IMF: Kinh tế Mỹ dần phục hồi, nhưng vẫn nhiều người nghèo đói
Tencent vung 8,57 tỷ USD mua 'cha đẻ' Clash of Clans
KHCN đóng vai trò quyết định trong sự thành công của Rạng Đông
CPI 6 tháng đầu năm chỉ tăng 1,72%
Có sự chồng chéo trong quản lý hàng hóa XNK tại cửa khẩu
Tin kinh tế đọc nhanh 18-07-2017
- Cập nhật : 18/07/2017
Đổ xô nhập khẩu thép từ Ấn Độ vì rẻ hơn Trung Quốc
6 tháng đầu năm các doanh nghiệp Việt Nam đã nhập gần 820.000 tấn sắt thép các loại từ Ấn Độ, tăng đột biến đến 20,3 lần về số lượng và 13,3 lần về mặt giá trị, tương ứng với 422 triệu USD.
Ông Đỗ Duy Thái, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thép Việt (Pomina), cho biết sở dĩ các doanh nghiệp sản xuất thép tăng nhập khẩu thép từ Ấn Độ, chủ yếu là thép cuộn cán nóng (nguyên liệu chính để sản xuất tôn các loại) vì mức giá nhập khẩu từ Ấn Độ hiện "rất cạnh tranh" so với nhập khẩu từ Trung Quốc.
“Nếu lúc trước giá nguyên liệu thép chào từ Trung Quốc rất tốt thì từ đầu năm đến nay nguồn cung từ Trung Quốc đã tăng giá khá mạnh do chính sách xuất khẩu của họ đã có sự thay đổi, dẫn đến giá kém cạnh tranh, nên các doanh nghiệp đã chuyển sang nhập khẩu từ Ấn Độ”, ông Thái thông tin.
Nhận định trên cũng phù hợp với ghi nhận của Tổng cục Hải quan khi cho thấy mức giá nhập khẩu sắt thép từ Ấn Độ bình quân 519 USD/tấn, thấp nhất trong top 5 thị trường cung cấp thép chính của Việt Nam hiện nay gồm Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan.. ở mức bình quân 564 - 573 USD/tấn.
Đến hết tháng 6-2017, tổng kim ngạch nhập khẩu thép các loại vào Việt Nam đã lên đến 4,61 tỉ USD, giảm17,3% về lượng nhưng tăng đến 21,8% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, tương ứng với 7,91 triệu tấn.
Trong số đó, nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc 3,95 triệu tấn, trị giá 2,23 tỉ USD, từ Nhật 1,07 triệu tấn, trị giá 646 triệu USD…
----------------------------
Hà Nội thành lập thêm 9 cụm công nghiệp ở vùng ven
UBND TP Hà Nội vừa ban hành các quyết định thành lập thêm 9 cụm công nghiệp, bao gồm 3 cụm công nghiệp tại huyện Chương Mỹ, 2 cụm tại huyện Đan Phượng, 2 cụm tại huyện Thường Tín và 2 cụm tại quận Hà Đông.
Cụ thể, UBND TP Hà Nội vừa ban hành các quyết định thành lập cụm công nghiệp Đông Sơn, cụm công nghiệp Đại Yên, cụm công nghiệp Phụng Châu, huyện Chương Mỹ.
Theo quyết định, cụm công nghiệp Đông Sơn được thành lập tại khu đồng Gò Vang, xã Đông Sơn có quy mô 4,84ha. Tính chất chức năng của cụm công nghiệp là phát triển tiểu thủ công nghiệp (ngành nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, hàng cơ kim khí, chế biến lương thực, thực phẩm....).
Cụm công nghiệp Đại Yên tại khu đồng Dộc, xóm Tiếu, xã Đại Yên có quy mô hơn 1,4ha. Tính chất chức năng của cụm công nghiệp là phát triển tiểu thủ công nghiệp (ngành nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, hàng cơ kim khí, chế biến lương thực, thực phẩm....).
Cụm công nghiệp Phụng Châu tại khu Lỗ Thổ, thôn Phượng Đồng, xã Phụng Châu có quy mô 4,5ha. Tính chất, chức năng của cụm công nghiệp là phát triển công nghiệp (ngành hàng thủ công mỹ nghệ, dệt may, chế biến nông lâm sản....).
Cả 3 cụm công nghiệp đều do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Chương Mỹ làm chủ đầu tư.
Còn theo các quyết định số 4588/QĐ-UBND, số 4589/QĐ-UBND UBND TP Hà Nội quyết định thành lập cụm công nghiệp Tân Hội và cụm công nghiệp Hồ Điền, huyện Đan Phượng.
Cụm công nghiệp Tân Hội (trước đây là điểm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp làng nghề xã Tân Hội, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây) do Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Phát triển đô thị Thăng Long làm chủ đầu tư có quy mô 4,734ha. Tính chất, chức năng của cụm công nghiệp là phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gồm ngành cơ khí, chế biến lâm sản, may mặc...
Cụm công nghiệp Hồ Điền do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đan Phượng làm chủ đầu tư tại xã Liên Trung có quy mô 3,3ha. Tính chất, chức năng của cụm công nghiệp: phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (chế biến lâm sản và sản xuất mộc dân dụng...).
Cùng ngày, UBND TP Hà Nội ban hành các quyết định thành lập cụm công nghiệp Hà Bình Phương 1 và cụm công nghiệp Hà Bình Phương 2, huyện Thường Tín.
Theo đó, cụm công nghiệp Hà Bình Phương 1 do Công ty cổ phần Đầu tư DIA làm chủ đầu tư tại xã Văn Bình, huyện Thường Tín có quy mô 41,62ha. Tính chất, chức năng của cụm công nghiệp là phát triển công nghiệp như dây cáp điện; bao bì; thép không rỉ; các sản phẩm cơ khí; trung tâm sửa chữa động cơ ôtô; chế biến thực phẩm...
Cụm công nghiệp Hà Bình Phương 2 do Công ty TNHH Nam Khải làm chủ đầu tư tại xã Hà Hồi, huyện Thường Tín có quy mô 9,11ha. Tính chất, chức năng của cụm công nghiệp là phát triển công nghiệp (dây cáp điện; bao bì; thép không rỉ; các sản phẩm cơ khí; chế biến thực phẩm...).
Ngoài ra, UBND TP Hà Nội cũng vừa ban hành các quyết định thành lập cụm công nghiệp Biên Giang và cụm công nghiệp Yên Nghĩa, quận Hà Đông.
Theo quyết định, cụm công nghiệp Biên Giang có quy mô 30,7ha. Đây là cụm công nghiệp đa ngành nghề nhằm thu hút các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh, cơ sở dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp vào thuê đất kinh doanh, phát triển kinh tế.
Cụm công nghiệp Yên Nghĩa quy mô 43,633ha, là cụm công nghiệp đa ngành nghề nhằm thu hút các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh, cơ sở dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp vào thuê đất kinh doanh, phát triển kinh tế địa phương.
Cả hai cụm công nghiệp này đều do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Hà Đông làm chủ đầu tư.(Bizlive)
--------------------------------
Nóng “cuộc đua” thâu tóm các công ty thủy điện của REE và Bitexco
Trước sức nóng của các dự án điện, cả REE và Bitexco đều đang có những động thái rất mạnh mẽ để gia tăng "bộ sưu tập" các khoản đầu tư ngành điện của mình.
Trong xu hướng các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực điện năng, CTCP Cơ điện lạnh (REE) nổi lên như là một trong những nhà đầu tư tích cực nhất. Với tiềm lực tài chính dồi dào, REE đã đầu tư khoảng 4.400 tỷ đồng vào 12 công ty sản xuất điện lớn nhỏ với tỷ lệ sở hữu từ 10% cho tới hơn 66%. Những thủy điện này cũng tập trung chủ yếu tại khu vực miền Trung và Nam Trung Bộ.
Theo báo cáo tài chính của REE, công ty đã đầu tư khoảng 3.000 tỷ đồng vào 8 công ty thủy điện như Thác Bà, Vĩnh Sơn Sông Hinh, Thủy điện miền Trung, Thác Mơ… cùng 1.300 tỷ đồng đầu tư vào 3 công ty nhiệt điện gồm Phả Lại, Quảng Ninh, Ninh Bình và khoản đầu tư nhỏ vào công ty phong điện Thuận Bình.
Hiện tại, tổng giá trị thị trường của các khoản đầu tư này vào khoảng gần 6.500 tỷ - tức tăng hơn 2.000 tỷ so với giá vốn đầu tư.
Tuy nhiên, hiện tại REE mới chỉ nắm quyền kiểm soát (trên 50% cổ phần) tại duy nhất Thác Bà, công ty thuỷ điện có công suất 120MW tại Tuyên Quang. Xét một cách tổng thể, REE như một "quỹ đầu tư" đầu tư vào ngành điện với tỷ lệ nắm giữ tại các công ty mục tiêu từ 20-40% cổ phần và ghi nhận là công ty liên kết.
Về phía CTCP Năng lượng Bitexco (Bitexco Power) – nhánh phụ trách đầu tư ngành điện của Tập đoàn Bitexco, đơn vị này không chỉ được biết đến là nhà đầu tư bất động sản tiên phong với các dự án cao cấp tiêu chuẩn quốc tế về khu đô thị, khách sạn, trung tâm thương mại…, mà còn nổi danh là doanh nghiệp tư nhân đầu tư rất nhiều công trình thủy điện để gia tăng vị thế của mình trong ngành.
Xét riêng trong lĩnh vực thủy điện thì Bitexco đã đầu tư mạnh tay hơn REE rất nhiều.
Theo thông tin trên website của Bitexco, tập đoàn này đầu tư vào 10 công ty Thuỷ điện đang vận hành và sở hữu 18 nhà máy thủy điện trên khắp cả nước với tổng công suất đạt gần 1.000 MW. Trong đó, có 8 nhà máy thủy điện đã đi vào hoạt động là: Nho Quế 3, Đăkmi 4 (A,B,C), Tả Trạch, Nậm Mức, Bình Điền, Eakroong rou, Sê San 3A, Hố Hô. Lớn nhất phải kể đến dự án thủy điện Đăkmi (A,B,C) với công suất 208MW. Đặc biệt, Bitexco đầu tư tới 3 nhà máy thủy điện trên dòng sông Nho Quế.
Với công suất 208MW, Thuỷ điện Đak Mi 4 (bao gồm các nhà máy 4A, 4B và 4C) là một trong số những dự án thuỷ điện lớn nhất bên ngoài EVN. Năm 2016, Bitexco thông qua CTCP Thuỷ điện Đak Mi 4 đã nhận chuyển nhượng các dự án thuỷ điện này từ Tổng công ty Idico với tổng giá trị sổ sách hơn 5.800 tỷ đồng, bao gồm cả vốn góp và nợ.
Bitexco Power cũng chính là công ty đã mua lại 6 dự án thuỷ điện của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai tại Việt Nam. Theo tìm hiểu của chúng tôi, năm 2013, HAGL đã chuyển giao 6 dự án thủy điện với tổng công suất 212MW sang cho Công ty TNHH Thủy điện Tây Nguyên.
Sau một số lần sang tên đổi chủ đến cuối năm 2015, Bitexco Power cùng các công ty liên quan đã chính thức tiếp quản Thủy điện Tây Nguyên. Giá trị của thương vụ này vào khoảng hơn 2.000 tỷ đồng.
Cũng trong năm 2015, Bitexco đã mua lại 50% cổ phần của Thủy điện Văn Chấn (Yên Bái, công suất 57MW) từ CTCP Cơ điện Xây dựng (MCG).
Với hàng loạt dự án thuỷ điện lớn nhỏ đang sở hữu, đầu năm 2017, Bitexco đã chào bán thành công 12,2% cổ phần phát hành mới cho Ngân hàng UOB của Singapore và Orix Corporation của Nhật Bản. Theo báo Straits Times của Singapore, giá trị của thương vụ này vào khoảng 50 triệu USD - tương ứng với việc định giá Bitexco Power lên đến 410 triệu USD (hơn 9.300 tỷ đồng).
"So găng" REE và Bitexco trong lĩnh vực điện có thể thấy, REE có xu hướng đầu tư gián tiếp thông qua mua cổ phần còn Bitexco vừa trực tiếp đầu tư dự án cũng như mua lại một số dự án có tiềm năng. Một điểm khác biệt nữa là Bitexco chỉ đầu tư vào thuỷ điện và nắm quyền kiểm soát đối với hầu hết các công ty trong danh mục của mình.
Sau khi cổ phiếu đã tăng gấp rưỡi từ đầu năm đến nay, hiện vốn hóa thị trường của REE cũng ở mức 500 triệu USD, nhỉnh hơn không nhiều so với Bitexco Power. Tuy nhiên điều đáng nói lại là, REE không “đơn thuần” như Bitexco Power, bởi ngoài điện họ còn một số mảng kinh doanh quan trọng khác như nước sạch, bất động sản, cơ điện.(DDDN)
------------------------
CEO Snapchat đã mất bao nhiêu tỷ USD kể từ lúc “lên sàn”?
Giá cổ phiếu Snap, công ty mẹ của Snapchat, đã tăng vọt những ngày sau khi nó lần đầu tiên mở bán cho công chúng hồi tháng Ba, nhưng sau đó liên tục rớt giá kể từ thứ Hai tuần này, khiến cho tài sản của vị CEO 26 tuổi của startup này, Evan Spiegel, cũng nhanh chóng “bốc hơi” theo.
Ảnh minh họa.
Spiegel hiện sở hữu hơn 90 triệu cổ phiếu của Snap, và vào hôm thứ Tư vừa qua, cổ phiếu này đã giao dịch với giá 15,23 USD, mức thấp nhất kể từ lúc nó ra mắt công chúng, giảm mạnh so với mức giá 17 USD ban đầu. Kết quả là giá trị cổ phiếu do Spiegel nắm giữ đã giảm gần 3 tỉ USD, tương đương với gần phân nửa giá trị cổ phiếu mà anh này được hưởng ở Snap: 6,4 tỉ USD.
Như vậy, hiện nay giá trị cổ phiếu của vị CEO trẻ tuổi này chỉ còn... 3,6 tỉ USD, và nếu như giá trị mỗi cổ phiếu của Snap tiếp tục giảm 5 USD trong thời gian tới thì Spiegel sẽ mất đi hơn 1 tỉ USD. Đây là điều hoàn toàn có thể xảy ra vì chỉ tính riêng trong tuần này, giá cổ phiếu của Snap đã giảm đến 10%.
Vào hôm thứ Ba vừa qua, công ty bảo lãnh chính cho việc phát hành cổ phiếu của Snapchat là Morgan Stanley đã hạ bậc tín nhiệm dành cho Snap và cắt giảm giá mục tiêu của công ty này từ 28 USD xuống còn 16 USD. Thông tin này đã có tác động lớn đến giá cổ phiếu của Snap, khiến cho nó giảm đến 1,5%, tính đến giữa hôm thứ Tư vừa qua.
Các chuyên gia phân tích đến từ những tổ chức khác hiện có một thái độ nhẹ nhàng hơn: Credit Suisse đã cắt giảm giá mục tiêu của họ từ 30 USD xuống còn 25 USD, đồng thời cảnh báo rằng những người bên trong Snap sẽ có cơ hội bán đi cổ phiếu của họ vào cuối tháng 7.
Tuy nhiên, Stephen Ju, chuyên gia phân tích của Credit Suisse vẫn tỏ ra lạc quan về công ty này, khi mục tiêu giá của ông dành cho Snap là cao hơn 40% so với mức cổ phiếu này hiện đang giao dịch.
Các vấn đề đối với Snap tiếp tục tăng lên trong thời gian gần đây. Doanh thu quý 1 và tăng trưởng người dùng của công ty này đã thua xa những gì mà Phố Wall mong đợi. Ngoài ra, Facebook cũng đã phát triển một nền tảng tương tự với Snapchat ngay trên mạng xã hội này và Instagram, khiến cho lượng người dùng sẽ có nguy cơ bị sụt giảm mạnh.
Dù vậy, điều an ủi cho Spiegel là anh không phải là người duy nhất bị “thủng túi nặng” trong đợt rớt giá vừa qua của Snap. Danh sách những người đang sở hữu lượng cổ phiếu lớn của Snap còn có cả các nhà đầu tư mạo hiểm đến từ LightSpeed Venture Partners và Benchmark Capital Partners. (tri thuc tre)