tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh sáng 04-03-2016

  • Cập nhật : 04/03/2016

Giá dầu giảm sâu, kinh tế VN mình ra sao?

Hai tháng đầu năm 2016, giá dầu thế giới vẫn ở mức thấp sau một năm liên tục rớt giá. Điều này sẽ tác động tích cực hay tiêu cực đến nền kinh tế VN?
gia dau giam sau anh huong den nganh cong nghiep dau khi, tu khai thac den dich vu, phai tinh toan giam san luong, lao dong, chi phi...trong anh: khai thac dau khi tai gian cong nghe trung tam so 2 o mo bach ho cua vietsovpetro - anh: huy hung

Giá dầu giảm sâu ảnh hưởng đến ngành công nghiệp dầu khí, từ khai thác đến dịch vụ, phải tính toán giảm sản lượng, lao động, chi phí...Trong ảnh: khai thác dầu khí tại giàn công nghệ trung tâm số 2 ở mỏ Bạch Hổ của Vietsovpetro - Ảnh: Huy Hùng

 

Tiến sĩ Cao Sĩ Kiêm - ủy viên Ủy ban kinh tế Quốc hội, nguyên thống đốc Ngân hàng Nhà nước, chủ tịch danh dự Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa VN, cho biết giá dầu thế giới giảm sẽ tác động đến nhiều loại giá cả khác, ảnh hưởng tiêu cực đến giá thành nguyên liệu, thiết bị nhập vào.

Khithutừdầuthô vẫn chiếm hơn 10% trong tổngthu ngân sáchthì ta dễ hiểu vì sao theo số liệu của Bộ Tài chính, thu ngân sách từ dầu thô tháng 1-2016 chỉ đạt 3,2 nghìn tỉđồng, gầnbằng 6% dự toán, giảm đến 65,7% so vớicùng kỳ năm 2015.

Giá dầu giảm mạnh trong năm 2015 và tiếp tục đứng ở mức thấp trong những tháng đầu năm nay.Thu ngân sách từ dầu thô giảm đến 65%, hàng loạt doanh nghiệp ngành dầu khí, từ khai thác cho đến dịch vụ đều gặp khó khăn, phải cắt giảm chi phí, sản lượng, giảm lao động...

Kinh tếVN chuyển biến tích cực hơn

Tuy nhiên, khi giá dầu giảm, một mặt ngành khai thác dầu bị thiệt hại,nhưng mặt khác VN được hưởng lợi.

Phó giáo sư, tiến sĩ Ngô Trí Long - nguyên viện phó Viện Nghiên cứu thị trường giá cả -cho rằng nếu các nước xuất khẩu dầu như Nga, Saudi Arabia, Iran… đang gặp nhiều khó khăn thì VN, do lượng nhập khẩu và xuất khẩu dầu không quá chênh lệch nên sự ảnh hưởng cũng có hai chiều.

Ông Long cho hay: “Dầu là loại vật tư rất quan trọng đối với đời sống sản xuất và tiêu dùng, là mắt xích giữa quá trình vận chuyển từ sản xuất đến tiêu dùng nên dầu là một yếu tố cấu thành giá sản phẩm”.

Về tiêu cực, dầu thế giới giảm làm thất thu ngân sách, tốc độ tăng trưởng chậm lại và làm giảm nguồn thu thuế.

Ở mặt tích cực, giá dầu giảm có tác động mạnh mẽ đối với các ngành sử dụng xăng dầu trực tiếp như vận tải, đánh bắt xa bờ, điện chạy bằng dầu… làm giá thành giảm, dẫn đến mặt bằng giá giảm, kích thích tiêu dùng thị trường, tăng động lực sản xuất, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa. Chi phí sản xuất giảm làm lợi nhuận tăng lên, doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.

“Điều này giải thích vì sao trong năm 2014, 2015 khi giá dầu tuột dốc không phanh thì VN kiểm soát lạm phát rất tốt từ 1,84% còn lại 0,63%. Nhìn chung, khi giá dầu giảmkinh tếVN sẽ có chuyển biến tích cực nhiều hơn là tiêu cực”, ông Long cho biết.

Làm gì để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực?

PGS.TS Nguyễn Minh Phong - Viện Nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội, giảng viên ĐH Kinh tế (ĐHQG Hà Nội) - cho biết để giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực từ việc giá dầu thế giới giảm đến nền kinh tế VN, cần cơ cấu lại danh mục, địa điểm sản xuất xăng dầu để duy trì sản xuất tối thiểu ở những nơi có chi phí sản xuất cao và tăng khai thác ở nơi có chi phí thấp.

“Cân đối ngân sách, tiết kiệm chi. Doanh nghiệp vận tải phải giảm giá để giảm chi phí vì tất cả cước vận tải sẽ ảnh hưởng trực tiếp, chuyển lợi thế từ giá xăng dầu đến giá sản xuất” -ông Phong nhấn mạnh.

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cũng cho rằng cần có phương án khai thác các mỏ dầu phù hợp với từng mức giá, ở từng thời điểm khác nhau để tiết kiệm chi phí sản xuất.

Ông Cao Sĩ Kiêm nói: “Chúng ta đã dự kiến giá dầu năm 2016 là khoảng 70 USD/thùng nhưng với mức giảm như hiện nay,ngân sách sẽ thất thu không nhỏ. Cứ với đà chi tiêu lãng phíthì kinh tế VN rất khó chống đỡ.

Cần có các biện pháp quản lý phù hợp để tăng năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm. Đẩy mạnh khoa học kỹ thuật trong khai thác dầu và trong tất cả hoạt động kinh tế khác”.


Đánh giá lại, bội chi năm 2015 lên tới 6,1%

So với chỉ tiêu Quốc hội đặt ra 5% thì đã tăng quá lớn, song nếu lấy con số tuyệt đối bội chi bao nhiêu đồng mà Quốc hội thông qua, thì Chính phủ đã thực hiện đúng, tổng số tiền không tăng.

Tăng trưởng năm 2015 là thành tựu lớn

Trong phiên họp báo Chính phủ ngày 29/02, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Khắc Định cho biết, Chính phủ đã nghe Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính báo cáo bổ sung đánh giá về tình hình kinh tế-xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2015.

Theo đó, về cơ bản thì những nhận định, đánh giá và các số liệu vẫn khớp với báo cáo mà Chính phủ đã trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 10 (khi đó lấy số liệu 9 tháng, còn 3 tháng cuối năm là ước tính), mặc dù có một số số liệu thay đổi, tăng giảm chút ít. Nhìn lại cả năm có nhiều chỉ số tích cực hơn, nhiều số liệu đáng mừng hơn và có nhiều thành tích trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội, an ninh-quốc phòng, cải cách hành chính… Trong 14 chỉ tiêu Quốc hội giao, có 12 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch.

Trong các chỉ tiêu đạt và vượt, Phó Chủ nhiệm Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh 2 chỉ tiêu: tăng trưởng GDP và việc làm.

Nếu như theo kế hoạch đề ra từ đầu năm là tăng trưởng GDP đạt 6,2%, thì  tại tháng 10, Chính phủ đã dự báo có thể đạt 6,5%, tức là cao hơn kế hoạch. Nhưng với đánh giá lại trong báo cáo bổ sung, chúng ta đạt tới 6,68%. Đây là thành tựu rất lớn và là tăng trưởng cao nhất trong 8 năm qua. Tăng trưởng này càng có ý nghĩa khi năm 2015 chúng ta gặp rất nhiều khó khăn, thách thức cả trong nước và thế giới, đặc biệt là giá dầu, giá nông sản giảm mạnh. Chỉ tính riêng dầu và nông sản chúng ta bị thiệt hại khoảng 5,4-5,5 tỉ USD mà GDP vẫn tăng 6,68%.

Về việc làm, trước đây rất đáng lo là trong bối cảnh kinh tế suy giảm thì tạo việc làm sẽ không đạt chỉ tiêu 1,6 triệu người/năm, nhưng sang năm nay đánh giá lại đạt 1,625 triệu, tức là vượt 1,6%.

Với 2 chỉ tiêu không đạt, ông Định cho biết là do những nguyên nhân khách quan và có cả những sai sót trong tính toán.

Chỉ tiêu trồng rừng không đạt, lý do là khi xác định tỉ lệ bao phủ rừng, chúng ta xác định ở mức cao quá, không chính xác. Nay đánh giá lại thì không phải như thế nên mức tăng độ bao phủ rừng vẫn tăng khá nhưng tính theo chỉ tiêu thì không đạt bởi mức cơ sở đánh giá cao quá.

Về kim ngạch xuất khẩu cũng không đạt, chỉ tăng 7,9% trong khi kế hoạch là 10%. Lý do không đạt là do giá dầu, giá nông sản giảm sâu, nhiều giá khác giảm trong khi lượng hàng hóa xuất khẩu đều tăng nhưng kim ngạch giảm vì giá thế giới giảm.

Một điểm đáng lưu ý trong bổ sung đánh giá về tình hình kinh tế-xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2015 là bội chi ngân sách lên tới 6,1% so với kế hoạch đề ra là 5%, liệu có phải tăng bội chi không? Chính phủ đã phân tích và kết luận là không phải tăng bội chi về mặt con số tuyệt đối. Đây là tỉ số, còn con số tuyệt đối là bội chi bao nhiêu đồng, bao nhiêu tỉ thì Quốc hội thông qua và Chính phủ thực hiện đúng con số tuyệt đối đó. Nhưng tính trên tỉ trọng GDP thì do giá để tính GDP giảm và chi phí đầu tư vẫn giữ nguyên nên tỉ trọng bội chi tăng lên. Tỉ trọng tăng nhưng tổng số tiền không tăng.

Phó Chủ nhiệm Nguyễn Khắc Định cho biết, Chính phủ đánh giá chung trong năm 2015, chúng ta đạt rất nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực với sự cố gắng của tất cả các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp, nhân dân, dưới lãnh đạo của Đảng, thực hiện nghị quyết của Quốc hội và sự điều hành của Chính phủ.

Bám sát diễn biến thế giới để thực hiện tốt kế hoạch 2016

Trong 2 tháng đầu năm 2016, Chính phủ đánh giá các bộ, ngành, địa phương và cả hệ thống chính trị đã triển khai khẩn trương nghị quyết của Quốc hội. Chính phủ thực hiện đồng bộ chương trình, kế hoạch, chăm lo đời sống nhân dân, an sinh xã hội và các lĩnh vực khác trên tất cả các mặt đời sống. Tình hình sau 2 tháng có chuyển biến trên tất cả các lĩnh vực. Kinh tế vĩ mô ổn định, chỉ số tăng giá tiêu dùng thấp, tín dụng có tăng, xuất khẩu tăng.

Cụ thể hai tháng qua, xuất siêu trên 860 triệu USD. Giải ngân và thu hút vốn FDI tăng cao. Sản xuất cả 3 khu vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ tăng trưởng tốt dù nông nghiệp vừa rồi có khó khăn vào đầu vụ. Du lịch cũng tăng trưởng khá, khách nước ngoài 2 tháng tăng 16,2%, các lĩnh vực văn hóa xã hội, y tế, giáo dục, lao động việc làm, an sinh xã hội 2 tháng qua đều thực hiện tốt...

Về phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới, Chính phủ chỉ đạo tất cả các cấp, các ngành, cả hệ thống chính trị, cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các bộ, ngành Trung ương, các cơ quan, công chức phải thực hiện tốt nhiệm vụ của năm 2016 một cách đồng bộ, đồng thời quyết tâm trên tất cả các lĩnh vực.

Việt Nam đã hội nhập rất sâu rộng nên những tác động từ thế giới đều tác động trực tiếp rất mạnh. Theo dự báo của các tổ chức dự báo uy tín thế giới, tăng trưởng kinh tế của thế giới trong năm 2016 sẽ giảm. Các cường quốc kinh tế hiện nay đều ở trong mức độ tăng trưởng thấp, chưa thoát ra khỏi khó khăn hoặc suy giảm. Thương mại toàn cầu được dự báo cũng sẽ giảm, tạo nên sức ép cạnh tranh hết sức mạnh cho doanh nghiệp trong nước. Giá dầu thô giảm và diễn biến hết sức khó lường.

Trước tình hình đó, Chính phủ yêu cầu tất cả các cấp, các ngành các cơ quan Trung ương, địa phương phải theo sát, phân tích kỹ tình hình, dự báo và phản ứng chính sách kịp thời, cố gắng giành thế chủ động để vượt qua khó khăn thách thức, biến thách thức thành cơ hội. Thủ tướng đã chỉ đạo các Bộ trưởng phải trực tiếp nắm tình hình, trực tiếp thúc đẩy các quan hệ đối ngoại để đưa hàng hóa Việt Nam ra thị trường nước ngoài, tranh thủ uy tín chính trị của Đảng ta, của Nhà nước ta.

Một trọng tâm trong gian tới mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo là phải tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, nhất là trong bối cảnh chúng ta hội nhập, tham gia hiệp định TPP, các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

Theo phân tích và thống kê của nhiều tổ chức trên thế giới, năm 2015 các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh của Việt Nam đều đạt và vượt mức trung bình của các nước ASEAN 6. Chỉ số khởi sự doanh nghiệp tăng 6 bậc, chỉ số cạnh tranh toàn cầu trong 5 năm qua tăng 19 bậc. Theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, năm 2010, Việt Nam đứng thứ 75/139, năm 2015 xếp thứ 56/140, tăng 19 bậc. Chỉ số sáng tạo toàn cầu theo báo cáo của Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới và một số đại học có uy tín, xếp hạng của Việt Nam năm 2010 là 71/125, năm 2015 đạt 52/141 và trong ASEAN-6, Việt Nam chỉ xếp sau Singapore và Malaysia. Như vậy các chỉ số của chúng ta về môi trường cạnh tranh, đầu tư kinh doanh rất tốt, có nhiều tiến bộ.

Một nhiệm vụ trọng tâm khác mà Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh là các cấp, các ngành phải tập trung chỉ đạo khẩn trương, quyết liệt đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình trọng điểm quốc gia sử dụng vốn ODA, vốn đầu tư trung hạn, vốn trái phiếu chính phủ, vốn ngân sách Nhà nước. Tất cả các dự án này đã được phê duyệt có danh mục trong quy hoạch, các cấp, các ngành phải chủ động đẩy nhanh tiến độ vì việc này không chỉ có ý nghĩa trong năm 2016 mà có ý nghĩa tiền đề cho 5 năm sau.

Bên cạnh đó,  Thủ tướng cũng chỉ đạo, đối với các vấn đề y tế, giáo dục, lao động việc làm, khoa học công nghệ, các vấn đề xã hội nói chung thì các bộ, các ngành tập trung chỉ đạo phát huy những kết quả đã đạt được, kiên trì theo các chương trình, kế hoạch mà Chính phủ đã có chỉ đạo./.


Không còn thời gian để doanh nghiệp mía đường Việt Nam chần chừ!

khong con thoi gian de doanh nghiep mia duong viet nam chan chu!

Không còn thời gian để doanh nghiệp mía đường Việt Nam chần chừ!

Thua đường Thái cả về chất lượng và giá cả, cùng với việc thuế suất nhập khẩu đường sẽ giảm xuống theo lộ trình giảm thuế của Cộng đồng Kinh tế ASEAN khiến nguy cơ mất thị trường nội địa của đường Việt ngày càng tăng cao.

Nguy cơ tràn ngập đường Thái

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, niên vụ 2015-2016, có khoảng 41 nhà máy đường hiện đang hoạt động, diện tích mía các nhà máy ký hợp đồng bao tiêu là 257.546 ha, sản lượng ép là 15,76 triệu tấn và sản lượng đường đạt 1,56 triệu tấn. Tổng nguồn cung đường dự kiến đạt khoảng 1,735 triệu tấn (bao gồm sản xuất 1,5 triệu tấn, tồn kho 0,1 triệu tấn, nhập khẩu 0,135 triệu tấn) và tổng lượng tiêu thụ trong nước khoảng 1,5 triệu tấn.

Thuận lợi trước mắt của các doanh nghiệp mía đường hiện nay là đường tồn kho giảm mạnh (khoảng 50% so với 2015), khiến giá đường trong nước (trước khi vào vụ mới) tăng 10% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, tình hình tiêu thụ đường có khả năng sẽ không tốt, vì: sự bất ổn của giá đường thế giới; đường lậu Thái Lan, Lào, Campuchia có chiều hướng gia tăng... Trong đó, vấn đề đáng lo ngại nhất của các doanh nghiệp mía đường hiện nay là tình trạng đường lậu của Thái Lan hiện đang lan tràn trên thị trường nước ta.

Theo thống kê của Hiệp hội Mía đường Việt Nam, mỗi năm có khoảng nửa tỷ tấn đường nhập lậu vào Việt Nam, chủ yếu từ Thái Lan, do giá rẻ hơn, mà chất lương lại cao hơn so với đường của các doanh nghiệp trong nước.

Cụ thể, ở Thái Lan, giá mía đưa vào chế biến là 30-35 USD/tấn, giá nguyên liệu mía trong giá thành sản xuất đường khoảng 6.000-7.000 đồng/kg. Trong khi đó, ở Việt Nam, giá mía đưa vào chế biến từ 800.000-1.000.000 đồng/tấn (40-45 USD), giá nguyên liệu mía trong giá thành sản xuất đường là 8.000-10.000 đồng/kg.Như vậy, chỉ riêng về chi phí cho mía nguyên liệu, Việt Nam đã cao hơn Thái Lan khoảng 2.000-3.000 đồng/kg.

Đặc biệt, nguy cơ mất hết thị trường nội địa còn được đẩy lên cao hơn, khi thuế suất nhập khẩu đường từ các nước ASEAN giảm xuống còn 5% vào năm 2018. Khi đó, hàng rào bảo hộ dần được xóa bỏ, đường và sản phẩm sau đường của các nước ASEAN, nhất là của Thái Lan sẽ không còn phải nhập lậu nữa, mà có thể đường hoàng vào thị trường của chúng ta. Lúc bấy giờ, ắt hẳn đường Việt sẽ bị chèn ép nặng nề, thậm chí bị phá sản do hàng loạt yếu kém nội tại về giống, công nghệ, thị trường tiêu thụ, chất lượng...

Muốn tồn tại, phải thay đổi!

Trước nguy cơ đường Thái Lan xâm chiếm thị trường Việt, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho biết, hiện nay, đường Việt Nam vẫn còn được bảo hộ, nên giá đường trong nước khá cao. Tuy nhiên, khi hàng rào bảo hộ dần được gỡ bỏ, các doanh nghiệp đường Việt Nam muốn phát triển, thì phải lấy đường Thái Lan ra làm định lượng so sánh cả về chất lượng và giá cả. Từ đó, suy xét xem nên co lại sản xuất hay mở rộng, nếu mở rộng thì phải nâng cao năng lực cạnh tranh trước những ưu thế của đường Thái Lan, có như vậy mới hy vọng ngành mía đường của Việt Nam phát triển bền vững (Bảo Hân, 2016).

“Không còn thời gian chần chừ, phải tìm ngay ra điểm mấu chốt để từ đó thay đổi vận mệnh ngành mía đường trong vòng 3 năm tới”, Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh.

Để ngành mía đường có thể trụ vững, theo ông Phạm Hồng Dương, Chủ tịch Ủy ban Mía đường thuộc Tập đoàn TTC, chỉ có đầu tư vào khoa học kỹ thuật, công nghệ chế biến để giảm giá thành, tăng tính cạnh tranh. Đặc biệt các doanh nghiệp phải liên kết với nông dân tạo thành những vùng nguyên liệu lớn.

“Bên cạnh đó đầu tư sản xuất điện, phân bón sinh học từ bã mía, tận dụng các phụ phẩm khi sản xuất đường, để giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận”, ông Dương nói.

Cũng đưa ra lời khuyên cho doanh nghiệp, ông Phạm Quang Vinh, Giám đốc Nhà máy đường Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang) cho biết, ở thị trường nội địa, hiện đa số các công ty chỉ sản xuất đường RS và chất lượng không ổn định, giảm nhanh trong quá trình bảo quản, đặc biệt ít được sử dụng trong các ngành công nghiệp và chế biến thực phẩm. Hơn nữa, thực tế sản lượng đường tinh luyện sản xuất trong nước không đủ cung cho ngành công nghiệp thực phẩm. Chính vì vậy, muốn cạnh tranh thì doanh nghiệp trong nước phải nhanh chóng nâng cao chất lượng sản phẩm (Thanh Trà, 2016).

“Đây là xu hướng tất yếu mà doanh nghiệp ngành mía đường trong nước hướng tới để không bất lợi và yếu thế khi hội nhập vào Cộng đồng Kinh tế ASEAN”, ông Vinh cho biết./.


Tỷ phú Druckenmiller: Kinh tế Mỹ chưa thể thoát tình trạng tăng trưởng chậm

Mặc cho sự ảnh hưởng từ các chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và các ngân hàng trung ương khác, nhà tỷ phú đầu tư Stanley Druckenmiller cho rằng nền kinh tế toàn cầu vẫn sẽ tăng trưởng với tốc độ chậm.

Vị cựu chủ tịch của Duquesne Capital Management cho biết chúng ta đã vay mượn rất nhiều từ tương lai và rất nhiều kỹ thuật tài chính đã được áp dụng.

Ông Druckenmiller cho rằng nền kinh tế Mỹ không thể có bước đột phá để thoát khỏi tình trạng tăng trưởng chậm chạp trong thời gian tới. Theo số liệu của Cục Phân tích Kinh tế, nền kinh tế lớn nhất thế giới chỉ tăng trưởng 1% trong quý IV/2015.

Trong cuộc phỏng vấn với CNBC, vị tỷ phú này cho rằng thị trường Mỹ đã được định giá qua cao trong năm 2015, cùng với đó là sự hỗ trợ thanh khoản khổng lồ trong nhiều năm qua. Nhưng sự hỗ trợ đó đã tan biến khi Trung Quốc và Ảrập Xêút chuyển hướng đầu tư sang các tài sản ở các quốc gia phương Tây.

Ông cho biết FED đã ngừng bơm tiền vào thị trường và tốc độ tăng trưởng 1% là kết quả tự nhiên do thị trường tự quyết định.


TPP: Từ kỳ vọng đến bài toán “lột xác”

Nhiều chuyên gia cho rằng Việt Nam thiếu trung gian đưa hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài, dẫn đến phải trông chờ tập đoàn, nhà buôn nước ngoài đặt hàng và đem về phân phối. Để rồi, cũng chỉ là ông nông dân làm thuê trên chính mảnh ruộng nhà mình.

Mở ra cơ hội

Các chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định, kinh tế Việt Nam sẽ được hưởng lợi lớn từ Hiệp định hình mẫu cho hợp tác kinh tế khu vực này. Không chỉ là thị trường rộng hơn, giao lưu thương mại và đầu tư tăng tốc có thể khiến GDP của Việt Nam tăng thêm 8 - 10%/năm đến năm 2030...

Đó thực sự là cú hích lớn cho kinh tế Việt Nam, nhưng cũng đem lại áp lực cho các nhà sản xuất trong nước. Bởi lẽ với thị trường mở cửa, họ phải cạnh tranh quyết liệt hơn. Tuy nhiên, điều này sẽ thúc đẩy năng suất lao động, một nhân tố tích cực cho đất nước trong dài hạn.

Các nước tham gia đàm phán TPP chiếm tới 40% GDP thế giới và 30% quy mô thương mại toàn cầu, lại bao gồm các thị trường truyền thống của Việt Nam như Hoa Kỳ, Nhật Bản… chắc chắn sẽ mở ra rất nhiều cơ hội cho chúng ta khi chuỗi cung ứng mới hình thành. Quan trọng hơn với cơ hội mở rộng ra các thị trường lớn như Mỹ, Nhật, Canada thì Việt Nam sẽ đạt đến quy mô thị trường đủ lớn để sản xuất, hàm lượng giá trị gia tăng trong đơn vị sản phẩm vì thế sẽ cao hơn.

giao luu thuong mai va dau tu tang toc co the khien gdp cua viet nam tang them 8 - 10%/nam den nam 2030

Giao lưu thương mại và đầu tư tăng tốc có thể khiến GDP của Việt Nam tăng thêm 8 - 10%/năm đến năm 2030

Ví như ngành dệt may, với quy mô xuất khẩu đủ lớn, Việt Nam sẽ có điều kiện thu hút đầu tư vào lĩnh vực dệt, nhuộm và sản xuất nguyên phụ liệu. Trên thực tế, đã xuất hiện các dự án đầu tư lớn và rất lớn để đón đầu TPP. Đây là mặt tích cực của quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi”, giúp Việt Nam tăng giá trị gia tăng nội địa cho hàng may xuất khẩu và giúp ngành may phát triển bền vững trước các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng.

Những thông tin mà Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) Dương Hoàng Thái làm dịu thêm nỗi lo của các DN Việt Nam khi tại thời điểm mở cửa hòa nhập vào TPP, chúng ta chỉ mở 68,5% các dòng thuế. Như vậy là, một số ngành hàng vẫn áp dụng hạn ngạch để hỗ trợ các DN trong nước có thêm thời gian đổi mới và thích ứng hội nhập.

Về DNNN, TPP có một chương riêng đặt ra môi trường bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, mà theo nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) Võ Trí Thành: Hiệp định này rất tốt cho DNNVV, vì dù ban đầu có chi phí tuân thủ nhưng về dài hạn tạo lợi thế công bằng cho DNNVV so với DN lớn...

Thách thức nội tại

Thế nhưng, những thuận lợi, cơ hội ấy có thể trở thành hiện thực hay không vẫn là bài toán đầy thách thức.

Ông Trần Hoài Nam, Giám đốc một DN sản xuất cơ khí tỏ ra lo lắng sau khi đi dự nhiều diễn đàn về hội nhập. Theo ông nhìn nhận, các DN hiện có một số biết đến TPP, nhưng ở mức trung bình và sơ lược. Bản thân luật sư Vũ Xuân Thu (Hội hữu nghị Việt Nam – Canada) cho biết, Đoàn Luật sư Việt Nam và Hà Nội cũng đã dịch, đăng tải nội dung nhưng chính chúng tôi còn ngơ ngác trước rất nhiều vấn đề từ hiệp định.

Ông Trần Hoài Nam cùng nhiều chuyên gia, đại diện DN chỉ ra khâu ách tắc nhất của DN đó chính là bán sản phẩm ra ngoài như thế nào, làm sao để bán…? “Chúng ta hiện đang loanh quanh bảo vệ, đỡ đòn khi các nước khác thâm nhập thương mại vào Việt Nam, mà chưa tạo cơ hội cho DN Việt thâm nhập thị trường nước ngoài”, ông nói.

Nhìn nhận về trạng thái hiện tại, nhiều chuyên gia cho rằng Việt Nam thiếu trung gian đưa hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài, dẫn đến phải trông chờ tập đoàn, nhà buôn nước ngoài đặt hàng và đem về phân phối. Để rồi, cũng chỉ là ông nông dân làm thuê trên chính mảnh ruộng nhà mình. Theo ông Nam, Nhà nước cần hỗ trợ xây dựng hệ thống phân phối cho hàng hóa trong nước ở các nước TPP, thông qua quan sát thị trường, chuyển tải lại các thông tin để DN định hướng sản xuất, xuất khẩu…

Cùng tư tưởng này, Giám đốc Trung tâm phát triển DN công nghiệp hỗ trợ SIDEC Trương Thị Chí Bình cho biết, vài hôm trước khi trao đổi với các DN sản xuất phụ tùng, thấy cái lo lắng nhất của họ khi mở cửa thị trường đó là cạnh tranh trong ngay tại nội địa.

“Những DN chúng tôi hỗ trợ đang hoạt động rất tốt, đã vào chuỗi sản xuất quốc tế, họ đề nghị Chính phủ tạo ra những rào cản kỹ thuật ngay lập tức trên cơ sở tham vấn ý kiến DN, có như vậy thì mới hỗ trợ được DN vài năm. Còn nếu đã ký xong thì thôi là hết”, bà Bình nói.

Bà cũng đồng quan điểm cần phải phân tích rất kỹ để tìm ra cơ hội cho từng ngành, kèm với đó là vấn đề phát triển nguồn lực trong nước mà đặc biệt là con người. “Ngày càng ít những người giỏi giang muốn học nghề, thì làm sao có thể nói đến phát triển công nghiệp. Cần có những chính sách cho ngành giáo dục, nếu không có nguồn nhân lực thì không có tương lai…”, bà Bình khẳng định.

Còn với một người từng đứng trên nhiều diễn đàn kinh tế hội nhập như ông Võ Trí Thành thì vẫn nhắc đi nhắc lại, DN phải tự tin dựa trên lợi thế so sánh. Trong một bối cảnh dù không có TPP cũng buộc chúng ta phải thay đổi thì quan trọng hơn với DN là cách chơi.

Riêng với quan điểm của mình, PGS-TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng: TPP là một không gian, điều kiện kinh tế khác hẳn. Chúng ta không chỉ tận dụng phát triển những ngành đã có mà cần phải nghĩ đến một cấu trúc kinh tế hiện đại với tư duy thị trường quyết định cơ cấu sản xuất. Đồng thời, chúng ta cùng phải tư duy về chính sách hỗ trợ…

“DN phải tư duy vươn tầm lên hoạch định chiến lược dài hạn, thay vì chỉ nói về năm nay, năm tới làm cái gì… Không thì chúng ta chỉ “bò và bò” thôi”, ông Thiên cảnh báo.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 05-03-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 05-03-2016

    Quỹ phòng hộ châu Á: "Đừng mua chứng khoán Trung Quốc, hãy mua của Việt Nam"
    Tập đoàn Gazprom của Nga nhận khoản vay hơn 2 tỷ USD của Trung Quốc
    Giá bất động sản sẽ tăng nếu ngân hàng nhà nước siết tín dụng
    Doanh nghiệp địa ốc lo lắng “vỡ trận” trước dự thảo siết van tín dụng
    Vingroup xây dựng siêu dự án phức hợp gần 80ha tại Hải Phòng

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 05-03-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 05-03-2016

    TPP: Thị phần dệt may Việt Nam tại Mỹ tiếp tục tăng
    Nga "đa dạng hóa nền kinh tế" đối phó khủng hoảng tài chính
    Thị trường thiết bị y tế Việt Nam sẽ bùng nổ gấp 3 lần chỉ sau 2 năm nữa!
    Tập đoàn Mỹ muốn tham gia mở rộng sân bay Chu Lai
    IMF vừa khuyên các quốc gia dầu mỏ từ bỏ việc trợ giá nhiên liệu cho người dân

  • Tin kinh tế đọc nhanh 05-03-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh 05-03-2016

    Bội chi ngân sách 25 nghìn tỷ đồng sau 2 tháng
    Bí thư Thăng: “Không thể để thị trường bán lẻ rơi vào tay người nước ngoài”
    Kinh tế 2016: Thách thức nhiều hơn cơ hội
    Siết van tín dụng cho bất động sản: Nhiều ý kiến trái chiều
    Các đồng tiền châu Á có tuần tăng tốt nhất từ tháng 10/2015

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 04-03-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 04-03-2016

    Cộng đồng kinh tế ASEAN đẩy mạnh Cơ chế một cửa
    Tập đoàn Nga đầu tư 2,5 triệu USD xây nhà máy chế biến xoài ở Đồng Tháp
    Mỹ sản xuất dầu nhiều nhất trong 43 năm
    HSBC dự báo tỷ giá lên 23.000 đồng/USD
    Câu chuyện 20 năm của Người Toyota

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 04-03-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 04-03-2016

    'Kền kền' Mỹ kiếm lời 800% trên nợ Argentina
    Kinh tế Nga suy thoái nhưng đây là điều khiến ông Putin mỉm cười mãn nguyện
    Ả Rập Xê Út cố giành khách mua dầu lớn nhất của Iran
    Gia đình Samsung giàu có nhất Hàn Quốc
    Ả rập Xê-út: 'Gã nhà giàu hư hỏng' bị nhấn chìm bởi dầu mỏ

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 04-03-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 04-03-2016

    Nguyễn Kim, Trần Anh rất dễ bị thâu tóm bởi chính các cổ đông chiến lược của mình
    Nhà băng vừa ngấm ngầm vừa công khai đua tăng vọt lãi suất
    Các ngân hàng đang đổ tiền vào BĐS nhiều hơn những gì họ công bố
    Tỷ giá trung tâm giảm "nhỏ giọt", ngân hàng rục rịch tăng giá USD
    Dính vận đen từ Trung Quốc, GDP của Macau bốc hơi 20%

  • Tin kinh tế đọc nhanh 04-03-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh 04-03-2016

    Thương mại toàn cầu 2016: Đối mặt với những quan ngại
    Tập đoàn Pháp là nhà đầu tư chiến lược duy nhất của siêu doanh nghiệp cảng hàng không
    Đầu tư gần 50 tỷ đồng lắp đèn năng lượng mặt trời trên 9 km quốc lộ
    SHB và HDBank trở thành đối tác tài trợ thương mại của ADB
    Quy trình thủ tục biên phòng điện tử tại các cảng biển: Thế nào?

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 03-03-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 03-03-2016

    Giới đầu tư không còn quan tâm về kinh tế Trung Quốc
    Petrolimex công bố lợi nhuận vượt 37 lần, nhà nước phải kiểm soát độc quyền?
    Hải quan thu 2.160 tỷ đồng từ “hậu kiểm”
    Các hãng dầu khí Nga đồng ý đóng băng sản lượng
    Trung Quốc sa thải 6 triệu công nhân viên nhà nước

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 03-03-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 03-03-2016

    Đi vay, Chính phủ Nhật được trả lãi
    “Đại gia” dầu khí Malaysia sa thải 1.000 nhân viên
    Dệt may Việt Nam thua Campuchia tại EU: Nhanh chóng nhìn lại năng lực của chính mình
    Sẽ có làn sóng các doanh nghiệp nhỏ và vừa của EU đầu tư vào Việt Nam
    Nên chọn Trường Hải làm mẫu tiếp cận cho ngành công nghiệp ô tô khi vào TPP

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 03-03-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 03-03-2016

    Bán hàng trực tuyến tại Mỹ đạt 523 tỷ USD vào năm 2020
    Petrolimex bị thanh tra kiến nghị xử lý hơn 1.191 tỷ đồng
    Nhờ ngân hàng, người giàu lại càng giàu
    Lãi suất huy động tăng vọt nhưng đa số người gửi tiền không được hưởng
    Giá nhà tăng gấp rưỡi, bong bóng bất động sản đang phình to ở Trung Quốc