Giới siêu giàu Việt Nam sẽ tăng nhanh nhất thế giới
Vàng bị xuất lậu qua biên giới với quy mô nhỏ
Nợ doanh nghiệp tăng mạnh đe dọa kinh tế Trung Quốc
15.000 tài xế Việt chạy Uber
Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng 6,5-6,7%
Tin kinh tế đọc nhanh 05-03-2016
- Cập nhật : 05/03/2016
Bội chi ngân sách 25 nghìn tỷ đồng sau 2 tháng
Thu từ dầu thô tiếp tục sụt giảm, lũy kế 2 tháng thu ngân sách gần bằng 16% dự toán năm.
Bộ Tài chính vừa cho biết tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN) thực hiện trong tháng 2 ước đạt 66,3 nghìn tỷ đồng.
Luỹ kế thu 2 tháng đầu năm đạt 160,1 nghìn tỷ đồng, bằng 15,8% dự toán, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, thu nội địa đạt gần 140 nghìn tỷ đồng, bằng 17,8% dự toán, tăng 12,8% so với cùng kỳ.
Thu từ dầu thô tiếp tục sụt giảm với 5,77 nghìn tỷ đồng sau 2 tháng, bằng 10,6% dự toán và bằng 43,1% cùng kỳ. Hoạt động xuất nhập khẩu đóng góp 31,2 nghìn tỷ đồng, bằng 11,6% dự toán, giảm 17,6% so với cùng kỳ.
Ở chiều ngược lại, tổng chi NSNN tháng 2 ước đạt 81,73 nghìn tỷ đồng. Luỹ kế chi 2 tháng đầu năm ước đạt 185,59 nghìn tỷ đồng, bằng 14,6% dự toán, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm 2015.
Trong đó, khoản chi đầu tư phát triển đạt 31,6 nghìn tỷ đồng, bằng 12,4% dự toán, tăng 5,8%. Chi trả nợ và viện trợ đạt 28,85 nghìn tỷ đồng, bằng 18,6% dự toán, tăng 4,7%. Chi phát triển các sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính đạt 125,1 nghìn tỷ đồng, bằng 15,2% dự toán, tăng 5,1% so cùng kỳ.
Như vậy, bội chi NSNN 2 tháng đầu năm ước đạt 25,47 nghìn tỷ đồng, bằng 10% dự toán năm.
Bí thư Thăng: “Không thể để thị trường bán lẻ rơi vào tay người nước ngoài”
Đây là yêu cầu được Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Đinh La Thăng đưa ra tại buổi làm việc với Tổng công ty thương mại Sài Gòn (Satra), chiều ngày 3/3.
Bí thư Đinh La Thăng lưu ý, cùng với các doanh nghiệp trong nước khác, Satra phải giữ được thị trường bán lẻ. “Chúng ta phải giữ thị trường bán lẻ, đây là định hướng. Không thể để thị trường bán lẻ rơi vào người nước ngoài quản lý”, ông Đinh La Thăng nhấn mạnh và cho rằng đây là nhiệm vụ trọng tâm.
Trước tình hình nhiều đơn vị bán lẻ trên cả nước và tại TPHCM đang được nhiều tập đoàn nước ngoài mua lại, Bí thư Thăng nhấn mạnh: “Người nước ngoài chỉ tham gia cùng với chúng ta thôi. Nhưng các doanh nghiệp trong nước phải giữ quyền chi phối trong thị trường bán lẻ.
"Nếu thị trường bán lẻ rơi vào người nước ngoài thì liệu sản xuất trong nước có phát triển được không? Hay khi đó thị trường chuyển theo hướng khác, tiêu thụ sản phẩm nước ngoài? – Bí thư đặt câu hỏi và cảnh báo: “Khi đó thị trường trong nước sẽ rất khó khăn, sản xuất khó khăn. Cho nên nếu chúng ta không chủ động thì chúng ta sẽ thua ngay trên sân nhà”.
Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND TP Lê Văn Khoa cho biết, hiện nay Satra có 2/181 siêu thị và 1/39 trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố; có 85 cửa hàng bán lẻ, chiếm 10% số cửa hàng tại thành phố. Ông Khoa cũng thừa nhận rằng: “Tuy là cố gắng lắm nhưng như vậy còn nhỏ bé quá”.
Trước thực tế trên, Bí thư Đinh La Thăng yêu cầu Satra phải đặt mục tiêu tăng trưởng gấp 10 lần so với hiện nay. Ông nói, “Mục đích ban đầu khi thành phố thành lập tổng công ty này là để tham gia bình ổn thị trường. Hiện giờ còn nhỏ bé như thế thì rất khó. Phải có mục tiêu mang tính khát vọng như vậy. Hoàn toàn chúng ta có thể làm được”.
Tại buổi làm việc, Bí thư Thành ủy đề nghị Satra cùng các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn thành phố nhanh chóng cổ phần hóa, tiếp tục hạ phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, lộ trình cần nhanh hơn. “Tôi tin khi cổ phần hóa thì hoạt động sẽ công khai minh bạch hơn, trôi chảy hơn”, Bí thư Thăng nói.
Kinh tế 2016: Thách thức nhiều hơn cơ hội
Theo các chuyên gia và doanh nghiệp, thời gian qua những nỗ lực của Chính phủ trong ổn định kinh tế vĩ mô, cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh... đã tạo động lực mạnh mẽ cho các địa phương và cộng đồng doanh nghiệp trong hoạt động thu hút đầu tư và mở rộng sản xuất, kinh doanh. Những “xung lực” tạo nên từ kết quả khả quan của các chỉ số kinh tế đã đạt được trong năm 2015 cũng như các cơ hội từ hội nhập đang hứa hẹn sẽ tạo ra các làn sóng mới trong hoạt động đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường trong nước và nước ngoài.
Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan về kinh tế 2016, các diễn giả cho rằng, so với cơ hội, thách thức trong năm 2016 là rất lớn do dư địa chính sách tiền tệ, tài khóa, thương mại, đầu tư ngày càng hạn hẹp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải khai thác các yếu tố lợi thế khác về nhân lực, công nghệ, địa chính trị, vị trí địa lí để phát triển.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũngcảnh báo tác động mạnh và đang đến rất nhanh của biến đổi khí hậu, thiên tai, hạn hán đối vớisản xuất nông nghiệp và người dân ĐBSCL và miền Trung... Cũng như các thách thức liên quan đến biến động giá dầu và nền kinh tế Trung Quốc.
Đi sâu vào phân tích các cơ hội và thách thức của năm 2016, các diễn giả đề xuất nhiều giải pháp, chính sách liên quan đến hoạt động hỗ trợ cải thiện năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp; hành động để tăng cơ hội vượt qua thách thức trong hội nhập; điều hành các công cụ tiền tệ, tài khóa, tỉ giá, lãi suất, nợ xấu. Đặc biệt nhấn mạnh đến việc Nhà nước tiếp tục củng cố lòng tin của cộng đồngdoanh nghiệpthông qua việc cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư một cách thực chất.../.
Siết van tín dụng cho bất động sản: Nhiều ý kiến trái chiều
Thông tư 36 của Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn là 60% và xếp bất động sản vào nhóm tài sản có hệ số rủi ro 150%. Sau khi Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1/2/2015, dòng tiền từ ngân hàng đổ vào thị trường bất động sản rất nhiều, nhờ đó nhiều dự án bất động sản đã được khởi động, thậm chí hồi sinh, nhiều người được vay tiền để mua nhà.
Sau khoảng 1 năm, Ngân hàng Nhà nước đang dự định sửa đổi để giảm trần sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung hạn, dài hạn từ 60% xuống còn 40% và nâng hệ số rủi ro của các khoản phải đòi về bất động sản từ 150% lên 250%.
Nhiều ý kiến cho rằng, không nên “phanh gấp” thị trường bất động sản bằng việc siết van tín dụng, và nếu thực hiện thì cần có lộ trình để các doanh nghiệp và kể cả ngân hàng có thời gian chuẩn bị. Thị trường bất động sản cũng vừa mới hồi phục, chưa xuất hiện “bong bóng” nên chưa cần thiết phải sửa đổi Thông tư.
Việc điều chỉnh hệ số an toàn cho các khoản vay bất động sản đang thu hút sự quan tâm của các chuyên gia và doanh nghiệp. (Ảnh minh họa: KT)
Theo ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, số lượng giao dịch trên thị trường bất động sản tăng cao nhưng giá cả khá ổn định và người mua chủ yếu để ở. Dư nợ tín dụng trong lĩnh vực bất động sản đang nằm trong giới hạn an toàn; các quy định sửa đổi, bổ sung trong Luật nhà ở và Luật kinh doanh bất động sản sẽ tăng cường kiểm soát, sàng lọc các dự án, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản… Ông Nguyễn Trần Nam cho rằng chưa nên sửa đổi Thông tư 36 vì sẽ gây tác động tiêu cực lên thị trường bất động sản hiện nay.
“Nhu cầu về bất động sản của người dân đang rất lớn khi kinh tế phát triển, người dân tăng thu nhập - đây là nhu cầu chính đáng. Do đó, không có lý do gì để không đẩy mạnh phát triển thị trường bất động sản nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân, đồng thời phát triển kinh tế, xã hội. Do đó, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đã có văn bản kiến nghị với Thủ tướng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Bộ Xây dựng trước mắt chưa điều chỉnh hệ số an toàn cho các món vay bất động sản, giữ ổn định như hiện nay vì điều này là không cần thiết và có hại cho kinh tế đất nước”, ông Nam bày tỏ ý kiến.
Bên cạnh những ý kiến phản đối, cũng không ít chuyên gia và ngay cả doanh nghiệp bất động sản bày tỏ đồng tình với việc đã đến lúc siết van tín dụng cho bất động sản để thị trường này phát triển lành mạnh và bền vững.
Bởi lẽ, từ giữa 2015, số dự án nhà ở xã hội và nhà thương mại giá rẻ cho người thu nhập thấp, người nghèo ngày càng ít đi, trong khi lại hình thành và phát triển hàng loạt dự án cao cấp, vượt trên sức mua và khả năng tiêu thụ của người dân có nhu cầu ở thực, nguy cơ sẽ tạo thành 1 thị trường “sốt” ảo, có khả năng tái diễn vỡ bong bóng bất động sản. Vì thế, việc ngân hàng điều chỉnh lại các tỷ lệ rủi ro cũng như hệ số cho vay như một cảnh báo, một “thẻ vàng” đối với thị trường bất động sản.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, để nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng ổn định, việc minh bạch và lành mạnh hóa thị trường bất động sản là rất quan trọng. Do đó, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu ủng hộ việc sửa đổi Thông tư 36 và đề nghị áp dụng ngay trong thời điểm hiện nay.
“Việc sửa đổi Thông tư 36 dù có những tác động bất lợi cho người đi vay, cho ngân hàng và các nhà đầu tư bất động sản, nhưng nói chung lại có lợi cho nền kinh tế, đặc biệt làm lành mạnh hóa thị trường bất động sản trong thời điểm này. Hai quy định này tuy có siết lại nhưng không đến nỗi làm “tắt thở” thị trường bất động sản hay làm cho các ngân hàng rơi vào tình trạng lao đao. Tôi nghĩ rằng, nếu tiếp để tình trạng bất động sản tiếp diễn trong năm nay, rồi thực hiện lộ trình 6 tháng, 1 năm mới áp dụng các biện pháp này, thì thị trường bất động sản có thể rơi vào tình trạng hoặc là bong bóng bất động sản, hoặc là biến động mà về sau muốn điều chỉnh sẽ khó khăn hơn. Vì thế, tôi đề xuất nên áp dụng ngay trong lúc này”, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu đề xuất.
Đồng tình với việc sửa đổi Thông tư 36, song ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành (TP HCM) cho rằng, sự điều chỉnh này sẽ chấn chỉnh kịp thời các chủ đầu tư cũng như khách hàng mua căn hộ cao cấp để buôn bán, đầu cơ nhưng cũng làm nghẽn mạch những dự án ở phân khúc dành cho người thu nhập trung bình, người nghèo.
Vì thế, ông Nguyễn Văn Đực đề nghị dự thảo sửa đổi Thông tư này vẫn giữ lại mức trần và tỷ lệ rủi ro cũ là 60% và 150% đối với phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá thấp dưới 1 tỷ đồng, còn sự điều chỉnh sẽ rơi vào phân khúc có giá cao hơn. Cụ thể là phân khúc căn hộ có giá từ 1 – 2 tỷ đồng sẽ chịu mức 50% và 200%, phân khúc căn hộ có giá bán từ 2 tỷ đồng trở lên chịu mức 40% và 250%.
“Vấn đề cần thiết là nên phân biệt dòng chảy. Nhà nước phải hướng dòng chảy nào cho người dân, hướng dòng chảy nào cho doanh nghiệp đầu tư những căn hộ có ích cho xã hội. Do đó nên chia ra làm 3 loại căn hộ có 3 tỷ lệ, hệ số rủi ro khác nhau để chính quyền hướng doanh nghiệp, hướng thị trường bất động sản vào những căn hộ trung bình, thậm chí những căn hộ rẻ cho người nghèo và người thu nhập trung bình”, ông Nguyễn Văn Đực cho biết.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chắc chắn có những lý do và mục đích để điều chỉnh các giới hạn, tỷ lệ liên quan đến việc cho vay đối với bất động sản. Không thể phủ nhận là thị trường bất động sản tuy đã phục hồi nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố thiếu bền vững, cung – cầu vẫn chưa thực sự gặp nhau. Như vậy, sự can thiệp từ các chính sách tín dụng là cần thiết và phải kịp thời, hợp lý để thị trường bất động sản phát triển bền vững, góp phần phát triển nền kinh tế đất nước, nhất là trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay./.
Các đồng tiền châu Á có tuần tăng tốt nhất từ tháng 10/2015
Đồng nội tệ và chứng khoán của các thị trường mới nổi châu Á đang hướng tới tuần tăng tốt nhất kể từ tháng 10/2015, khi giá hàng hóa tăng cao làm giảm bớt lo ngại của các nhà đầu tư cộng thêm kỳ vọng Trung Quốc sẽ tìm cách để ổn định đồng nhân dân tệ.
Theo đó, đồng won của Hàn Quốc đã có mức tăng theo tuần lớn nhất trong gần bốn tháng nhờ dòng vốn chảy vào chứng khoán tăng mạnh nhất trong gần 1 năm qua. Trong khi đồng rupiah của Indonesia cũng tăng giá 12 phiên liên tiếp lên cao nhất trong 9 tháng qua.
Thị trường cổ phiếu của Ấn Độ cũng có tuần tăng tốt nhất trong vòng 4 năm qua sau khi Bộ trưởng Tài chính nước này, ông Arun Jaitley, cam kết giữ thâm hụt ngân sách năm tới trong khoảng 3,5% GDP.
Trong tuần, các quỹ nước ngoài đã bơm hơn 2,5 tỷ USD vào Hàn Quốc, Đài Loan, Ấn Độ và thị trường chứng khoán Thái Lan sau các dữ liệu kinh tế tích cực của Mỹ và các biện pháp kích thích kinh tế ở Trung Quốc đã giúp giảm bớt lo ngại tăng trưởng toàn cầu đang chậm lại. Trong khi theo khảo sát của Bloomberg, giá cả hàng hóa cũng tăng lên cao nhất 5 tuần.
Hiện các nhà đầu tư đang theo dõi sát Bảng lương phi nông nghiệp Mỹ sắp được công bố nhằm đo lường sức khỏe của kinh tế Mỹ qua đó đoán định quan điểm của Fed trong vấn đề tăng lãi suất. Trung Quốc cũng đang nỗ lực ổn định đồng nhân dân tệ.
"Các dòng vốn vào thị trường mới nổi châu Á đã tăng trong tuần này", Ken Cheung, chiến lược gia về tiền tệ châu Á của Mizuho Bank Ltd tại Hong Kong cho biết. "Giá cả hàng hóa phục hồi cũng đóng một vai trò quan trọng" và đồng ringgit của Malaysia sẽ được hưởng lợi từ điều này, ông cho biết.