tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 03-01-2018

  • Cập nhật : 03/01/2018

Hơn 50% doanh nghiệp tại Thụy Sĩ xem xét di dời sản xuất ra nước ngoài

day la ket qua mot cuoc khao sat mang ten "khao sat san xuat thuy si".

Đây là kết quả một cuộc khảo sát mang tên "Khảo sát sản xuất Thụy Sĩ".

Theo kết quả cuộc khảo sát do Đại học Saint-Gall tiến hành với sự tham gia của 247 doanh nghiệp tại Thụy Sĩ, 46% số doanh nghiệp tính đến việc di dời sản xuất ra nước ngoài. Lý do chính dẫn đến kế hoạch này là mức lương cao và tỷ giá hối đoái không thuận lợi. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng đề cập đến chi phí hậu cần tại Thụy Sĩ cao hơn 37% so với các nước khác và một bộ máy quan liêu không thuận lợi cho sản xuất.

Trước những ưu thế của Đông Âu và Trung Quốc, nguy cơ về sự suy giảm trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp của Thụy Sĩ là một thực tế hiển hiện. Giáo sư kinh tế tại Học viện Phát triển Quản lý Quốc tế IMD tại Lausanne (Thụy Sĩ), ông Stéphane Garelli cho rằng Thụy Sĩ trên thực tế là quốc gia đắt đỏ đối với lĩnh vực sản xuất, tuy nhiên cũng không nên đánh giá thấp những khó khăn trong việc di chuyển một nhà máy ra nước ngoài.

Theo quan điểm của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp được phỏng vấn trong cuộc khảo sát, Thụy Sĩ vẫn là một địa điểm sản xuất chính yếu trong giai đoạn sáng tạo, phát triển sản phẩm. Tuy nhiên, rất hiếm khi khâu lắp ráp, hoàn thiện sản phẩm được thực hiện tại Thụy Sĩ. Giáo sư Stéphane Garelli nêu ví dụ trường hợp của hãng Apple, "với các sản phẩm iPad hoặc iPhone, quy trình lắp ráp, hoàn thiện sản phẩm được thực hiện ở Trung Quốc, mặc dù về cơ bản vẫn là sản phẩm của Mỹ". Giáo sư Stéphane Garelli nhấn mạnh, tình hình tương tự đang diễn ra ở Thụy Sĩ. Khâu lắp ráp có thể được thực hiện ở nơi khác nhưng phần cơ bản của sản phẩm, giá trị gia tăng chính, ví dụ như khâu sáng tạo hay khâu thiết kế sản phẩm vẫn được tiến hành ở Thụy Sĩ. Và đấy chính là những điểm mấu chốt".

Ngành công nghiệp Thụy Sĩ ít ghi nhận những thay đổi về nhân sự và tương tự như thế, ít gặp sự cố trục trặc dừng sản xuất so với các điểm sản xuất ở nước ngoài. Theo các tác giả của cuộc khảo sát, đây chính là những điểm mạnh cần được phát huy.(TTXVN)
------------------------

Tầm nhìn 2030: Kịch bản hậu dầu mỏ của Ả rập Saudi

a rap saudi, mot quoc gia trung dong giau co va khep kin, dang no luc chuyen minh, coi mo va tien gan hon nhung chuan muc mang tam thoi dai 2030.nguon anh: nang luong viet nam

Ả rập Saudi, một quốc gia Trung Đông giàu có và khép kín, đang nỗ lực chuyển mình, cởi mở và tiến gần hơn những chuẩn mực mang tầm thời đại 2030.Nguồn ảnh: Năng lượng Việt Nam

Ảrập Saudi hiện có sản lượng dầu khai thác khoảng 8,7 triệu thùng/ngày. Đây là nguồn thu nhập chính của quốc gia này, chiếm 75% thu ngân sách và 90% giá trị xuất khẩu. Hiện nay Saudi Arabia là nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất và giữ vai trò chủ chốt trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC).

Tuy nhiên, dầu mỏ là hữu hạn, vì vậy Ảrập Saudi đang nỗ lực chuyển mình khỏi sự phụ thuộc vào nguồn tài nguyên này. Việc giá dầu thô giảm, xu hướng sử dụng nhiên liệu tái tạo tăng mạnh trong thời gian gần đây đã buộc Saudi Arabia phải đẩy nhanh việc chuẩn bị cho kỷ nguyên hậu dầu mỏ. Kế hoạch tầm nhìn năm 2030 đã ra đời trong bối cảnh đó với mục tiêu là trong chưa đầy 15 năm nữa, Ảrập Saudi "không phải bận tâm, ngay cả khi giá dầu bằng 0" như khẳng định của một quan chức cấp cao trong chính phủ.

Một môi trường sống chưa từng có với công nghệ và năng lượng tái tạo làm chủ đạo đó là viễn cảnh của dự án Neom mà Ảrập Saudi đang lên kế hoạch triển khai. Siêu khu công nghiệp và thương mại này sẽ chú trọng vào các lĩnh vực như năng lượng, nước sạch, công nghệ sinh học, thực phẩm, chế tạo tiên tiến và giải trí. Dự kiến 500 tỉ USD sẽ được Saudi Arabia dành cho dự án này.

"Dự án này không dành cho các nhà đầu tư thông thường. Đây là nơi dành cho những người có ước mơ trên thế giới", Thái tử Ảrập Saudia Mohamed Bin Salman, cho biết.

Neom được xem là viên ngọc trong kế hoạch tầm nhìn 2030 do chính Thái tử Ảrập Saudi Mohamed Bin Salman làm kiến trúc sư. Mục tiêu của kế hoạch tầm nhìn năm 2030 là đa dạng hóa nền kinh tế, giảm nguồn thu dầu mỏ vào ngân sách, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng cường vai trò của ngành kinh tế tư nhân và còn hơn thế nữa.

Ông Khaled al-Bobaish - Thành viên Ủy ban Truyền thông kinh tế Ảrập Saudi nói: "Tầm nhìn 2030 không chỉ về tái cấu trúc nền kinh tế, mà còn về sự chuyển đổi xã hội và văn hóa, với việc chú trọng vào các ngành công nghiệp mới, bao gồm giải trí và du lịch AP Saudi Arabia-Oil Plan".

Sức mạnh của dầu mỏ đã mang lại sự thịnh vượng cho Saudi Arabia nhưng việc dựa quá nhiều vào dầu mỏ đã kìm hãm nhiều tiềm năng của đất nước này. Cắt "cơn nghiện" dầu mỏ như cách nói của Thái tử Ảrập Saudi Mohamed Bin Salman là điều cần phải làm hiện nay.(NCĐT)
------------------------------

Mẹo "săn" ngoại tệ cuối năm của doanh nghiệp nhập khẩu

cuoi nam luon la thoi diem nhu cau ngoai te lon.

Cuối năm luôn là thời điểm nhu cầu ngoại tệ lớn.

Vì vậy, các doanh nghiệp nhập khẩu không chỉ tìm cách vay mua với chi phí rẻ nhất mà phải lựa chọn ngân hàng cung cấp dịch vụ thuận tiện nhất.

Chỉ tay vào hai container hàng gia dụng, thiết bị nhà bếp vừa nhập về từ Mỹ giữa tháng 12, bà Đặng Thị Tính (chủ một doanh nghiệp kinh doanh đồ gia dụng quy mô lớn ở Cát Linh, Hà Nội) nói bà rất vui vì năm nay mua được ngoại tệ giá rẻ để "chạy" lô hàng này.

Bà cho biết, sau khi tham khảo tỷ giá của một số ngân hàng, bà quyết định mua USD của Ngân hàng Hàng Hải (Maritime Bank). Với cách này, tỷ giá bà Tính mua là giá giao ngay tại thời điểm giao dịch nhưng bà có thể trả trong vòng 2 ngày tiếp theo với giá khá thấp. "Tôi không những không cần ký quỹ trước ngày cam kết mua mà còn được ưu đãi tới 10 điểm so với giá niêm yết. Tôi tham khảo thì thấy tỷ giá giao ngay của Maritime Bank rất cạnh tranh, ngang với các đơn vị có lợi thế lâu năm về ngoại hối như Vietcombank và Eximbank mà thủ tục lại đơn giản", bà Tính giải thích.

Thực tế, sản phẩm giao dịch ngoại tệ của Maritime Bank có nhiều ưu điểm nổi trội so với thị trường. Đầu tiên nếu xét về giá, chi phí mua ngoại tệ tại đây khá ưu đãi. Theo chính sách hiện nay, nếu giao dịch số lượng lớn, khách hàng được ưu đãi từ 5-10 điểm so với giá yết khi mua USD và 30-40 điểm nếu mua các ngoại tệ khác. Tương tự, nếu bán ngoại tệ, chỉ cần bán trên 5.000 USD là đã được ưu đãi 5 điểm so với giá yết. "Nhờ những ưu đãi tỷ giá này mà chi phí tài chính của công ty tôi giảm đáng kể, tôi có thể nhập được nhiều hàng hơn", bà Tính nói.

Cũng như bà Tính, ông Ngô Gia Ngọc, giám đốc một doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực phẩm, cho biết Tết năm nay cũng kỳ vọng có doanh thu ổn hơn nhờ được nhân viên ngân hàng "mách" cho sản phẩm giao dịch ngoại tệ chéo. Với cách này, ông Ngọc có thể tận dụng được nguồn thu đầu vào là USD để tài trợ vốn với chi phí thấp cho nhu cầu nhập hàng bằng yen Nhật theo yêu cầu của đối tác.

Cụ thể, sản phẩm giao dịch ngoại tệ chéo cho phép khách hàng thực hiện đồng thời cả hai giao dịch mua (bán) giao ngay với một lượng ngoại tệ và giao dịch bán (mua) cùng một lượng ngoại tệ trong tương lai (chỉ có hai đồng tiền được sử dụng trong giao dịch). Trong đó kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng.

Ngược lại, nhiều doanh nghiệp dù tính toán trước cuối năm sẽ cần vốn là ngoại tệ để nhập hàng hoá nhưng lại không có nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu đối ứng như công ty của ông Ngọc, thường hay chọn cách giao dịch ngoại tệ kỳ hạn. Với cách này, doanh nghiệp có thể phòng ngừa biến động tỷ giá trong tương lai bởi đã được ngân hàng đảm bảo bán ngoại tệ với tỷ giá đã thoả thuận tại thời điểm cam kết.

Với vị thế ngân hàng được đánh giá có những sản phẩm ngoại hối đa dạng, Maritime Bank gần đây liên tục đưa ra những cải tiến về sản phẩm ngoại tệ cho các doanh nghiệp theo hướng không chỉ cạnh tranh về giá mà còn đa dạng, thuận tiện. Với các sản phẩm ngoại hối của mình, đại diện ngân hàng cho biết, mục tiêu là để khách hàng có thể tối ưu hóa việc sử dụng những nguồn tiền hiện có với các mức chi phí huy động vốn khác nhau. Đồng thời, quản lý tốt hơn dòng tiền của mình, tận dụng tối đa nguồn sẵn có và có cơ hội hưởng chênh lệch lãi suất tại từng thời kỳ.

Một lãnh đạo phụ trách về ngoại hối của Maritime Bank còn bổ sung, riêng với khách hàng muốn được vay ngoại tệ, Maritime Bank cung cấp thêm các giải pháp như MFine, Mfloat để cho vay với mức lãi suất thấp hơn lãi suất vay thông thường. Mức lãi suất áp dụng cho từng kỳ được xác định dựa trên biến động tỷ giá ngoại tệ.

Nhờ luôn nỗ lực tìm kiếm các sản phẩm ngoại hối phù hợp cho doanh nghiệp, năm 2017, Maritime Bank tiếp tục được ABF trao thưởng là Ngân hàng có dịch vụ ngoại hối tốt nhất, lần thứ 3 liên tiếp.

Giải thưởng là sự ghi nhận cho thành quả vượt trội của Maritime Bank trong suốt nhiều năm qua khi liên tục là một trong những ngân hàng TMCP dẫn đầu về lượng giao dịch ngoại hối với con số đạt được trong năm 2016 lên đến 51 tỷ USD. Bên cạnh con số giao dịch ấn tượng thì sự đa dạng về sản phẩm cũng là một trong các cơ sở quan trọng để ABF bình chọn Maritime Bank là Ngân hàng ngoại hối tốt nhất Việt Nam trong năm 2017. (NCĐT)
--------------------------------

MBB chuẩn bị chi nghìn tỷ tạm ứng cổ tức năm 2017

Với 1,81 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, ước tính MBBank sẽ chi 1.089 tỷ đồng cho lần trả cổ tức này.

MBB chuẩn bị chi nghìn tỷ tạm ứng cổ tức năm 2017

Ảnh minh họa.

Thông tin từ Ngân hàng TMCP Quân đội – MBBank (mã MBB) cho biết, HĐQT ngân hàng vừa quyết định tạm ứng cổ tức năm 2017 cho cổ đông với tỷ lệ 6%.

Theo đó, danh sách cổ đông nhận cổ tức sẽ được chốt vào ngày 18/1. Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày 17/1. Cổ tức sẽ được chi trả từ 31/1/2018.

Với 1,81 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, ước tính MBBank sẽ chi 1.089 tỷ đồng cho lần trả cổ tức này.

Luỹ kế 9 tháng, ngân hàng đạt lợi nhuận trước thuế 4.002 tỷ đồng, tăng 43,5% so với 9 tháng đầu năm 2016. Với kết quả này, ngân hàng này đã hoàn thành tới 88% kế hoạch lợi nhuận năm.

Tại ngày 30/9, tổng tài sản của MB đạt gần 292 nghìn tỷ đồng, tăng 13,9% so với đầu năm.

Cho vay khách hàng đạt 176,2 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 16,9% trong khi tiền gửi khách hàng tăng 8,6%, lên 211,6 nghìn tỷ đồng.

Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tính đến cuối quý III/2017 vẫn được duy trì ở mức khá thấp, 1,33%/tổng dư nợ.(Bizlive)

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 29-04-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 29-04-2016

    Fed phát tín hiệu không vội vàng tăng lãi suất khi nền kinh tế còn yếu
    Mức tăng trưởng ngành bao bì đang mạnh
    Giảm mối lo thiếu vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
    Gần 28.900 DN giải thể, ngừng hoạt động trong 4 tháng đầu năm
    40 năm quan hệ EU - ASEAN hướng tới đối tác chiến lược

  • Tin kinh tế đọc nhanh 29-04-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh 29-04-2016

    Xuất siêu 1,46 tỷ USD trong 4 tháng
    Cienco5 tố khuất tất chuyển nhượng cổ phần tại Cienco5 Land, Dự án BT Thanh Hà
    Công ty thép lớn nhất Mỹ kiện yêu cầu cấm nhập khẩu thép TQ
    Chính sách cơ khí còn ngoài tầm với của doanh nghiệp
    15 Tập đoàn Hoa Kỳ tìm cơ hội hợp tác lĩnh vực hàng không với Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 28-04-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 28-04-2016

    Ngành dược: Có thực sự hưởng lợi từ TPP?
    Doanh nghiệp địa ốc 'vốn khủng' tăng vọt
    Giá nhiều dòng xe chuẩn bị tăng sốc vì thuế, doanh nghiệp nhập ôtô kêu với Thủ tướng
    Zalora đã bán, chuẩn bị rút khỏi Việt Nam và Thái Lan
    Mua lại hãng Withings, lịch sử Nokia bước sang trang mới

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 28-04-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 28-04-2016

    Jack Ma đoạt lại vị trí người giàu nhất châu Á
    Apple và bài học cay đắng tại Trung Quốc
    Nhà đầu tư lo nhân dân tệ “lên cơn”
    'Stark Tower' nói gì về kinh tế Việt Nam
    Australia xem xét nhập thanh long Việt

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 28-04-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 28-04-2016

    Khai khoáng than, dầu khí giảm, Chỉ số sản xuất công nghiệp giảm nhẹ trong tháng 4
    Lãi suất âm là vô nghĩa với thị trường ngoại hối
    Doanh nghiệp TP. HCM bắt tay gom quỹ đất
    World Bank nâng dự báo đối với giá dầu năm 2016
    "Nhiều nhà máy chế biến hải sản Việt Nam tốt hơn một số nước châu Âu"

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 28-04-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 28-04-2016

    Trung Quốc: Mặt trái của "liều thuốc kích thích" từ chính phủ
    Tầng lớp trung lưu châu Á sẽ thúc đẩy kinh tế Singapore
    Tiếp tục đẩy mạnh ngành cơ khí ô tô
    BMW Malaysia sẽ xuất khẩu BMW 3 Series, 5 Series và 7 Series sang Việt Nam
    IMF khuyến nghị các biện pháp hỗ trợ kinh tế

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 27-04-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 27-04-2016

    Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 4 tháng đạt hơn 10 tỷ USD
    Xuất khẩu gạo gần đạt 1 tỷ USD sau 4 tháng đầu năm
    Mật phục bắt gọn 30 tấn đường lậu sắp ra thị trường
    Sản lượng đường ước giảm 200 ngàn tấn nhưng vẫn đủ cung
    Hải sản tăng giá mạnh, tôm sú đắt kỷ lục

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 27-04-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 27-04-2016

    Xoài Việt Nam nhiều cơ hội vào Mỹ 
    Thương vụ này cho thấy ngành năng lượng đang khốn khó như thế nào
    “Giá dầu thấp sẽ tác động nặng nề đến kinh tế vùng Vịnh”
    Trung Quốc ồ ạt bơm tiền để hỗ trợ thanh khoản
    Bắc Âu: "Cánh cửa" để Việt Nam tận dụng toàn diện FTA với EU

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 27-04-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 27-04-2016

    538 tỉ USD sẽ rút khỏi Trung Quốc năm 2016
    Quá nửa hàng hóa Trung Quốc nhập vào EU không an toàn
    EU cảnh báo nhiều lô hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam
    6 sản phẩm nhập khẩu phải kiểm tra đảm bảo chất lượng?
    Ấn Độ cấm nhập sữa, điện thoại Trung Quốc

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 27-04-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 27-04-2016

    Thái Lan công bố sẽ bán toàn bộ gạo dự trữ trong vòng 2 tháng tới
    Bất động sản TP. HCM: Sẽ tăng trưởng mạnh trong quý II
    Xuất siêu hỗ trợ tỷ giá ổn định
    Viettel Global đặt mục tiêu doanh thu 1,5 tỷ USD năm 2016
    Phế liệu có được làm thủ tục nhập khẩu tại ICD hay không?