Sẽ miễn nhiệm, đình chỉ nhiều lãnh đạo DongA Bank
Xuất khẩu cua ghẹ sang Nhật tăng mạnh
Trung Quốc bất ngờ tăng tỷ giá Nhân dân tệ
Bộ Tài chính yêu cầu giám sát chặt chẽ kê khai giá cước vận tải
Vedan phản đối bột ngọt giá rẻ Trung Quốc
Tin kinh tế đọc nhanh 12-08-2015
- Cập nhật : 12/08/2015
7 tháng: Việt Nam trả gần 1 tỷ USD nợ nước ngoài
Quảng Bình xin Chính phủ xây 10 sân golf quốc tế dọc bờ biển
Thông tin trên được đưa ra ngày 10/8 tại cuộc họp báo về xúc tiến đầu tư du lịch và công bố chương trình lễ hội hang động Quảng Bình năm 2015.
Theo đó, tổ hợp sân golf diện tích 1.000ha được dự kiến xây dựng dọc bờ biển từ thành phố Đồng Hới lên hai huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy, bao gồm 10 sân golf, cơ sở lưu trú, nghỉ dưỡng và các cơ sở hạ tầng du lịch khác. Bình quân, vốn đầu tư cho mỗi lỗ golf khoảng 1 triệu USD.
Nếu được Chính phủ chấp thuận, nhà đầu tư cam kết sẽ hoàn thành việc xây dựng tổ hợp sân golf này trong vòng 1 năm.
Cũng tại cuộc họp báo, người phát ngôn UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, dù đang còn nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận nhưng tỉnh cùng nhà đầu tư vẫn sẽ quyết tâm thực hiện dự án cáp treo vào Sơn Đoòng - hang động tự nhiên lớn nhất thế giới.
Việt Nam - Malaysia thúc đẩy phát triển nhiệt điện, dầu khí
Ngày 7/8, Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng đã có cuộc gặp song phương với Bộ trưởng Thương mại quốc tế và Công nghiệp Malaysia Dato’ Mustapa Mohammed nhân chuyến công tác tháp tùng Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.
Tại cuộc gặp song phương này, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đánh giá cao sự quan tâm của Chính phủ Maláyia trong việc đầu tư vào Việt Nam. Hiện tại Malaysia đang đứng thứ 8 trong các quốc gia và lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 498 dự án, tổng số vốn đăng ký là 10,89 tỷ USD. Hai bên sẽ thúc đẩy hợp tác các dự án nhà máy nhiệt điện tại Hải Dương, dự án nhiệt điện Duyên Hải 2 Trà Vinh, dự án nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 2 Hậu Giang, dự án ô tô, dự án găng tay mủ cao su…, Đặc biệt là sự hợp tác giữa Tập đoàn dầu khí Việt Nam và Tập đoàn dầu khí Malaysia. Điều này sẽ thúc đẩy tổng đầu tư của Malaysia tại Việt Nam lên cao hơn nữa.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết một trong vấn đề mà hai bên hết sức quan tâm trong cuộc gặp này là vấn đề đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Việt Nam và Malaysia tìm được nhiều điểm chung trong quá trình đàm phán Hiệp định TPP như vấn đề mua sắm Chính phủ, sở hữu trí tuệ,.v.v.. Hai Bên thống nhất phối hợp thúc đẩy nhanh quá trình đàm phán đặc biệt là vấn đề lao động.
Theo Bộ Công Thương, 6 tháng đầu năm 2015, tổng kim ngạch thương mại song phương hai nước đạt 3,84 tỷ USD, giảm 2% so với cùng kỳ 2014. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Malaysia là 1,77 tỷ USD, Việt Nam nhập khẩu từ Maylaysia 2,06 tỷ USD.
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Malaysia gồm dầu thô, điện thoại các loại và linh kiện, máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, cao su, gạo, hàng thủy sản. Các mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam từ Malaysia gồm máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, dầu mỡ động thực vật, máy móc thiệt bị dụng cụ và phụ tùng khác, xăng dầu các loại, hàng điện gia dụng và linh kiện, gỗ và sản phẩm gỗ.
7 tháng, Cảng Hải Phòng đã hoàn thành kế hoạch doanh thu cả năm
Vinanet - Ngày mai (12/8), CTCP Cảng Hài Phòng sẽ chính thức niêm yết 326,96 triệu cổ phiếu, tổng giá trị niêm yết 3.269,6 tỷ đồng với mã PHP trên sàn Hà Nội.
Theo thông tin từ Cảng Hải Phòng, tổng sản lượng hàng hoá thông qua toàn cảng thực hiện 2.058.000 tấn đạt 98% kế hoạch. Sản lượng luỹ kế 7 tháng là 13.450.000 tấn đạt 57,2% kế hoạch năm 2015 (23.500.000 tấn). Trong đó: Hàng xuất khẩu thực hiện 504.000 tấn đạt 93,3% kế hoạch. Hàng nhập khẩu thực hiện 1.012.000 tấn đạt 97,3% kế hoạch. Hàng nội địa thực hiện 542.000 tấn vượt 4,2% kế hoạch.
Trong tháng 7, lượng hàng hóa thông qua cảng cao hơn tháng trước trong điều kiện thời tiết nắng nóng và mưa nhiều. Về cơ cấu hàng hóa, các mặt hàng chủ yếu như hàng container, sắt thép, máy móc thiết bị có tăng so với tháng trước; Hàng thức ăn gia súc, phân bón, clinker, thạch cao giảm.
Kết thúc 7 tháng, Cảng cơ bản đã hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch sản lượng, doanh thu đạt 101% kế hoạch. Công tác đầu tư, sửa chữa, các công việc chuyên môn quản lý triển khai đảm bảo tiến độ đề ra, trật tự trị an và an ninh chính trị ổn định.
Dự kiến, sản lượng hàng hóa tháng 8/2015 phấn đấu đạt 2.100.000 tấn.
Trước đó, Cảng Hải Phòng thông báo sản lượng 6 tháng đầu năm 2015 thực hiện 11,39 triệu tấn đạt 48,5% kế hoạch năm tăng 17,5% so với cùng kỳ năm 2014; Lợi nhuận thực hiện 190,67 tỷ đồng đạt 50,2% kế hoạch năm 2015.
Hà Nội: Hàng trăm dự án chậm tiến độ
Kết thúc đợt giám sát tình hình sử dụng đất của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án (D.A) trên địa bàn của HĐND TP Hà Nội đã phát hiện vẫn còn 209 D.A chậm đưa đất vào sử dụng trong 12 tháng liên tục kể từ khi được bàn giao trên thực địa.
Trong đó, có 172 D.A chậm tiến độ thực hiện D.A trên 24 tháng; 72 D.A chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính với số tiền lên tới 4.715 tỷ đồng.
Chỉ tính riêng quận Nam Từ Liêm, trong tổng số 100 D.A đang thực hiện trên địa bàn đã có 58 D.A vi phạm. Trong đó, 21 D.A đã giải phóng mặt bằng xong nhưng chủ đầu tư không thực hiện D.A, để hoang hóa; 8 D.A chậm tiến độ; 29 D.A chậm giải phóng mặt bằng kéo dài.
Một số D.A sử dụng đất sai mục đích vẫn được gia hạn như: D.A xây dựng Trường Mầm non Khu đô thị Đồng Tầu; D.A xây văn phòng và trung tâm dạy nghề tại 268 Trung Kính.
Một số D.A đã được chính quyền địa phương kiến nghị thu hồi nhiều lần, UBND TP đã chỉ đạo thu hồi nhưng đến nay vẫn chưa được xử lý dứt điểm như: D.A xây dựng Bệnh viện Chữ thập đỏ; D.A xây dựng văn phòng của Cty Vạn Xuân; D.A Tổ hợp thương mại và nhà ở của Cty Cổ phần (CTCP) Kim khí Hà Nội…
Ngoài ra, Đoàn Giám sát còn phát hiện CTCP Tu tạo và Phát triển nhà Hà Nội có 3 D.A vi phạm Luật Đất đai, CTCP Bắc Hà có 2 D.A chậm triển khai.
Liên quan đến các D.A chậm tiến độ, sau khi có kết quả về cuộc kiểm tra, rà soát các D.A bất động sản chậm tiến độ, gây mất mỹ quan trên địa bàn, Sở Xây dựng đã kiến nghị UBND TP Hà Nội tiến hành thu hồi giấy chứng nhận đầu tư hoặc thay đổi chủ đầu tư.
D.A Tòa nhà chung cư văn phòng hỗn hợp Sky Garden nằm trong ngõ 115 Định Công của Cty TNHH Định Công. D.A này có quy mô gồm 28 tầng nổi, 2 tầng hầm, 1 tầng kỹ thuật và 1 tầng mái đã được TP Hà Nội cấp phép xây dựng từ ngày 31/12/2011. Tuy nhiên, đến nay, D.A mới xây đến tầng 8 và 1 tầng hầm. Nguyên nhân D.A bị ngừng thi công là do hiện tại các cán bộ, công nhân viên của Cty cũng như các các cơ quan, đơn vị có giao dịch công tác với Cty này đều không thể liên hệ được với Giám đốc Cty TNHH Định Công. Hiện tại, khách hàng mua căn hộ tại D.A này vẫn không có thông tin về "số phận" D.A.
Các D.A Tòa tháp Doanh Nhân, tại phường Mộ Lao, Hà Đông; D.A Khu dịch vụ, văn phòng và nhà ở tại số 131 Thái Hà, quận Đống Đa; D.A Siêu thị, văn phòng tại số 198B Tây Sơn… cũng được Sở Xây dựng đề nghị thu hồi giấy chứng nhận đầu tư hoặc thay đổi chủ đầu tư.
Sở Xây dựng cho biết, nguyên nhân khiến các dự án trên bị chậm tiến độ chủ yếu là do bị đình chỉ thi công vì vướng mắc trong các khâu như hoàn thiện hồ sơ pháp lý, nguồn vốn, năng lực tài chính của chủ đầu tư…