Nợ xấu của nhiều ngân hàng lớn Trung Quốc tăng mạnh
Doanh nghiệp lo “xộ khám” vì cách tính thuế của Bộ Tài chính
Cho vay bất động sản tăng mạnh, ngân hàng giảm đầu tư vào trái phiếu chính phủ
BIDV được chấp thuận mở chi nhánh tại Myanmar với mức vốn 85 triệu USD
Argentina phải thua “quỹ kền kền”
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 12-07-2016
- Cập nhật : 12/07/2016
Ô tô xả hàng: Đại hạ giá trăm triệu đồng
Mặc dù không thuộc diện được giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, nhưng nhiều mẫu ô tô có dung tích xi lanh từ 1.5L đến dưới 2.5L đang giảm giá mạnh, có mẫu giảm tới hơn 100 triệu đồng, khiến khách hàng không khỏi bất ngờ.
Nhiều mẫu xe có dung tích xi lanh từ 1.5L đến 2.5L đang được các DN phá giá cạnh tranh, khiến giá bán giảm mạnh cả trăm triệu đồng.
Toyota Việt Nam đã giảm giá mạnh với mẫu xe Altis. Theo đó, bản 2.0 AT giảm mạnh nhất tới 59 triệu, còn 933 triệu đồng; bản 1.8MT giảm 48 triệu đồng, còn 747 triệu đồng và bản 1.8AT giảm 51 triệu đồng, còn 797 triệu đồng.
Tuy nhiên, trên thị trường giá bán còn giảm mạnh hơn. Hiện các đại lý của Toyota Việt Nam, tiếp tục giảm giá thêm, cho 3 phiên bản của mẫu xe này, từ 25-30 triệu đồng nữa. Tính ra mẫu xe này đang được giảm giá từ 70-90 triệu đồng.
Tương tự, mẫu xe Camry dù Toyota Việt Nam không giảm giá bán, thì các đại lý đang giảm khoảng 60 triệu đồng cho 2 phiên bản động cơ 2.5L và 50 triệu đồng cho phiên bản động cơ 2.0L.
Với mẫu Focus 1.5L Ecoboot đang có giá giảm rất mạnh. Tại một đại lý bán xe Ford khi khách hàng đến hỏi mua mẫu xe này, đã không khỏi bất ngờ, được nhân viên bán hàng chốt giá bán 780 triệu đồng. Focus Ecoboot 1.5L là phiên bản cao cấp nhất của mẫu xe Focus 2016, với giá bán được công bố từ 1/7/2016 là 899 triệu đồng, giữ nguyên so với trước đó.
Bán với giá 780 triệu đồng, tức là đại lý đã giảm gần 120 triệu đồng, khiến nhiều người cứ hỏi đi hỏi lại nhân viên bán hàng xem có chính xác không. Tuy nhiên, tìm hiểu thêm ở một số đại lý Ford tại Hà Nội thì thấy, giá bán 780 triệu đồng vẫn chưa phải là thấp nhất, có đại lý chấp nhận bán với giá 760 triệu đồng, hoặc tặng phim dán kính, tùy khách hàng lựa chọn.
Khảo sát trên thị trường vào thời điểm này, cũng thấy nhiều mẫu xe của các thương hiệu khác, trong phân khúc kể trên, đang được các đại lý mạnh tay giảm giá để kéo khách.
Nhân viên bán hàng của các đại lý ô tô tại Hà Nội cho biết, giá nhiều mẫu xe dung tích xi lanh từ 1.5L đến 2.5L hiện nay rất thấp. Bán như vậy, chúng tôi hoàn toàn không còn chút lợi nhuận nào. Những vẫn phải chấp nhận, để chốt doanh số nửa đầu năm 2016.
Còn trao đổi với 1 DN ô tô FDI được biết, việc giảm giá bán như vậy là chuyện của các đại lý. Họ chấp nhận cắt hết lợi nhuận để tăng doanh số và hy vọng được hưởng chính sách thưởng của nhà sản xuất.
Theo các đại lý, phải giảm giá bán nhiều mẫu xe xuống thấp như vậy là do đang có sự cạnh tranh khốc liệt trong việc giành và giữ thị phần ở phân khúc này của các DN.
Gần đây trên thị trường có 1 DN ô tô đã phá giá, giảm mạnh giá bán nhiều mẫu xe sedan, có dung tích xi lanh từ 1.5L đến 2.5L, khiến cho các DN khác buộc phải hạ giá để cạnh tranh, nếu không muốn bị mất thị phần. Có DN ô tô thì công bố giảm giá bán, nhưng cũng có DN không công bố giảm giá, mà "bật đèn xanh" cho đại lý của mình "đại hạ giá" và hứa thưởng bằng việc tăng doanh số.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, còn có ý kiến cho rằng, các DN ô tô phải mạnh tay giảm giá xe để kích cầu, vì khách hàng vẫn đang có tâm lý chờ đợi xe nhập khẩu sắp tràn vào trong vài tháng tới.
Thông tư 20/2011/TT-BCT của Bộ Công thương , có hiệu lực từ ngày 26/6/2011, quy định các DN nhập khẩu ôtô mới nguyên chiếc phải có giấy uỷ quyền chính hãng, hoặc phiếu đại lý chính hãng. Giấy ủy quyền này còn phải được cơ quan ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài chứng nhận.
Trong suốt 5 năm qua, kể từ khi Thông tư này có hiệu lực, ô tô nhập khẩu đã bị siết chặt. Hàng trăm DN nhỏ không còn được tự do nhập khẩu ô tô như trước nữa. Thị trường xe nhập khẩu từ đó đến nay chỉ thuộc về 1 số DN có được giấy phép phân phối xe chính hãng tại Việt Nam. Tuy nhiên, một số cơ quan chức năng cho rằng, nhập khẩu ô tô không thuộc 267 ngành nghề kinh doanh có điều kiện, được quy định trong luật DN, do vậy, Thông tư 20 của Bộ Công thương cần phải bãi bỏ.
Đến nay, chưa rõ quy định này có bị bãi bỏ hay không, nhưng nhiều khách hàng vẫn hy vọng và chờ đợi vài tháng tới xe nhập khẩu sẽ tràn vào Việt Nam, khi đó sẽ có thêm nhiều lựa chọn với giá rẻ.
100 tấn thanh long Việt đầu tiên vào siêu thị Thái Lan
Theo ông Kính, Thái Lan là một trong các quốc gia đứng đầu về xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới. Do đó, để sản phẩm Việt Nam thâm nhập thị trường này cần đảm bảo chất lượng ngay từ đầu vào. “Để đảm bảo chất lượng nông sản xuất khẩu, chúng tôi hợp tác với nông dân sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalG.a.p.; nhà máy đạt tiêu chuẩn về đóng gói của Mỹ. Ngoài ra, công ty còn có bộ phận kiểm định chất lượng thường xuyên khi làm việc với nông dân cũng như tại nhà máy để đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất” - ông Kính cho hay.
Được biết Tập đoàn TCC đang tìm kiếm những mặt hàng chất lượng như khoai lang, vú sữa, bơ, chanh... của Việt Nam.
Các nhà máy Ấn Độ vận động hành lang để gia hạn chính sách MIP
Các nhà sản xuất thép Ấn Độ đang gia tăng sức ép lên chính phủ để gia hạn việc áp dụng giá nhập khẩu tối thiểu (MIP) mà sẽ hết hạn vào ngày 04/8 tới. các nhà máy trong nước nói rằng nhờ MIP và hạn chế nhập khẩu thép mà tổng sản lượng thép thành phẩm của Ấn Độ đã tăng 3,8% so với năm ngoái trong quý 2 đạt 24,47 triệu tấn.
Đồng thời, các nhà máy lớn nhất nước là JSW Steel, Tata Steel và Essar Steel cho rằng MIP đã giúp họ đạt được doanh số kỷ lục và khối lượng sản xuất trong suốt quý này.
“Sau các biện pháp phòng vệ nhập khẩu của chính phủ, nhập khẩu thép của Trung Quốc với giá cắt cổ đã được hạn chế, dẫn đến doanh số bán tốt hơn ở thị trường Ấn Độ”, Essar Steel cho biết trong một thông báo gần đây.
Tuy nhiên, dù khối lượng nhập khẩu đã giảm đáng kể từ khi thực hiện MIP nhưng ngành thép trong nước vẫn còn dễ bị thiệt hại bởi thép nhập khẩu do tiêu thụ tiếp tục sụt giảm và dư cung kéo dài ở Trung Quốc.
Công suất tại các nhà máy Ấn Độ có thể bị sức ép do việc tăng cường công suất lên 10-12 triệu tấn/năm trong năm tài chính hiện hành, khi Ấn Độ năm ngoái chỉ tiêu thụ 4-5 triệu tấn.
Tổng lượng thép tiêu thụ trong quý 1 tăng nhẹ 0,3% so với năm ngoái đạt 19,88 triệu tấn.(ST)
Thái Lan sẽ bán đấu giá 3,7 triệu tấn gạo trong tháng 7
Bộ Thương mại Thái Lan ngày 9/7 cho biết sẽ mở thầu vào ngày 25/7 tới để bán tổng cộng 3,7 triệu tấn gạo, giảm số lượng gạo còn trữ trong các kho chứa trên toàn nước này còn khoảng 6 triệu tấn.
Bà Duangporn Rodphaya, Vụ trưởng Vụ Ngoại thương, Bộ Thương mại Thái Lan cho biết trong tổng số gạo bán lần này có 2,18 triệu tấn sẽ bán trực tiếp cho các nhà xuất khẩu, 730.000 tấn bán cho nhu cầu trong nước và số còn lại là gạo kém chất lượng bán cho các công ty sử dụng vì mục đích khác.
Bà nói rằng Chính phủ Thái Lan kỳ vọng nhu cầu trên thị trường sẽ cao và thời gian vài tháng tới sẽ là giai đoạn thích hợp để xả lượng gạo dự trữ, trước khi bước vào thu hoạch vụ Hè-Thu, vụ lúa chính trong năm.
Hơn nữa, theo quan chức này, do có khả năng vụ Hè-Thu sẽ được thu hoạch muộn và tổng sản lượng năm nay sẽ còn 27 triệu tấn, thay vì 31 triệu tấn như năm 2015, nên các thương lái sẽ quan tâm hơn đến lần đấu giá gạo này.
Xuất khẩu gạo giảm mạnh
Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết tháng 6-2016 chỉ xuất khẩu 380.000 tấn gạo, giảm gần 40% so với cùng kỳ năm 2015. Trong 2 tháng trước đó, lượng gạo xuất khẩu đã sụt giảm. Tính cả quý II/2016, Việt Nam xuất khẩu được 1,232 triệu tấn gạo, giảm 32% so với cùng kỳ năm 2015.
Theo kế hoạch của VFA, trong 6 tháng cuối năm nay, Việt Nam chỉ xuất khẩu được 3 triệu tấn gạo, giảm 22% so với cùng kỳ; lũy kế cả năm 2016 xuất được 5,65 triệu tấn, giảm 15% so với năm 2015 (chỉ tính xuất chính ngạch). Trong khi đó, theo ước tính của Cục Trồng trọt, năm 2016, Việt Nam có đến gần 7,6 triệu tấn gạo dành cho xuất khẩu.
Ngoài chính ngạch, từ năm 2012 đến nay, Việt Nam còn xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc với sản lượng ước lên đến 1,5-1,7 triệu tấn gạo. Tuy nhiên, gần đây, thị trường này đang siết chặt lượng gạo nhập phi chính thức.
Liên quan đến gạo chính ngạch xuất sang Trung Quốc - chiếm khoảng 35% lượng xuất khẩu - theo kế hoạch, vào tháng 9 tới, Tổng cục Giám sát chất lượng, kiểm nghiệm và kiểm dịch Trung Quốc (AQSIQ) sẽ khảo sát điều kiện của 30 doanh nghiệp Việt Nam xuất gạo sang nước này. Đây là một trong những nội dung trong Nghị định thư mà Việt Nam vừa ký kết với Trung Quốc.
VFA cho biết cuối tháng này, Bộ Công Thương sẽ tổ chức hội nghị do Chính phủ chủ trì, bàn việc tháo gỡ khó khăn cho ngànhsản xuất gạo.
Theo lý giải của các doanh nghiệp, xuất khẩu gạo gặp khó là do áp lực cạnh tranh từ Thái Lan, Myanmar, Pakistan, Ấn Độ… Việc Thái Lan xả gạo tồn kho giá rẻ đang ảnh hưởng trực tiếp đến phân khúc gạo thường của Việt Nam. Trong khi đó, giá mua nguyên liệu loại gạo này ở thị trường trong nước đang tăng từ 400-550 đồng/kg khiến gạo Việt giảm sức cạnh tranh.