chủ đế chế Samsung, Lee Kun-Hee tiếp tục trở thành người giàu nhất Hàn Quốc với tài sản cá nhân khoảng 9,7 tỷ USD.

So với năm 2015, tài sản của ông chủ Samsung giảm đi đáng kể, khoảng gần 2 tỷ USD, nhưng trong tình cảnh chung của thế giới, vị thế của ông tại Hàn Quốc vẫn không hề bị lay chuyển. Năm nay 73 tuổi, vị tỷ phú này vẫn phải đấu tranh với chính các anh chị ruột của mình trong cuộc chiến tài sản thừa kế đã kéo dài hàng chục năm qua.

Không những thế, trong công cuộc chuyển giao quyền thừa kế cho thế hệ tiếp theo, tỷ phú này cũng đối mặt với việc phải nộp một số thuế cực lớn theo quy định của Hàn Quốc, lên tới 5-6 tỷ USD.

Vợ ông, nữ tỷ phú Hong Ra-Hee có tổng tài sản cá nhân khoảng 1,06 tỷ USD. Giữ chức vụ Giám đốc bảo tàng Leeum Samsung, là con gái ông Hong Jin-Ki, Chủ tịch JoongAng Daily - tạp chí có số lượng ấn phẩm lớn nhất Hàn Quốc - nhưng tài sản của bà chủ yếu đến từ phần cổ phiếu trong công ty của chồng.

3 người con của chủ tịch Samsung lần lượt giữ các vị trí thứ 3, thứ 13 và thứ 18 trong danh sách tỷ phú giàu nhất Hàn Quốc. Người con trai độc nhất và cũng là cái tên thừa kế sáng giá nhất của Samsung, là tỷ phú 47 tuổi Jay Y. Lee có 6 tỷ USD.

Cô con gái lớn Lee Boo-Jin- người được mệnh danh là "Lee Kun-Hee nhỏ" - sở hữu 1,9 tỷ USD, là nữ doanh nhân giàu nhất Hàn Quốc. Trong khi đó, con gái út Lee Seo-Hyun nắm trong tay tài sản riêng 1,7 tỷ USD. Nữ tỷ phú này và chị gái hiện là đồng chủ tịch tại Cheil Industries.

Ngoài gia đình riêng 5 người của ông chủ Samsung, dòng họ Lee còn có một thành viên khác cũng góp mặt trong danh sách tỷ phú thế giớiForbes. Đó là Lee Myung-Hee, em gái ruột của ông Lee Kun-Hee. Người phụ nữ 72 tuổi này hiện là Chủ tịch của Shinsegae Group - một công ty vốn trực thuộc Samsung, trước khi tách riêngvào năm 1991. Công ty này chuyên kinh doanh bất động sản, hàng hiệu, thương mại trực tuyến và chăm sóc sức khỏe.


Ả rập Xê-út: 'Gã nhà giàu hư hỏng' bị nhấn chìm bởi dầu mỏ

a rap xe-ut: 'ga nha giau hu hong' bi nhan chim boi dau mo

Ả rập Xê-út: 'Gã nhà giàu hư hỏng' bị nhấn chìm bởi dầu mỏ

Vương quốc vốn có thói quen tiêu sài hoang phí, nay đã biết nghĩ đến hai từ: Tiết kiệm.

Không có gì quá nếu gọi tiền là chất keo giúp Ả rập Xê-út đứng vững. Để duy trì lòng trung thành của công dân và phần tử cực đoan chống đối, các nhà làm luật đã hào phóng đưa ra nhiều khoản phúc lợi hấp dẫn và những công việc nhà nước nhàn hạ.

Trong giai đoạn bất ổn, chẳng hạn như Arab Spring – làn sóng biểu tình ở Ả rập Xê-út bắt đầu từ năm 2010, công nhân được tăng lương và thưởng. Lần “vung tay” gần đây nhất là lễ đăng quang của quốc vương Salman tháng Hai năm ngoái, tốn kém gấp nhiều lần chi tiêu chính phủ của nhiều quốc gia khác trong một năm.

Những khoản phung phí này cộng thêm chiến tranh ở Yemen, Syria, tiền viện trợ cho Ai Cập và các nước khác làm chi tiêu công tăng chóng mặt. Có thể nói, “ông hoàng dầu mỏ” Ả rập Xê-út đã quá quen chi mạnh tay.

Tuy nhiên, năm 2014, nước này chủ trương giữ giá dầu ở mức thấp bằng cách tăng sản lượng, nhằm hạ bệ các đối thủ cạnh tranh và tăng thị phần. Khi giá dầu rơi mạnh, doanh thu chính phủ Ả rập với 90% đến từ dầu mỏ, cũng giảm đáng kể. Hậu quả là thâm hụt ngân sách vượt 20% GDP năm 2015.

Hiện nước này bắt đầu có những dấu hiệu cắt giảm chi tiêu. Tháng Bảy năm ngoái, Ả rập vay 15 tỷ USD từ người dân qua trái phiếu địa phương. Đây là lần đầu tiên Ả rập phát hành trái phiếu kể từ năm 2007.

Bộ trưởng tài chính Ibrahim al-Assaf cho biết, ngoài việc tăng vay nợ, chính phủ cũng đang cắt giảm những chi phí không cần thiết.

Theo nguồn tin rò rỉ, ngày 28/9 năm ngoái, quốc vương Salman đã chỉ đạo các bộ ngưng dự án mới, chấm dứt mua xe, đồ nội thất và các trang thiết bị. Một thông tin khác cho biết, bộ tài chính sẽ dừng các khoản chi vào giữa tháng 11, sớm hơn bình thường 6 tuần.

Chính phủ vẫn chưa khẳng định tính xác thực của thông tin trên, nhưng nhiều nhà phân tích cho rằng các thông tin này phản ánh sự lo ngại của hoàng gia Ả rập.

Chi tiêu chính phủ Ả rập đã tăng 4 lần kể từ năm 2003, đẩy mức giá hòa vốn của dầu thô (mức giá mà chính phủ có thể cân đối sổ sách) lên hơn 100 USD một thùng. Với mức giá hiện dưới 50 USD một thùng, các chuyên gia dự đoán Ả rập sẽ còn thâm hụt ngân sách rất lớn.

Simon Williams, giám đốc bộ phận Quản lý tài sản của ngân hàng HSBC cho biết: “Mức thâm hụt lớn đến mức không thể vờ coi là chuyện bình thường được”.

Tài sản dư dả phần nào giúp Ả rập chống đỡ lại cú sốc tài chính này. Năm 2014, Ả rập đã “đốt” 80 tỷ USD dự trữ ngoại hối nhưng vẫn còn hơn 650 tỷ nữa. Nợ công của nước này chiếm khoảng 100% GDP năm 1999, nhưng hiện chỉ chiếm 2%.

Chuyên gia kinh tế Jason Tuvey đến từ công ty Capital Economics nhận định: “Ả rập có nguồn dự trữ khổng lồ để trụ vững trong hoàn cảnh này”.

Các nhà phân tích cho rằng Ả rập sẽ không đánh thuế cá nhân, dù Hội đồng hợp tác vùng Vịnh đang tính tới việc áp dụng thuế giá trị gia tăng. Họ cũng nghĩ nước này sẽ không giảm trợ cấp nhiên liệu như các quốc gia vùng Vịnh khác hay cắt giảm lương nhân viên chính phủ.

Thời kỳ khủng hoảng dầu mỏ những năm 1980, Ả rập Xê-út cắt bớt chi tiêu vốn trong khi gần như giữ nguyên các khoản viện trợ. Dù IMF khuyên ngược lại, nghĩa là duy trì đầu tư vốn và giảm viện trợ, nhưng có vẻ Ả rập sẽ lại làm theo quyết định của mình.

Nhiều ý kiến cho rằng Ả rập đang xem xét các kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng mới và có thể hoãn hoặc giảm quy mô một số dự án. Hiện nước này đã cắt bớt kế hoạch xây 11 sân bóng mới. Cuối năm nay, việc chính phủ Ả rập có thực sự trở nên “tiết kiệm” hay không sẽ sáng tỏ.

Điều chỉnh lại nền kinh tế không phải chuyện đơn giản. Chính phủ không còn tạo ra đủ việc làm công cho người lao động, do đó, họ bị chuyển sang khu vực tư nhân nhiều hơn. Nhưng nỗ lực “Ả rập hóa” này, chẳng hạn đặt chỉ tiêu số nhân công Ả rập trong các công ty, chưa có tiến triển đáng kể.

Ở khu vực tư nhân, thường yêu cầu cao hơn và mức lương thấp hơn khu vực nhà nước, lao động nước ngoài vẫn chiếm đa số. Sau đợt xử lý công nhân nước ngoài bất hợp pháp năm 2013, người Ả rập không mấy mặn mà với nhiều vị trí không yêu cầu chuyên môn còn đang bỏ trống. Trong khi đó, các công ty lại phàn nàn có quá ít lao động trình độ cao do trường học chỉ chú trọng dạy tôn giáo.

Hơn 40 năm qua, chính phủ Ả rập nỗ lực tăng tỷ trọng khu vực tư nhân và đa dạng hóa nền kinh tế. Nhưng trong khi khu vực khác ngoài dầu tăng trưởng, ông Tuvey nhận định, “Đa dạng hóa vẫn có phần viển vông”.

Phần lớn sự tăng trưởng đến từ những ngành công nghiệp phụ thuộc dầu, chẳng hạn như hóa dầu, phụ thuộc vào nguồn năng lượng rẻ hoặc được hỗ trợ bởi chi tiêu chính phủ cho xăng dầu.

Dầu vẫn chiếm tỷ trọng khổng lồ trong thu nhập từ xuất khẩu của Ả rập và đóng góp gần một nửa GDP nước này. Hậu quả từ giá dầu giảm sẽ ngày càng rõ rệt nếu chính phủ Ả rập không đưa ra những điều chỉnh thích hợp.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 05-03-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 05-03-2016

    Việt Nam 10 năm liên tiếp đứng đầu thế giới về xuất khẩu nhân điều
    Thay vì 80 thị trường, cá tra năm nay chỉ đủ phục vụ xuất khẩu 3 thị trường chính
    Ngành nhựa: 80% nguyên liệu phải nhập khẩu
    Malaysia áp thuế chống bán phá giá với thép Việt Nam
    Tại sao các ông lớn dầu mỏ lại tích trữ tiền?

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 05-03-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 05-03-2016

    Đây là lý do khiến USD sẽ tăng giá trong những tháng tới
    “Doanh nghiệp có vốn nhà nước nên rút về sân sau”
    Đằng sau cuộc chạy đua lãi suất
    Nhu cầu vốn ngắn hạn giảm
    Nhiều ngành nghề kinh doanh được hưởng lợi từ giá dầu giảm

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 05-03-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 05-03-2016

    Quỹ phòng hộ châu Á: "Đừng mua chứng khoán Trung Quốc, hãy mua của Việt Nam"
    Tập đoàn Gazprom của Nga nhận khoản vay hơn 2 tỷ USD của Trung Quốc
    Giá bất động sản sẽ tăng nếu ngân hàng nhà nước siết tín dụng
    Doanh nghiệp địa ốc lo lắng “vỡ trận” trước dự thảo siết van tín dụng
    Vingroup xây dựng siêu dự án phức hợp gần 80ha tại Hải Phòng

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 05-03-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 05-03-2016

    TPP: Thị phần dệt may Việt Nam tại Mỹ tiếp tục tăng
    Nga "đa dạng hóa nền kinh tế" đối phó khủng hoảng tài chính
    Thị trường thiết bị y tế Việt Nam sẽ bùng nổ gấp 3 lần chỉ sau 2 năm nữa!
    Tập đoàn Mỹ muốn tham gia mở rộng sân bay Chu Lai
    IMF vừa khuyên các quốc gia dầu mỏ từ bỏ việc trợ giá nhiên liệu cho người dân

  • Tin kinh tế đọc nhanh 05-03-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh 05-03-2016

    Bội chi ngân sách 25 nghìn tỷ đồng sau 2 tháng
    Bí thư Thăng: “Không thể để thị trường bán lẻ rơi vào tay người nước ngoài”
    Kinh tế 2016: Thách thức nhiều hơn cơ hội
    Siết van tín dụng cho bất động sản: Nhiều ý kiến trái chiều
    Các đồng tiền châu Á có tuần tăng tốt nhất từ tháng 10/2015

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 04-03-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 04-03-2016

    Cộng đồng kinh tế ASEAN đẩy mạnh Cơ chế một cửa
    Tập đoàn Nga đầu tư 2,5 triệu USD xây nhà máy chế biến xoài ở Đồng Tháp
    Mỹ sản xuất dầu nhiều nhất trong 43 năm
    HSBC dự báo tỷ giá lên 23.000 đồng/USD
    Câu chuyện 20 năm của Người Toyota

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 04-03-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 04-03-2016

    Nguyễn Kim, Trần Anh rất dễ bị thâu tóm bởi chính các cổ đông chiến lược của mình
    Nhà băng vừa ngấm ngầm vừa công khai đua tăng vọt lãi suất
    Các ngân hàng đang đổ tiền vào BĐS nhiều hơn những gì họ công bố
    Tỷ giá trung tâm giảm "nhỏ giọt", ngân hàng rục rịch tăng giá USD
    Dính vận đen từ Trung Quốc, GDP của Macau bốc hơi 20%

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 04-03-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 04-03-2016

    Giá dầu giảm sâu, kinh tế VN mình ra sao?
    Đánh giá lại, bội chi năm 2015 lên tới 6,1%
    Không còn thời gian để doanh nghiệp mía đường Việt Nam chần chừ!
    Tỷ phú Druckenmiller: Kinh tế Mỹ chưa thể thoát tình trạng tăng trưởng chậm
    TPP: Từ kỳ vọng đến bài toán “lột xác”

  • Tin kinh tế đọc nhanh 04-03-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh 04-03-2016

    Thương mại toàn cầu 2016: Đối mặt với những quan ngại
    Tập đoàn Pháp là nhà đầu tư chiến lược duy nhất của siêu doanh nghiệp cảng hàng không
    Đầu tư gần 50 tỷ đồng lắp đèn năng lượng mặt trời trên 9 km quốc lộ
    SHB và HDBank trở thành đối tác tài trợ thương mại của ADB
    Quy trình thủ tục biên phòng điện tử tại các cảng biển: Thế nào?

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 03-03-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 03-03-2016

    Giới đầu tư không còn quan tâm về kinh tế Trung Quốc
    Petrolimex công bố lợi nhuận vượt 37 lần, nhà nước phải kiểm soát độc quyền?
    Hải quan thu 2.160 tỷ đồng từ “hậu kiểm”
    Các hãng dầu khí Nga đồng ý đóng băng sản lượng
    Trung Quốc sa thải 6 triệu công nhân viên nhà nước