WB và Bộ Công Thương hợp tác phát triển điện gió
137 triệu USD đầu tư tuyến xe buýt nhanh tại TP.HCM
7 tháng, EVN đầu tư 62.720 tỷ đồng cho xây dưng hệ thống điện
Giảm diện tích hàng loạt khu công nghiệp tại Lâm Đồng, Phú Yên
Trung Quốc cứu vãn nhân dân tệ rơi tự do
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 10-08-2015
- Cập nhật : 10/08/2015
Ngân hàng giảm lãi suất huy động
Lãi suất huy động USD phổ biến bằng mức trần do NHNN quy định là 0,25%/năm đối với tiền gửi của tổ chức và 0,75%/năm đối với tiền gửi của dân cư.
Về lãi suất cho vay, lãi suất cho vay bằng VND tiếp tục ổn định. Hiện, mặt bằng lãi suất cho vay phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 6-7%/năm đối với ngắn hạn, các NHTM nhà nước tiếp tục áp dụng lãi suất cho vay trung và dài hạn phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 9-10%/năm. Lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức 7-9%/năm đối với ngắn hạn; 9,3-11%/năm đối với trung và dài hạn.
Lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 3-6,7%/năm; trong đó lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 3-5,5%/năm, lãi suất cho vay trung, dài hạn ở mức 5,5-6,7%/năm.
Doanh nghiệp ‘còng lưng’ gánh 70 loại phụ phí
Đồng thời, Phó Thủ tướng cũng giao cơ quan chức năng có biện pháp đàm phán với các hãng tàu để giảm khoản phụ phí có mức thu cao như phụ phí xếp dỡ container và không thu các loại phụ phí chưa hợp lý như phụ phí mất cân đối container, phụ phí biến động giá nhiên liệu, phụ phí biến động tỉ giá, phụ phí vệ sinh container... nếu trong thực tế thực hiện không phát sinh.
Trước đó, theo báo cáo của Bộ Tài chính, các hãng tàu thu của các doanh nghiệp xuất khẩu gần 70 loại phụ phí các loại. Tính trong năm 2013 và 2014, tổng số tiền thu cước vận tải biển và phụ phí theo cước vận tải biển mà các đại lý thu hộ cho hãng tàu là hơn 77.000 tỉ đồng.
Thanh long Bình Thuận lại rớt giá thảm hại
Mặc dù đang vào vụ thu hoạch chính của năm nhưng trái thanh long ở Bình Thuận rớt giá mạnh do thị trường xuất khẩu chững lại.Thanh long ở Bình Thuận liên tục rớt giá trong gần nửa tháng qua, khi vụ thu hoạch chính vào đợt cao điểm, bắt đầu từ giữa tháng 7 vừa qua.
Các chủ vườn cho biết loại thanh long đẹp nhất dành cho xuất khẩu chỉ 4.500 - 5.000 đồng/kg, trong khi giá bán đại trà khoảng 3.000 - 3.500 đồng/kg. Theo tính toán của nông dân, thanh long chính vụ phải có giá ít nhất 6.000 đồng/kg mới có lãi.
Theo giới thương lái ở Bình Thuận, thanh long xuất khẩu của tỉnh này phụ thuộc thị trường Trung Quốc. Hầu hết các chủ vựa trong nước thu mua thanh long dựa vào giá cả do thương lái Trung Quốc ở các cửa khẩu phía Bắc đưa ra.
Trong khi đó, do nắng hạn kéo dài hơn một năm qua nên các vườn nho ở Ninh Thuận sa sút sản lượng trầm trọng. Mặc dù đang là vụ chính (từ tháng 5 đến tháng 8) nhưng năng suất bình quân năm nay khoảng 1,2 tấn/sào, chỉ bằng 60% so với mọi năm.
Mặc dù mất mùa nhưng giá nho cũng không tăng, bình quân 30.000-35.000 đồng/kg (loại 1); 22.000-27.000 đồng/kg (loại thường), giảm gần 30% so với cùng vụ những năm trước.
Hàng dệt may tạm nhập, tái xuất không phải kiểm tra chuyên ngành
Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan) vừa hướng dẫn các đơn vị hải quan địa phương khi kiểm tra mặt hàng vải tạm nhập, tái xuất.Theo đó, sản phẩm dệt may thuộc diện tạm nhập, tái xuất, không phải áp dụng quy định kiểm tra chuyên ngành.
Trường hợp sản phẩm không tái xuất mà tiêu thụ nội địa, phải kiểm tra theo quy định tại Thông tư 32/2009/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định tạm thời về giới hạn cho phép đối với hàm lượng fomaldehyt, các amin thơm có thể giải phóng ra từ thuốc nhuộm azo trong các điều kiện khử trên sản phẩm dệt may.
Trước đó, Cục Hải quan Hà Giang đã phản ánh vướng mắc về các mặt hàng vải dệt thoi từ sợi đay, vải dệt thoi từ sợi bông tạm nhập, tái xuất có phải làm thủ tục kiểm tra hàm lượng formaldehyt, các amin thơm hay không.
Bộ Công Thương cũng đã có công văn hướng dẫn, đối với những sản phẩm dệt may thuộc diện tạm nhập, tái xuất không phải áp dụng quy định kiểm tra. Trường hợp sản phẩm chuyển tiêu thụ nội địa mới phải kiểm tra theo quy định tại Thông tư 32/2009/TT-BCT.
Nhà máy sản xuất vi mạch: Cân nhắc liên doanh với nước ngoài
Đây là dự án đòi hỏi vốn đầu tư lớn, khả năng rủi ro cao, do vậy Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn cần nghiên cứu kỹ việc triển khai dự án sao cho hiệu quả.
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Tất Thành Cang nhấn mạnh như vậy khi cho ý kiến về tiến độ dự án nhà máy sản xuất vi mạch (chip điện tử).
Theo đó, có thể đi từng bước từ nhỏ đến lớn, sản phẩm làm ra nhanh, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trước mắt ở trong nước.
Đồng thời cần xem xét cân nhắc việc liên doanh với nhà đầu tư nước ngoài có thương hiệu tốt để tranh thủ công nghệ, thị trường tiêu thụ.