tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 03-03-2016

  • Cập nhật : 03/03/2016

Giới đầu tư không còn quan tâm về kinh tế Trung Quốc

chung khoan my va chau au van bay cao du mot loat cac tin hieu tieu cuc ve kinh te trung quoc duoc dua ra trong nhung ngay gan day - anh: shutterstock

Chứng khoán Mỹ và châu Âu vẫn bay cao dù một loạt các tín hiệu tiêu cực về kinh tế Trung Quốc được đưa ra trong những ngày gần đây - Ảnh: Shutterstock


Kinh tế Trung Quốc đang diễn tiến xấu hơn, song các nhà đầu tư trên thế giới dường như đã không còn quan tâm.
Theo CNN, mặc cho một loạt các tín hiệu “cực kỳ ảm đạm” về kinh tế Trung Quốc được đưa ra trong những ngày gần đây, chứng khoán Mỹ và châu Âu vẫn bay cao. Chỉ số Dow Jones đã tăng hơn 300 điểm chỉ trong ngày 1.3.
Các lo ngại về đợt suy thoái kinh tế toàn cầu đã tan biến, lý do là vì nền kinh tế số 1 thế giới đang diễn tiến tốt. “Những gì đã xảy ra gần đây chính là do các nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế Mỹ được cải thiện”, giám đốc chiến lược đầu tư Liz Ann Sonders tại hãng Schwab. Investors cho biết.
Bà Sonders cũng nói rằng các nhà đầu tư một lần nữa “đang chú ý vào các yếu tố cơ bản của nền kinh tế Mỹ thay vì đánh từng dấu lên số liệu kinh tế Trung Quốc”. Không chỉ kinh tế Mỹ khá lên, giá dầu thế giới cũng tăng trong những ngày qua.
Dù vậy, không phải tất cả mọi người đều cho rằng bỏ qua các dấu hiệu mới nhất từ kinh tế Trung Quốc là hành động khôn ngoan. Chuyên gia Michael Block thuộc hãng Rhino Trading Partners gọi sự lạc quan của thị trường trong thời gian gần đây là sai lầm.
Lĩnh vực sản xuất của Đại lục đang trong tình trạng ảm đạm khi suy thoái đến bảy tháng. Hồi đầu tuần này, Trung Quốc gây ngạc nhiên cho thế giới khi thông báo rằng họ sẽ sa thải gần 2 triệu lao động trong ngành than và thép. Nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới đang trải qua quá trình chuyển đổi rất lớn.
Song ngành dịch vụ của nước này, bao gồm các ngành như bán lẻ, bất động sản, chăm sóc sức khỏe và dịch vụ chuyên nghiệp, cũng trông không thực sự tốt. Lĩnh vực này vừa chạm đáy bốn năm và đây là một đòn giáng mạnh vào tăng trưởng kinh tế.
Không ai biết kinh tế Trung Quốc hiện đang tăng trưởng chậm đến mức nào, thế nhưng hầu hết mọi người đều đồng ý rằng nước này không tăng trưởng ở mức 6,9% như họ tuyên bố. Mới đây, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) vừa có động thái kích thích nền kinh tế và đây là một tín hiệu cho thấy các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh đang lo lắng.
Trở lại tháng 1, những tin tức tiêu cực hay “tình huống xấu nhất” của kinh tế Trung Quốc kể trên đã có thể kích hoạt một đợt bán tháo ồ ạt trên thị trường Mỹ và châu Âu. “Bạn từng nhìn thấy sự tương quan trong các đợt giảm ở thị trường Trung Quốc và Mỹ. Giờ đây chúng ta đang tiến gần hơn đến mức không có sự tương quan nào nữa giữa hai thị trường”, chuyên gia Sonders nhận định.
Niềm tin cho rằng các lãnh đạo Trung Quốc sẽ bước đến hỗ trợ nếu tình hình kinh tế trở nên xấu hơn là một lý do khiến Trung Quốc không còn là mối quan tâm với giới đầu tư toàn cầu. Đại lục vừa mạnh tay sa thải sếp quản lý chứng khoán của họ sau một loạt sai lầm về chính sách, sau đó cố gắng trấn an các nhà lãnh đạo khác tại Hội nghị G20 rằng sẽ không có đợt phá giá bất ngờ nào đối với nhân dân tệ.
Trên hết, Trung Quốc vẫn còn dự trữ tiền mặt “khủng”. Dù đã giảm bớt trong thời gian gần đây, khoản dự trữ kia vẫn còn là một con số rất lớn. Giới đầu tư cho hay Đại lục sẽ là một chủ đề đáng lo hơn nếu nước này không có khoản dự trữ kể trên.

Petrolimex công bố lợi nhuận vượt 37 lần, nhà nước phải kiểm soát độc quyền?

lai khung cua petrolimex la nho duoc huong loi nhuan dinh muc 300d/lit xang dau.

Lãi khủng của Petrolimex là nhờ được hưởng lợi nhuận định mức 300đ/lít xăng dầu.


Tập đoàn Xăng dầu Việt  Nam (Petolimex) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV và cả năm 2015. Theo đó, năm 2015, Petrolimex đạt lợi nhuận sau thuế 3.138,5 tỉ đồng. Trong đó, riêng công ty mẹ đạt 2.142 tỉ đồng. Đây là mức lợi nhuận cao hơn tới 37 lần nếu so với mức lợi nhuận 58,5 tỉ đồng của năm 2014.

Theo báo cáo, chỉ tính riêng trong quý IV/2015, Petrolimex đạt lợi nhuận hợp nhất 1.003 tỉ đồng, trong khi các số liệu cho thấy cùng kỳ năm trước đó, tập đoàn này đã bị lỗ tới 1.159 tỉ đồng do ảnh hưởng từ hoạt động kinh doanh của công ty con là Petrolimex Singapore. Các số liệu cũng cho thấy, lợi nhuận của Petrolimex tăng mạnh do cả năm 2015, dù giá xăng đã trải qua 12 lần giảm giá trong năm.

Theo đánh giá của giới chuyên gia, năm 2015, giá xăng dầu, đặc biệt làxăng giảm ít hơn giá thế giới. Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long tính toán, với mức giảm gần 40% của giá dầu thô thế giới năm vừa qua đã kéo theo giá xăng dầu thành phẩm giảm mạnh, tuy nhiên, giá xăng trong nước hiện chỉ thấp hơn đầu năm gần 1.200 đồng/lít, tức chỉ giảm khoảng 6-7%; giá dầu diesel thấp hơn khoảng gần 5.000 đồng/lít

Giải trình lên Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, ông Trần Ngọc Năm, Phó tổng giám đốc Tập đoàn cho biết, chênh lệch lớn giữa lợi nhuận sau thuế của Petrolimex năm 2015 so với năm 2014 đến từ nhiều nguyên nhân. Trong đó, năm vừa qua, sản lượng xuất bán xăng dầu tại thị trường trong nước của tập đoàn tăng trưởng 8% so với cùng kỳ. Kết quả kinh doanh của một số công ty con, công ty liên kết của Tập đoàn kinh doanh trong các ngành nghề, lĩnh vực như hóa dầu, bảo hiểm, nhiên liệu bay, vận tải, dịch vụ... cũng đạt lợi nhuận khá so với năm 2014.

Ngoài ra, các khoản trích lập dự phòng do tác động của biến động xăng dầu giảm cũng góp phần làm lợi nhuận của đơn vị gia tăng. Theo ông Năm, hiện tập đoàn có 27 công ty con do Petrolimex nắm quyền chi phối, trong đó có 1 công ty liên doanh với đối tác nước ngoài, 1 công ty TNHH 100% vốn tại Singapore và một tại Lào và đang hoạt động rất hiệu quả.

Về kinh doanh xăng dầu mặc dù giá giảm sâu, nhưng theo người đại diện Petolimex, giá xăng dầu thế giới quý IV/2015 tuy vẫn cùng xu hướng giảm như quý IV/2014 nhưng mức giảm giữa các tháng thấp hơn nhiều so với cùng kỳ nên yêu cầu phải đảm bảo dự trữ tồn kho theo quy định của kinh doanh xăng dầu không tác động trầm trọng như quý IV/2014.

Trả lời một tờ báo, TS Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế, cho rằng, trong phần lợi nhuận khủng của Petrolimex, cần xem lại phần lợi nhuận thu được từ chênh lệch giá xăng dầu trong nước cũng như hàng tạm nhập tái xuất của đơn vị này đang chiếm tỷ lệ bao nhiêu. Các khoản thu được từ hoạt động liên doanh liên kết cũng cần được bóc tách chi tiết để người dân cùng được biết.

“Cũng cần xem lại doanh nghiệp trong năm qua có các biện pháp nâng cao năng suất hay thay đổi chiến lược kinh doanh giúp đạt được lợi nhuận cao hay không. Nếu không có biện pháp nâng cao năng suất lao động mà chỉ kiếm lợi nhuận từ việc giá xăng dầu thế giới giảm thì cần xem xét lại hoạt động của đơn vị này để đảm bảo công bằng”, ông Doanh đề xuất.

Không ít đầu mối kinh doanh xăng dầu lo ngại, với thị phần áp đảo của mình (Petrolimex hiện đang chiếm gần 50% thị phần trong nước và có hệ thống bán lẻ trải dài khắp nước), các đơn vị nhập khẩu khác đều nhìn ông lớn này để tăng chi các khoản hoa hồng đại lý nếu muốn bán được hàng (trung bình khoảng 1.000 đ/lít xăng). Trong cơ cấu giá bán xăng dầu, quy định hưởng thêm lợi nhuận định mức cố định 300 đồng/lít thì với mức bán ra thị trường hàng triệu lít xăng, dầu/ngày, Petrolimex đạt lợi nhuận lớn là điều dễ hiểu.

Theo các chuyên gia kinh tế, việc Petrolimex lãi lớn do đơn vị này được hưởng độc quyền thị trường nên dù thị trường diễn biến thế nào vẫn có lợi hơn các doanh nghiệp khác. Cơ quan quản lý nhà nước cần kiểm soát lợi nhuận của doanh nghiệp độc quyền.


Hải quan thu 2.160 tỷ đồng từ “hậu kiểm”

hai quan thu 2.160 ty dong tu “hau kiem”

Hải quan thu 2.160 tỷ đồng từ “hậu kiểm”


Hoạt động kiểm tra hậu kiểm năm 2015 đã mang về cho cơ quan hải quan tổng số tiền phạt tăng gần gấp 2 lần so với năm 2014.

Theo Tổng cục Hải quan, năm qua, toàn Ngành thực hiện kiểm tra 7.561 cuộc thanh kiểm tra hậu kiểm.

Trong đó kiểm tại trụ sở doanh nghiệp là 1.288 cuộc, đạt 108% chỉ tiêu được giao, còn lại là kiểm tra tại trụ sở cơ quan Hải quan.

Từ kết quả kiểm tra, Hải quan đã ấn định thuế và xử phạt tổng số tiền 2.181 tỷ đồng (gấp 1,97 lần so với năm 2014). Hết năm 2015, các doanh nghiệp đã nộp vào ngân sách 2.160 tỷ đồng (gấp 1,95 lần so với năm 2014), đạt 135% so với chỉ tiêu do Tổng cục Hải quan giao từ đầu năm (1.600 tỷ đồng).

Như vậy, năm 2015 là lần đầu tiên ngành Hải quan thu được số tiền hơn 2.000 tỷ đồng/năm từ công tác kiểm tra sau thông quan.

Các lĩnh vực cơ quan Hải quan kiểm tra có số tiền truy thu lớn liên quan đến gian lận, sai sót về: Trị giá khai báo hải quan 556,5 tỷ đồng (chiếm 26% tổng thu), mã số hàng hóa 626,4 tỷ đồng (chiếm 29% tổng thu), hoạt động gia công và sản xuất xuất khẩu 564 tỷ đồng (chiếm 26% tổng thu), các lĩnh vực khác 413,5 tỷ đồng (chiếm 19% tổng thu).

Năm 2016, Tổng cục Hải quan sẽ tiêp tục tập trung kiểm tra sau thông quan tại trụ sở doanh nghiệp, trong đó chú trọng thu thập thông tin, phân tích rủi ro kiểm tra đánh giá tuân thủ pháp luật các doanh nghiệp, tập đoàn lớn; lĩnh vực, mặt hàng, nhóm mặt hàng có rủi ro cao và những doanh nghiệp chưa được thực hiện kiểm tra sau thông quan.

Đáng chú ý, ngành Hải quan đặt mục tiêu, từ năm 2016 mỗi năm số cuộc kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp tăng từ 10% đến 15% so với năm 2015.


Các hãng dầu khí Nga đồng ý đóng băng sản lượng

tong thong nga vladimir putin hop voi cac hang dau khi o dien kremlin hom 1.3 - anh afp

Tổng thống Nga Vladimir Putin họp với các hãng dầu khí ở Điện Kremlin hôm 1.3 - Ảnh AFP


Các tập đoàn năng lượng Nga vừa đồng ý đóng băng sản lượng theo thỏa thuận trước đó giữa Nga và Ả Rập Xê Út trong nỗ lực ngăn đà giảm giá dầu, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết.
Theo AFP, mở đầu một cuộc họp với các lãnh đạo ngành dầu khí, Tổng thống Nga cho hay Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak đã dẫn đầu cuộc thảo luận về việc lập thỏa thuận duy trì sản lượng giữa các quốc gia.
“Như Bộ trưởng báo cáo với tôi, tất cả các bạn đều đồng ý với đề nghị này. Thậm chí có một thỏa thuận triệt để hơn nhưng các bạn không đồng ý”, ông Putin nói với các sếp công ty dầu khí. Tổng thống Nga cho hay ý tưởng trên nhằm “điều chỉnh mức sản xuất của Nga tại ngưỡng sản lượng vào tháng 1”. Hồi tháng 1, Nga sản xuất với mức kỷ lục kể từ thời hậu Xô Viết là trung bình 10,8 triệu thùng/ngày.
Hôm 16.2, sau cuộc họp có cả sự tham gia của đại diện nước Qatar và Venezuela, Ả Rập Xê Út và Nga - hai trong số các nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới - đã đề xuất thỏa thuận đóng băng sản lượng ở mức hạn ngạch trong tháng 1 để hỗ trợ giá cả, với điều kiện các nước sản xuất dầu lớn khác cũng làm điều tương tự. Tin tức này làm dấy lên hi vọng rằng thị trường dầu thô sẽ ổn định sau khi chạm đáy 13 năm trong tuần trước vì lượng cung không suy chuyển.
Dù Iran từ chối hợp tác, giá dầu thế giới vẫn đã và đang phục hồi đáng kể khi được hỗ trợ bởi thông tin về một cuộc họp mới sẽ diễn ra vào tháng 3 tới đây của Nga, thành viên Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) Qatar, Venezuela và Ả Rập Xê Út.
Sau cuộc họp hôm 1.3 do ông Putin dẫn dắt, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak xác nhận rằng các tập đoàn dầu khí Nga đã đồng ý “hỗ trợ” thỏa thuận đóng băng sản lượng để “giảm bớt biến động” thị trường. Tuy nhiên, “các công ty của chúng tôi không đề xuất cắt giảm sản xuất vì điều đó là không thể trong điều kiện địa chính trị hiện nay”, ông Novak nói thêm, theo hãng tin Interfax.
Cũng trong ngày 1.3, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) cho biết việc đóng băng hạn ngạch sẽ đẩy giá dầu đi lên từ mức thấp nhất trong 13 năm qua. Chuyện dầu giảm giá đã đẩy Nga, quốc gia đã chật vật vì các lệnh trừng phạt từ phương Tây về vấn đề căng thẳng ở Ukraine, vào suy thoái kinh tế ở năm thứ hai liên tiếp.

Trung Quốc sa thải 6 triệu công nhân viên nhà nước

Trung Quốc sẽ tiến hành chương trình mạnh tay nhất trong 2 thập niên, sa thải từ 5-6 triệu công nhân viên nhà nước trong vòng 2-3 năm tới để giải quyết trình trạng sản xuất dư thừa.
Để tránh các bất ổn xã hội do chương trình sa thải ồ ạt kể trên, chính quyền Trung Quốc sẽ chi ít nhất 150 tỉ nhân dân tệ (23 tỉ USD) song song với việc sa thải. Số tiền trên chỉ là tính riêng trong ngành than và thép, theo thông tin từ 2 nguồn giấu tên "đáng tin cậy" của Reuters.
Số lượng công nhân viên nhà nước bị sa thải sẽ còn tăng cao khi việc cắt giảm lao động dự kiến sẽ lan rộng ra các ngành công nghiệp khác. Số tiền "giải quyết hậu quả" dự kiến cũng sẽ tăng cao, trong đó có việc xử lý nợ nần của các công ty "ma" thuộc khối nhà nước. Đó là những công ty đã chấm dứt một phần hoạt động nhưng vẫn tiếp tục trả lương cho nhân viên trước lo ngại của các chính quyền địa phương về viễn cảnh bất ổn xã hội do tình trạng thất nghiệp gây ra.
Đóng cửa "công ty ma" là một trong những ưu tiên hàng đầu của chính phủ Trung Quốc trong năm nay. Hồi tháng 12.2015, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã cam kết sẽ đưa các công ty này "lên bàn mổ".
Hãng tin Reuters dẫn số liệu thống kê cho thấy các công ty nhà nước tuyển dụng đến 37 triệu người trong năm 2013. Nhưng cũng chính những công ty nhà nước này, nhìn chung hoạt động rất kém hiệu quả, đã để lại những khoản nợ xấu đồ sộ, theo Reuters ngày 1.3.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 17-12-20151

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 17-12-2015

    Giá xăng dầu có thể giảm mạnh ngày mai
    Tập đoàn Malaysia đầu tư dự án nhiệt điện công suất lớn nhất Việt Nam
    Nợ thuế sẽ không được xếp ưu tiên thông quan
    Nga tin giá dầu mất 7 năm để phục hồi
    XK gạo có thể đạt trên 6,5 triệu tấn

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 17-12-20152

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 17-12-2015

    WB tài trợ 415 triệu USD nâng cao an toàn đập ở Việt Nam
    Hãng đồ hiệu Italy điêu đứng vì kinh tế Trung Quốc
    Sacombank chính thức có ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Lào
    Số tỷ phú nữ trên thế giới tăng gần 7 lần trong vòng hai thập niên
    Du khách Việt Nam tiêu hơn 6.000 tỷ đồng tại Nhật trong 9 tháng đầu năm

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 17-12-20153

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 17-12-2015

    Hệ thống Big C Việt Nam sắp đổi chủ?
    Xoài Campuchia tấn công thị trường Việt
    Hai công ty vàng đòi bán 60 tấn hóa chất cyanua giả nhập từ Trung Quốc
    Vinatex đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng xây chuỗi cung ứng dệt may
    Nhà nước nắm 20% vốn điều lệ tại TCTy Thiết bị Y tế Việt Nam - CTCP

  • Tin kinh tế đọc nhanh 17-12-20154

    Tin kinh tế đọc nhanh 17-12-2015

    Vì sao nhà đầu tư Hàn Quốc “ồ ạt” đến Việt Nam?
    VEC tiếp tục hoàn chỉnh phương án cổ phần hóa
    Vì sao nhiều tập đoàn đa quốc gia lại thoát án chuyển giá trốn thuế?
    Sẽ yêu cầu Mỹ điều chỉnh nếu quy định về cá tra không đúng chuẩn
    Xuất khẩu cua ghẹ sang các thị trường chính đều giảm

  • Tin kinh tế đọc nhanh  tối 16-12-20155

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 16-12-2015

    Việt Nam tiếp tục xuất siêu gần 300 triệu USD trong tháng 11
    Đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
    DN vận tải mất thêm 1.000 tỷ đồng trong 3 tháng sửa đường 5 cũ
    Bỉ tiếp tục mở rộng đầu tư khu công nghiệp Đình Vũ thêm 650 ha
    Sẽ có trung tâm trung tâm logistics hạng II tại Cần Thơ

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 16-12-20156

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 16-12-2015

    Sắp xử “đại án” ở Agribank gây thiệt hại 2.755 tỉ đồng
    Totalgaz mua lại hoạt động khí hóa lỏng của Petronas Việt Nam
    Samsung vừa bồi thường, vừa kháng cáo đòi lại tiền từ Apple
    Các nhà kinh tế tin rằng Fed sắp tăng lãi suất
    Ngành ngân hàng sắp có những Uber và Airbnb?

  • Tin kinh tế đọc nhanh 16-12-20157

    Tin kinh tế đọc nhanh 16-12-2015

    Từ 2040, các đô thị cần hơn 37 vạn nhà ở mỗi năm
    Thủ tướng yêu cầu tái cơ cấu ngành điện, than để giảm giá thành
    Nguồn cung dầu thế giới ứ đọng hết năm 2016
    ​Giá thép giảm mạnh
    Hà Nội phê duyệt phân khu đô thị hơn 1.200ha tại Mê Linh và Đông Anh

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 15-12-20158

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 15-12-2015

    “Thu từ dầu thô chỉ chiếm 6% ngân sách”
    Xuất khẩu của Hà Nội tăng mạnh trong 3 tháng cuối năm
    Bộ Tài chính siết thuế xe máy điện
    Thủ tướng: Năng lực cạnh tranh vẫn là thách thức lớn
    Bộ Tài chính: 'Nhập khẩu xăng dầu lợi hơn 2 tỷ USD nhờ giá giảm'

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 15-12-20159

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 15-12-2015

    Xử phạt 8 công ty dược phẩm sai phạm
    55% doanh nghiệp e ngại khi thiếu... phong bì
    Tín dụng tăng bao nhiêu thì hợp lý?
    Jack Ma chi 266 triệu USD thâu tóm tờ báo hàng đầu Hồng Kông
    Hàng nghìn nhân viên ngân hàng sẽ mất việc năm 2016

  • Tin kinh tế đọc nhanh 15-12-201510

    Tin kinh tế đọc nhanh 15-12-2015

    Vietnam Airlines bồi thường hơn 6,2 tỷ đồng cho khách
    DNNN chưa cổ phần hóa xong, lãnh đạo không được nghỉ việc
    Nín thở chờ Fed, TTCK theo hướng nào?
    TS Cấn Văn Lực:"Lượng tiền ngầm đổ vào thị trường bất động sản rất lớn"
    Vingroup chuyển nhượng 31% cổ phần Thời trang Emigo