tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 13-07-2016

  • Cập nhật : 13/07/2016

PV GAS sẽ liên doanh với đối tác Nhật phát triển LNG

Công ty Tokyo Gas (Nhật Bản) đang lên kế hoạch mở rộng hoạt động sang Việt Nam nhằm tận dụng nhu cầu khí đốt đang gia tăng.

Theo trang tin Nikkei của Nhật, Tokyo Gas sẽ thành lập một liên doanh với Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) và một số đối tác ngay trong tháng 7. Dự kiến, công ty năng lượng Nhật này sẽ đầu tư vài trăm triệu yen để nắm từ 10-20% cổ phần trong liên doanh mới thành lập.

Trong khi đó, PV GAS sẽ nắm cổ phần đa số. Đối tác còn lại dự kiến là một công ty xây dựng tại Việt Nam. Tokyo Gas dự kiến cũng sẽ cử đại diện tham gia vào Hội đồng quản trị trong liên doanh.

Trước đó vào cuối tháng 5, bên lề Hội nghị Đối thoại chính sách kinh tế cấp cao Việt Nam – Nhật Bản tại Nhật, đại diện Tokyo Gas mong muốn được hợp tác với PV GAS, đặc biệt trong việc phát triển chuỗi giá trị LNG (liquefied natural gas - khí thiên nhiên hóa lỏng) tại Việt Nam. 

Hai bên đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác thành lập công ty kinh doanh LNG tại Việt Nam, kế hoạch đầu tư xây dựng và vận hành dự án kho cảng LNG Thị Vải, cũng như việc đầu tư mở rộng, quản lý cơ sở hạ tầng kho chứa LNG, phát triển thị trường LNG của Việt Nam trong tương lai.

Theo Nikkei, trước mắt, liên doanh này sẽ tiến hành nghiên cứu khả thi dự án xây dựng kho chứa LNG và đường ống dẫn khí. Trong tương lai, quy mô của liên doanh này có khả năng sẽ được mở rộng nếu triển vọng thị trường khả quan.

Hiện Việt Nam đang tiêu thụ khoảng 10 tỷ m3 khí đốt tự nhiên vào năm 2014, chưa bằng 1/10 so với Nhật Bản. Mặc dù vậy, mức tiêu thụ này tại Việt Nam đã tăng 5% so với năm trước đó. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về điện, Việt Nam đang thành lập thêm các nhà máy điện chạy khí ngoài các nhà máy thủy điện và nhiệt điện than.

Bên cạnh đó, LNG cũng đang là một loại nhiên liệu chính cho các khu công nghiệp tại TPHCM.(NCĐT)


Chủ hệ thống FoodcoMart sắp IPO 33% vốn

Theo phương án cổ phần hóa, Foodcosa sẽ IPO hơn 9,7 triệu cổ phiếu, chiếm gần 33% vốn cho các nhà đầu tư.

Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE) vừa thông báo Công ty TNHH Một thành viên Lương thực TPHCM (Foodcosa) sắp tổ chức đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) vào ngày 15/7 tới đây.

Foodcosa có vốn điều lệ 294,5 tỷ đồng, tương đương 29,45 triệu cổ phiếu. Theo phương án cổ phần hóa, Foodcosa sẽ IPO hơn 9,7 triệu cổ phiếu, chiếm gần 33% vốn cho các nhà đầu tư. Nhà nước vẫn sẽ nắm 65% vốn điều lệ, phần còn lại sẽ được bán cho cán bộ công nhân viên công ty.

Thông báo của HoSE cho biết, CTCP Đầu tư SFC là đơn vị duy nhất đăng ký mua hết số cổ phần đấu giá của Foodcosa. Ngoài ra, 5 cá nhân khác cũng đăng ký mua với tổng cộng 21.800 cổ phiếu.

Foodcosa được thành lập năm 1980 theo Quyết định của UBND TPHCM. Foodcosa hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thu mua, chế biến và xuất khẩu mặt hàng gạo các loại.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn sở hữu 3 cửa hàng xăng dầu và chuỗi cửa hàng bán lẻ FoodcoMart. Hệ thống FoodcoMart bao gồm 38 cửa hàng trải dài khắp 19 quận và 5 huyện, chủ yếu tại TPHCM.

Bên cạnh đó, Foodcosa hiện đang quản lý và sử dụng 79 cơ sở nhà đất với tổng diện tích hơn 27 ha.

Trong giai đoạn 2012-2013, Foodcosa gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh lương thực, kim ngạch xuất khẩu gạo giảm, tuy nhiên doanh nghiệp vẫn ghi nhận có lãi. Đến năm 2014, sau khi sáp nhập Công ty TNHH Bình Tây và gánh khoản lỗ lũy kế 106 tỷ đồng của Bình Tây đã khiến kết quả Foodcosa lỗ 70 tỷ đồng. Sang năm 2015, công ty đã bắt đầu có lãi trở lại với 7,4 tỷ đồng.


Hoàng Anh Gia Lai khổ vì thuế bất động sản Myanmar

Chính sách thuế mới có thể sẽ khiến tốc độ bán hàng của dự án HAGL Myanmar Center bị chậm lại.

Chính sách mới của Myanmar dường như đang gây ra một chút lo âu cho các nhà kinh doanh bất động sản tại nước này. Gần đây, Myanmar đã ban hành sắc thuế mới đánh vào các giao dịch mua bán bất động sản, có hiệu lực từ tháng 4 năm nay. Theo đó, đối với giao dịch có giá từ 30 triệu kyat trở xuống sẽ chịu mức thuế 15%, từ hơn 30 triệu cho đến 100 triệu kyat sẽ chịu mức 20% và các giao dịch trên 100 triệu kyat sẽ bị đánh thuế 30%.

Như vậy, sắc thuế mới đã cao hơn gấp 5 lần so với cuối năm 2015 và điều này đang gây áp lực lớn cho các nhà kinh doanh bất động sản tại Myanmar. Không chỉ riêng bất động sản, một số lĩnh vực liên quan như xây dựng cũng bị ảnh hưởng.

Vì sắc thuế mới chỉ áp dụng được 3 tháng nên chưa có thống kê cụ thể về tác động của nó. Tuy nhiên, U Kyaw Kyaw Soe, Phó Thư ký Hiệp hội Xây dựng Myanmar, phát biểu trên Tạp chí Property Report rằng: “Việc tăng thuế đã tác động đến lĩnh vực xây dựng”. Còn đối với địa ốc, sắc thuế mới sẽ khiến giá nhà cao hơn nữa, dù trước đó Myanmar đã nằm trong số những quốc gia có giá bất động sản cao nhất thế giới, thậm chí có nơi như Yangon, giá thuê văn phòng còn cao hơn cả khu vực kinh doanh sầm uất Manhattan của Mỹ.

Hành động này của chính phủ mới Myanmar khiến giới đầu tư lo lắng sẽ làm giảm tính hấp dẫn của thị trường nơi đây so với các quốc gia khác trong khu vực. Có thể thấy mức thuế Việt Nam đang áp dụng chỉ 2%, thấp hơn nhiều so với Myanmar. Trong khi đó, tình trạng đi xuống của thị trường vốn ở nước này đã kéo dài từ năm 2014 đến nay.

Theo Chính phủ Myanmar, việc tăng thuế là để gia tăng nguồn thu cho ngân sách cũng như kiềm chế giá nhà, tạo điều kiện cho người có thu nhập thấp có thể mua được căn hộ. Thế nhưng, theo Daw Moh Moh Aung, Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Myanmar, “thông thường, người trung lưu đã có thể sở hữu căn hộ có giá từ 30-100 triệu kyat rồi. Việc nâng thuế như vậy là quá cao”.

Đối với giới đầu tư, việc thay đổi chính sách thuế đột ngột khiến họ khó dự đoán chính xác xu thế phát triển của thị trường, dù nơi đây vẫn được xem là một trong những thị trường có tiềm năng nhất khu vực Đông Nam Á. Thậm chí đã có ý kiến cho rằng với mức thuế cao, người dân sẽ tìm cách lách thuế và ngân sách nhà nước chưa chắc sẽ được hưởng lợi.

Có chăng điều mang lại hy vọng cho các nhà đầu tư tại đây là Luật bất động sản mới cũng cho phép các dự án được bán sản phẩm cho người nước ngoài, tương tự như chính sách của Việt Nam.

Thực tế, năm 2015, đối mặt với nguy cơ thị trường ảm đạm, Chính phủ đã giảm mức thuế xuống chỉ còn 3% để kích thích nhu cầu nhưng vẫn không mấy khả quan và khiến ngân sách bị thất thu nặng. Bằng chứng là lượng hàng tồn kho có dấu hiệu tăng nhanh. Số lượng căn hộ không bán được hồi cuối năm 2015 đã lên tới 6.654 căn, cao gấp đôi với năm trước đó. Vì thế, chính sách nâng thuế lần này chưa chắc sẽ mang lại tác động tích cực cho nguồn thu chính phủ.

Đối với các dự án nước ngoài có quy mô lớn như Myanmar Center của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), chính sách thuế này là tin không vui. Dự án hiện vẫn chưa hạch toán vào doanh thu và lợi nhuận cho Tập đoàn dù giai đoạn 1 - gồm phân khu trung tâm thương mại và văn phòng - đã được hoàn thành năm ngoái.

Điểm cốt lõi trong giai đoạn 2 của Dự án là hơn 1.100 căn hộ dịch vụ, mới được khởi công vào tháng 3 vừa qua. Nhiều khả năng chính sách thuế mới sẽ khiến cho tốc độ bán hàng của HAGL Myanmar Center bị chậm lại đáng kể.

Khả năng chuyển nhượng dự án cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi thuế thu nhập hiện rất cao, lên tới 40%. Còn nhớ năm 2015, Tập đoàn đã hủy thương vụ bán lại 50% cổ phần trong công ty phát triển dự án HAGL Myanmar Center cho tập đoàn bất động sản Rowsley với lý do thuế cao.

Mối đe dọa còn đến từ các đối thủ mới. Theo ghi nhận của Công ty Chứng khoán VPBank, khá nhiều dự án đang đe dọa đến vị thế của HAGL Myanmar Center như Marga Landmark Dragon City 1 đang được xây dựng ở gần đó và có quy mô tương đương. “Nhu cầu căn hộ, văn phòng đang tăng dần lên tại Myanmar nhưng có vẻ tính đến hiện tại, cung đang tăng nhanh hơn cầu và khả năng sẽ làm gia tăng sự cạnh tranh giữa các chủ phát triển bất động sản tại Myanmar”, Công ty Chứng khoán VPBank đánh giá.

Tuy bất động sản chưa mang lại nhiều tin vui, nhưng ông Đoàn Nguyên Đức, ông chủ HAGL, có chút an ủi vì mới đây, Bộ Tài chính đã đồng ý cho lượng đường sản xuất từ Lào của Tập đoàn được hưởng thuế suất ưu đãi 0% khi nhập về bán tại Việt Nam. Điều khoản này dựa trên nội dung của Hiệp định Thương mại biên giới Lào - Việt Nam được ký vào năm 2015.

Trong quý I/2016, mảng mía đường đã mang về cho Tập đoàn 246 tỉ đồng, đứng thứ 2 sau mảng bò thịt với giá trị 1.233 tỉ đồng. Nhưng nếu dự án tại Myanmar không thu được dòng tiền như dự kiến, đó sẽ là cú sốc lớn cho bầu Đức trong năm nay và sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của tập đoàn này. Tổng nợ tính đến quý I/2016 đã lên đến hơn 34.000 tỉ đồng, cao gần 2 lần so với vốn chủ sở hữu.(NCĐT)


Navis Capital đầu tư vào bệnh viện Việt Pháp Hà Nội

Navis Capital Partners, một công ty đầu tư vốn cổ phần tư nhân châu Á, mới đây thông báo đã đầu tư vào Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội.

Navis Capital hiện chưa tiết lộ giá trị khoản đầu tư vào bệnh viện Việt Pháp Hà Nội (HFH). Vietnam Capital Partners là tổ chức tư vấn thành công cho thương vụ đầu tư này.

HFH đang sở hữu 70 giường bệnh tại Hà Nội. Với 50 bác sĩ chính thức bao gồm 15 bác sĩ nước ngoài khám chữa bệnh trong 20 chuyên khoa, bệnh viện đạt 110 nghìn lượt khám ngoại trú mỗi năm. Đây là bệnh viện tư nhân quốc tế đầu tiên được mở ở thủ đô.

Theo thông tin trên website, HFH được thành lập năm 1996 với số vốn đầu tư 26,7 triệu USD. Vào năm 2000, bệnh viện được chuyển nhượng lại từ Bệnh viện Quốc tế Hà Nội cho một công ty Pháp.

Gần đây, bệnh viện đã nhận được chấp thuận mở rộng thêm 100 giường bệnh từ Bộ Y tế, nâng tổng số giường lên 170 giường. Theo đó, bệnh viện này đang cải tạo các cơ sở hiện có, đồng thời xây dựng khu mở rộng dự kiến hoàn thành cuối năm 2018 để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh. Hiện nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam đang gia tăng, tuy nhiên các cơ sở khám bệnh đạt tiêu chuẩn quốc tế lại đang thiếu hụt.

Navis Capital được thành lập vào năm 1988, tập trung đầu tư vào lĩnh vực vốn cổ phần tư nhân (private equity), hoạt động chủ yếu tại khu vực Đông Nam Á. Navis hiện quản lý các khoản quỹ trị giá 5 tỷ USD và nắm cổ phần kiểm soát tại 70 công ty, khoảng một nửa trong số đó đã được thoái vốn.


VietinBank ước lãi 4.300 tỷ đồng 6 tháng đầu năm

Đến hết quý II, tổng tài sản VietinBank ước đạt 850 nghìn tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ.

Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank - mã CTG) vừa cho biết, đến hết quý II/2016, lợi nhuận của VietinBank tăng 10,3% so với cùng kỳ, ước đạt 4.273 tỷ đồng.

Tổng tài sản của VietinBank đạt 850 nghìn tỷ đồng, tăng 9% so với đầu năm. Tổng nguồn vốn ngân hàng ước đạt 780 nghìn tỷ đồng, tăng 9,6%.

Dư nợ tín dụng đạt 729 nghìn tỷ đồng, tăng 7,7% so đầu năm.

Ngân hàng cũng cho biết trong nửa đầu năm, ROA đạt 1,1%, ROE đạt 11,5%, tăng so với năm 2015 (lần lượt là 1% và 10,3%).

Theo VietinBank, chất lượng tín dụng của ngân hàng này được kiểm soát tốt với tỷ lệ nợ xấu nợ nhóm 2 ở mức thấp nhất toàn ngành.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 14-07-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 14-07-2016

    Gỡ khó cho các ngành để đẩy mạnh xuất khẩu 6 tháng cuối năm
    OPEC: Tình trạng dư cung dầu mỏ đang tiếp tục giảm dần
    Đấu giá 10,75 triệu cổ phần Saigonbank ngày 5/8/2016
    Đầu tư 6.940 tỷ đồng phát triển tổ hợp cảng biển và KCN Đầm Nhà Mạc
    Hơn 40% vốn Dầu Tường An đã được sang tay, ai đã mua vào?

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 14-07-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 14-07-2016

    EU muốn Trung Quốc giảm tình trạng dư thừa năng lực sản xuất thép
    Cổ phiếu Điện tử Biên Hòa chuẩn bị lên sàn UPCoM
    Quảng bá hàng Việt Nam tại Thái Lan
    HBC trúng 5 gói thầu trị giá hơn 1.500 tỷ đồng
    Doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản mở rộng kinh doanh thực phẩm Nhật.

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 14-07-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 14-07-2016

    Khởi tạo thị trường trái phiếu doanh nghiệp
    Mekong Capital rót 7 triệu USD vào chuỗi nhà hàng Wrap & Roll
    Đại gia vàng nợ thuế bị thu hồi giấy phép
    Có thể rút hết vốn Nhà nước tại Sabeco và Habeco
    Trái phiếu ngân hàng đắt hàng

  • Tin kinh tế đọc nhanh 14-07-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh 14-07-2016

    NHTW Nhật nới lỏng chính sách
    Việt Nam tiêu thụ hơn 1,4 triệu xe máy trong 6 tháng đầu năm
    FOODCOSA sắp bán đấu giá hơn 9,7 triệu cổ phần
    ACB phát hành thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu
    FDI tháng 6 của Trung Quốc tăng vọt 9,7% lên 15,2 tỷ USD

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 13-07-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 13-07-2016

    "Lạm phát tăng dần làm hạn chế khả năng NHNN nới lỏng tiền tệ"
    EVN được Chính phủ bảo lãnh vay nợ gần 10 tỷ USD
    Trong ngắn hạn, mặt bằng lãi suất huy động vẫn ổn định
    Đài Loan tổng kiểm tra cột ATM sau vụ rút trộm 3 triệu USD
    Facebook đối mặt vụ kiện 1 tỉ USD

  • Tin kinh tế đọc nhanh  chiều 13-07-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 13-07-2016

    Mỹ và Liên minh châu Âu khởi động vòng đàm phán TTIP thứ 14
    USD tăng mạnh nhất 2 năm so với yên do đồn đoán Nhật Bản tăng cường kích thích
    Platts: Chỉ số niềm tin ngành thép Trung Quốc tăng mạnh trong tháng 7
    Giá gạo Myanmar giảm bởi nhu cầu của Trung Quốc chậm
    Giảm kế hoạch xuất khẩu gạo

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 13-07-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 13-07-2016

    Tân Hoa Xã: Trung Quốc giảm xây dựng các dự án năng lượng
    Tập đoàn Trung Quốc đầu tư dự án pin mặt trời 1 tỷ USD tại Bắc Giang
    Đơn đặt hàng máy móc thiết bị của Nhật Bản bất ngờ giảm
    Cơ hội cuối cho các doanh nghiệp ngành thép phản đối áp thuế
    Giá dầu giảm, doanh thu của Petro Vietnam hụt gần 85.000 tỷ đồng

  • Tin kinh tế đọc nhanh 13-07-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh 13-07-2016

    Bộ trưởng Tài chính Anh: Brexit là cơ hội vàng cho nhà đầu tư Mỹ
    Kinh tế Mỹ tăng trưởng việc làm tháng 6 mạnh nhất trong 8 tháng
    Giá cà phê Việt Nam đạt mức cao nhất một năm tại 1.745 USD/tấn
    Tiêu thụ xe máy tăng 8%
    Số lượng doanh nghiệp Nhật phá sản thấp nhất trong 26 năm

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 12-07-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 12-07-2016

    Cá ngừ Việt Nam hiện đang được xuất sang 87 thị trường
    Cá chết, tôm dịch bệnh: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản vẫn tăng 4,6%
    GDP Việt Nam 2016 “khó đạt chỉ tiêu”
    Nhập siêu từ Thái Lan đạt hơn 5,1 tỷ USD
    Chính phủ yêu cầu NHNN theo dõi sát diễn biến thị trường vàng

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 12-07-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 12-07-2016

    Ô tô xả hàng: Đại hạ giá trăm triệu đồng
    100 tấn thanh long Việt đầu tiên vào siêu thị Thái Lan
    Các nhà máy Ấn Độ vận động hành lang để gia hạn chính sách MIP
    Thái Lan sẽ bán đấu giá 3,7 triệu tấn gạo trong tháng 7
    Xuất khẩu gạo giảm mạnh