Thị trường chứng khoán Mỹ lập kỷ lục trong hơn 16 năm qua
Sống lại hy vọng về thỏa thuận đóng băng sản lượng dầu mỏ
ANZ xem xét lại các hoạt động ngân hàng bán lẻ ở châu Á
Chi gần 5 tỷ USD để nhập khẩu sắt thép
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 27-04-2016
- Cập nhật : 27/04/2016
538 tỉ USD sẽ rút khỏi Trung Quốc năm 2016
Các nhà đầu tư nước ngoài dự kiến sẽ rút 538 tỉ USD vốn đầu tư vào Trung Quốc ra khỏi nền kinh tế nước này trong năm 2016.
Các nhà đầu tư xem xét thông tin tại một sàn giao dịch chứng khóa ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc - Ảnh: Reuters
Theo Reuters, đây là ước tính của Viện Tài chính quốc tế (IIF) công bố ngày 25-4, bất kể thực tiễn cho thấy tốc độ thoái vốn của nhà đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc thời gian qua đã giảm.
Con số ước tính đó cho thấy tổng số thoái vốn năm 2016 tại Trung Quốc sẽ giảm 1/5 so với tổng số 674 tỉ USD vốn đầu tư rút khỏi nước này hồi năm ngoái.
Tuy nhiên đó cũng mới chỉ là ước tính tại thời điểm này, và IIF cho rằng tốc độ thoái vốn của nhà đầu tư nước ngoài có thể tăng nhanh trở lại nếu xuất hiện mối lo về sự phá giá “vô tổ chức” của đồng nhân dân tệ.
Các chuyên gia tài chính của IIF nhận định việc thoái vốn ồ ạt khỏi Trung Quốc nhìn về tổng thể sẽ gây ảnh hưởng tới các thị trường mới nổi.
Điều này một phần do tầm vóc chi phối của nền kinh tế Trung Quốc, một phần khác vì tình trạng thoái vốn kéo dài có thể gây ra nhiều biến động hơn về tỉ giá, theo đó lại làm phát sinh một làn sóng thoái vốn mới.
Báo cáo của IIF nhận định: “Một cú rớt giá mạnh của đồng nhân dân tệ sẽ làm tái bùng phát việc bán tống bán tháo các tài sản nhiều rủi ro toàn cầu và kích hoạt cuộc tháo chạy của dòng vốn trong các hạng mục đầu tư ở những thị trường mới nổi.
“Thêm nữa, một sự mất giá bất lợi của đồng nhân dân tệ cũng có thể dẫn tới cuộc đua phá giá tại các thị trường mới nổi khác, nhất là ở những thị trường có quan hệ mật thiết với Trung Quốc”.
Hiện tại tốc độ thoái vốn khỏi thị trường Trung Quốc đang chậm lại. Trong tháng 3, khoảng 35 tỉ USD rút khỏi Trung Quốc, nâng tổng mức thoái vốn tại nước này kể từ đầu năm là 175 tỉ USD, vẫn thấp hơn so với tốc độ thoái vốn quý 2 năm 2015.
Dù vậy giới chuyên gia tài chính cho rằng vẫn còn một nhân tố bí ẩn quan trọng không ai biết chính là ngưỡng dự trữ ngoại hối mà chính quyền Trung Quốc căn cứ để họ bắt đầu lo lắng và có biện pháp đối phó khi rơi xuống mức ngưỡng này.
Biện pháp đối phó của nhà cầm quyền Trung Quốc có thể hoặc lại phá giá đồng nhân dân tệ, hoặc sẽ siết chặt kiểm soát dòng vốn một cách không giấu giếm.
Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã giảm từ 4 ngàn tỉ USD trong tháng 6-2014 xuống còn khoảng 3,2 ngàn tỉ USD trong tháng 2-2016. Đây vẫn là mức cao so với hầu hết các quốc gia.
Quá nửa hàng hóa Trung Quốc nhập vào EU không an toàn
Đồ chơi và quần áo của Trung Quốc được xếp “hàng đầu” trong danh mục các hàng hóa nguy hiểm của năm 2015 vừa được cảnh báo trên toàn EU.
Trong số 2.072 loại hàng hóa bị RAPEX cảnh báo nguy hiểm, hàng hóa Trung Quốc chiếm 62% - Ảnh: About
Theo EU Business, đây là danh mục các hàng hóa nguy hiểm không phải thực phẩm do hệ thống cảnh báo nhanh của Liên minh châu Âu (EU), gọi tắt là RAPEX, vừa công bố ngày 25-4.
Cụ thể trong năm 2015 đã có 2.072 loại hàng hóa bị RAPEX dán nhãn cảnh báo nguy hiểm với sức khỏe con người.
Nguyên tắc hoạt động của RAPEX là khi một quốc gia thành viên EU phát hiện thấy nguy cơ sức khỏe từ một loại sản phẩm nào đó trên thị trường nước họ và phát đi cảnh báo, lập tức các quốc gia khác trong EU cũng sẽ phản ứng tức thời với sản phẩm này tại thị trường của họ.
Theo Ủy viên EU phụ trách các vấn đề của người tiêu dùng, bà Vera Jourova, thách thức lớn nhất với Ủy ban châu Âu là xác minh được các loại hàng hóa bán qua mạng đang ngày càng tăng mạnh.
Việc đăng ký mua hàng trực tuyến, sau đó hàng hóa được gửi trực tiếp qua dịch vụ chuyển phát tới người mua đã khiến hàng hóa không được đưa qua các khâu kiểm định chất lượng đúng quy trình.
Thực tế hiện nay hơn 65% người dân châu Âu mua hàng qua mạng, tỉ lệ này đã tăng hơn 27% so với thập kỷ trước đó.
Trung Quốc hiện là đối tác cung cấp hàng hóa lớn nhất cho EU. Tuy nhiên trong năm 2015, đây cũng là nước có tới 62% hàng hóa bị cảnh báo nguy hiểm.
Cũng theo bà Jourova, khó khăn lớn nhất với hàng hóa Trung Quốc là chuyện truy nguyên nguồn gốc. Nhà chức trách Trung Quốc không thể biết được đâu là nơi sản xuất của 1/3 số hàng hóa bị dán nhãn nguy hiểm của họ, mặc dù mỗi khi có cảnh báo về một mặt hàng nào đó, ngay lập tức RAPEX sẽ gửi thông báo tới chính quyền nước này.
Theo bà Jourova, việc tăng cường hợp tác với chính quyền Trung Quốc trong vấn đề kiểm soát chất lượng hàng hóa vẫn sẽ là ưu tiên của EU.
Dự kiến trong tháng 6 tới, bà Jourova sẽ tới Trung Quốc để thảo luận với những người đồng cấp nước này về vấn đề an toàn cho các sản phẩm hàng hóa nhập khẩu vào EU.
EU cảnh báo nhiều lô hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam
Thông tin từ Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad), Bộ NN&PTNT cho biết: thông qua Hệ thống cảnh báo nhanh (RASFF) của Tổng vụ Sức khỏe và An toàn thực phẩm-Ủy ban châu Âu (EC), Nafiqad đã nhận được thông tin về các lô hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu vào EU bị cảnh báo không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Đó sản phẩm của các đơn vị: Xí nghiệp Thực phẩm MEKONG DELTA-Công ty Cổ phần XNK TS Cần Thơ (DL 369) bị cảnh báo đối sản phẩm cá tra đông lạnh do chất lượng cảm quan không đạt yêu cầu (có mùi Amoniac trong sản phẩm) và trong sản phẩm có chứa Sodium carbonates (E 500) không được phép sử dụng; Công ty TNHH Công nghiệp Thủy sản Miền Nam (DL 14) bị cảnh báo đối với mặt hàng cá tra đông lạnh do có chứa Sodium Erythorbate (E 316) không được phép sử dụng; Công ty Cổ phần Foodtech (DH 174) bị cảnh báo mặt hàng cá ngừ đóng hộp do chỉ tiêu Histamine; Công ty Cổ phần Khang Thông-Nhà máy chế biến thủy sản (DL 621) bị cảnh báo mặt hàng cá cờ kiếm do có chỉ tiêu thủy ngân.
Theo đó Nafiqad yêu cầu các cơ sở sản xuất có lô hàng bị cảnh báo: Rà soát toàn bộ hồ sơ kiểm soát nguyên liệu, hồ sơ quản lý sản xuất và thực hiện các chương trình quản lý chất lượng để xác định nguyên nhân lô hàng bị cảnh báo không đảm bảo an toàn thực phẩm, thiết lập và thực hiện các hành động khắc phục phù hợp nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến thủy sản, lập báo cáo giải trình gửi về Nafiqad trước ngày 21-5.
Ngoài ra, hai cơ sở bị cảnh báo phụ gia không được phép sử dụng cần cập nhật và tuân thủ quy định của EU (quy định EC số 1129/2011 ngày 11-11-2011) về hóa chất phụ gia được phép sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản khi xuất khẩu vào EU.
Nafiqan cũng yêu cầu các Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng thực hiện kiểm tra ngoại quan về thông tin ghi nhãn thành phần phụ gia và việc sử dụng phụ gia trong quá trình sản xuất đối với các lô hàng cá tra xuất khẩu vào EU. Ngoài ra, đối với DL 369: Đánh giá thêm chất lượng cảm quan sản phẩm. Đồng thời thực hiện chế độ lấy mẫu kiểm nghiệm từng lô hàng xuất khẩu đối với chỉ tiêu, nhóm chỉ tiêu bị cảnh báo theo quy định tại Điểm C Khoản 1 Điều 36 của Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12-11-2013 của Bộ NN&PTNT.(BHQ)
6 sản phẩm nhập khẩu phải kiểm tra đảm bảo chất lượng?
Bộ Công Thương đang lấy ý kiến các bộ ngành để ban hành Quyết định công bố danh mục sản phẩm hàng hóa nhập khẩu kiểm tra việc bảo quản chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm trước khi thông quan thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.
Sản phẩm dệt may thuộc danh mục phải được kiểm tra về chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật. Ảnh: Hữu Linh.
Theo đó, dự kiến sẽ có 6 sản phẩm hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra việc đảm bảo chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật gồm: Sản phẩm dệt may; sản phẩm công nghiệp gồm rượu, bia, nước giải khát; dầu thực vật; sữa; sản phẩm chế biến tinh bột; tiền chất thuốc nổ; vật liệu nổ công nghiệp; phân bón vô cơ; khăn giấy và giấy vệ sinh.
Mỗi sản phẩm đều có văn bản hướng dẫn, áp dụng và danh mục sản phẩm có mã HS chi tiết đến 8 số.
Ví dụ, sản phẩm dệt may thực hiện theo Thông tư 37/2015/TT-BCT quy định về mức giới hạn và việc kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may; sản phẩm khăn giấy và giấy vệ sinh theo quy chuẩn QCVN 09:2015/BCT….
Việc ban hành quyết định này là một trong những yêu cầu trong Quyết định 2026/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Đề án Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương.
Ấn Độ cấm nhập sữa, điện thoại Trung Quốc
Bộ trưởng tài chính Ấn Độ, Nirmala Sitharaman cho biết nước này cấm nhập khẩu sữa, các sản phẩm từ sữa, thép và một số dòng điện thoại từ Trung Quốc.
Lý do Ấn Độ cấm nhập sữa, thép, điện thoại Trung Quốc là vì chất lượng của những sản phẩm này "không chấp nhận được".
Bà Sitharaman nói rằng nhiều dòng điện thoại của Trung Quốc không có nhận dạng thiết bị di động quốc tế (IMEI) cũng như nhiều tính năng an ninh khác.
Trước đó, trong ngày thứ hai 25-4, chính phủ Ấn Độ đã bác lệnh cấm nhập khẩu đối với tất cả sản phẩm từ Trung Quốc, thay vào đó, chỉ cấm một số mặt hàng như vừa kể trên. Theo bà Sitharaman: "Luật của WTO không cho phép cấm nhập khẩu hoàn toàn từ một quốc gia khác, dù hai nước có vấn đề về ngoại giao, lãnh thổ và quân sự".
Bà Sitharaman cho biết thâm hụt mậu dịch của Ấn Độ đối với Trung Quốc giai đoạn 2015-2016 lên đến 48,68 tỉ USD trong khi tổng kim ngạch thương mại của hai nước đạt 65,16 tỉ USD.
"Việc tăng thâm hụt mậu dịch đối với Trung Quốc chủ yếu là vì nước này xuất khẩu cho Ấn Độ những sản phẩm hoàn chỉnh trong lĩnh vực đang phát triển mạnh là viễn thông và năng lượng, trong khi Ấn Độ xuất khẩu sang Trung Quốc những mặt hàng rất cơ bản" - bà Sitharaman giải thích.