tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 06-08-2017

  • Cập nhật : 06/08/2017

Thủ tướng yêu cầu PVN đẩy mạnh tái cơ cấu

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao kết quả đạt được thời gian qua của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và khẳng định PVN có đóng góp nhiều mặt cho đất nước, đặc biệt là khẳng định chủ quyền quốc gia và nộp ngân sách nhà nước.

thu tuong nguyen xuan phuc lam viec voi tap doan dau khi viet nam sang 5/8

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sáng 5/8

Sáng 5/8, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc làm việc với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) về tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2017.

Cùng dự có Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng; lãnh đạo một số bộ, ngành: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Công Thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan, đơn vị liên quan…

Đánh giá cao kết quả đạt được thời gian qua của PVN, Thủ tướng cho rằng Tập đoàn có đóng góp nhiều mặt cho đất nước, đặc biệt là khẳng định chủ quyền quốc gia và nộp ngân sách nhà nước.

Vừa qua, khủng hoảng giá dầu diễn ra trên toàn cầu. Vì thế, Tập đoàn sụt giảm sản lượng, doanh số, hiệu quả sản xuất bị ảnh hưởng, cùng với việc quản lý nội bộ còn nhiều vấn đề. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương, sự phấn đấu của Tập đoàn, “các đồng chí đã cố gắng vươn lên, đạt một số kết quả khá quan trọng, nhất là một số chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2017 thể hiện quyết tâm cao”, Thủ tướng nhìn nhận và khẳng định mục tiêu của Chính phủ là xây dựng PVN phát triển bền vững, tiếp tục đóng góp vào sự phát triển của đất nước trong nhiều thập niên tới.

Với tinh thần đó, Thủ tướng nêu rõ yêu cầu PVN đẩy mạnh tái cơ cấu, tổ chức lại sản xuất, quản lý tốt hơn nữa. Có phương hướng tập trung một số việc quan trọng, nhất là xây dựng đội ngũ, khắc phục tồn tại, bất cập vừa qua để thực hiện nhiệm vụ Đảng, Nhà nước giao cho một tập đoàn chủ lực. PVN cần tăng cường đoàn kết, quyết tâm, có nhiều biện pháp chỉ đạo mạnh mẽ, hiệu quả trên các mặt.

Báo cáo tại buổi làm việc, ông Nguyễn Vũ Trường Sơn, phụ trách Hội đồng Thành viên, Tổng giám đốc PVN cho biết, 7 tháng đầu năm 2017, sản lượng khai thác dầu của Tập đoàn đạt 9,23 triệu tấn (khai thác dầu ở trong nước 8,09 triệu tấn, ở nước ngoài 1,42 triệu tấn). Sản lượng khai thác khí, sản xuất điện, đạm, xăng dầu đều đạt và vượt kế hoạch đề ra từ đầu năm.

Tổng doanh thu toàn Tập đoàn đạt 278.500 tỷ đồng, vượt 14% so với kế hoạch 7 tháng và bằng 64% kế hoạch năm. Tổng lợi nhuận sau thuế hợp nhất Tập đoàn đạt 14.100 tỷ đồng, vượt 14% so với kế hoạch 7 tháng và bằng 85% kế hoạch năm. Tập đoàn nộp ngân sách Nhà nước 50.800 tỷ đồng.

Thủ tướng nêu rõ yêu cầu PVN đẩy mạnh tái cơ cấu, tổ chức lại sản xuất, quản lý tốt hơn nữa. Có phương hướng tập trung một số việc quan trọng, nhất là xây dựng đội ngũ, khắc phục tồn tại, bất cập vừa qua để thực hiện nhiệm vụ Đảng, Nhà nước giao cho một tập đoàn chủ lực. PVN cần tăng cường đoàn kết, quyết tâm, có nhiều biện pháp chỉ đạo mạnh mẽ, hiệu quả trên các mặt.

Công tác tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí thu được nhiều kết quả quan trọng; có 1 phát hiện dầu khí mới là Cá Trích (lô 11-2) và một số giếng khoan thẩm lượng cho kết quả tốt như Thiên Nga-3X, Bạch Hổ-48. Tập đoàn cũng đã đưa giàn Thỏ Trắng 3 vào khai thác từ ngày 7/5/2017 (sớm hơn kế hoạch 13 ngày).

Trên cơ sở những kết quả đã đạt được 7 tháng đầu năm, PVN quyết tâm hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh được giao trong năm 2017 như tổng doanh thu đạt 471.000 tỷ đồng, vượt 7,4% so với kế hoạch, nộp ngân sách 89.000 tỷ đồng, vượt 20% so với kế hoạch...

Phấn đấu vượt mức khai thác dầu khí năm 2017 đạt tối thiểu 13,28 triệu tấn dầu thô (so với kế hoạch thực hiện năm 2015 là 16 triệu tấn, giảm gần 3 triệu tấn), bám sát diễn biến giá dầu để có các giải pháp kịp thời ứng phó với những biến động từng thời điểm; kiểm soát, vận hành an toàn, ổn định các nhà máy, công trình dầu khí; đẩy mạnh công tác đầu tư, ưu tiên vốn cho các dự án hoàn thành trong năm 2017; tăng cường công tác, kiểm tra, giám sát mọi hoạt động nhằm thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch đề ra.(Baodautu)
-------------------------------

DOC thay đổi cách tính thuế với tôm nhập khẩu từ Việt Nam

Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa thay đổi cách tính thuế, mức thuế với tôm nhập khẩu từ Việt Nam.

doc thay doi cach tinh thue voi tom viet nam. anh: reuters

DOC thay đổi cách tính thuế với tôm Việt Nam. Ảnh: Reuters

Theo đó, những năm trước DOC sử dụng Bangladesh làm nước thay thế để tính mức thuế với Việt Nam. Tuy nhiên, trong năm nay, một nhóm chủ tàu và nhà chế biến Hoa Kỳ đã khiếu kiện, viện dẫn các quyết định của chính phủ liên bang là không sử dụng Bangladesh vì lạm dụng lao động.

Ủy ban đặc biệt về Hành động Thương mại Tôm (Ủy ban tôm) đã khởi kiện và Tòa đã ra lệnh thẩm định lại quyết định của DOC.

Sau khi xem xét lại, Bộ Thương mại đã chọn cách đánh giá tôm của Việt Nam dựa trên số liệu lương từ Ấn Độ và lưu ý rằng nước đông dân thứ hai trên thế giới này không bị ghi nhận về tình trạng lạm dụng lao động trong ngành tôm như Bangladesh.

Quyết định này có nghĩa là các nhà nhập khẩu được lựa chọn phải chịu mức thuế chống bán phá giá tôm nhập khẩu cao hơn trong khoảng thời gian 12 tháng bắt đầu từ tháng 2 năm 2013 (đợt rà soát hành chính lần thứ 9). Mức thuế đã tăng từ 1,16% lên 1,42% do Tòa yêu cầu xác định lại mức thuế.

Các công ty nhập khẩu sản phẩm tôm vào Hoa Kỳ phải nộp tiền đặt cọc, từ đó chính phủ trừ tiền thuế. DOC tiến hành các cuộc rà soát hành chính như trên theo định kỳ để cập nhật và tính toán lại các mức thuế.

Cuộc rà soát tiếp theo dự kiến sẽ hoàn thành trong năm tới. Theo ông Nathan Rickard- luật sư đại diện cho Ủy ban Tôm, Ủy ban này sẽ thúc giục DOC từ chối chọn Bangladesh làm nước so sánh đối với các đợt rà soát trong tương lai.

Xuất khẩu tôm là một phần quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Theo báo cáo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), doanh thu từ xuất khẩu tôm của Việt Nam là 1,56 tỷ USD trong nửa đầu năm 2017, tăng gần 16% so với năm ngoái.

Đặc biệt, Hoa Kỳ đã từng là thị trường xuất khẩu hàng đầu của các doanh nghiệpxuất khẩu tôm Việt Nam, tuy nhiên, VASEP lưu ý rằng hiện nay Nhật Bản mới là nhà nhập khẩu hàng đầu.(Bnews)
-----------------------------

Công nghiệp hỗ trợ thiếu đủ thứ

 Việc phát triển công nghiệp hỗ trợ thời gian qua gặp khó do đa số DN lĩnh vực này đều có quy mô nhỏ và vừa, chưa có đủ nguồn lực để xúc tiến, quảng bá sản phẩm. 

nganh cong nghiep ho tro khu vuc phia nam chua phat trien tuong xung voi tiem nang do thieu... du thu - anh: quang dinh

Ngành công nghiệp hỗ trợ khu vực phía Nam chưa phát triển tương xứng với tiềm năng do thiếu... đủ thứ - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Tại hội nghị chuyên đề “Kết nối phát triển công nghiệp hỗ trợ” do Sở Công thương TP.HCM phối hợp cùng Cục Công nghiệp địa phương (Bộ Công thương) tổ chức ngày 4-8, nhiều đại biểu cho rằng ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) tại khu vực phía Nam chưa phát triển tương xứng với tiềm năng do thiếu kết nối, cơ chế phối hợp cục bộ, quy mô doanh nghiệp (DN) nhỏ...

Theo ông Nguyễn Phương Đông - phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM, việc phát triển CNHT thời gian qua gặp khó do đa số DN lĩnh vực này đều có quy mô nhỏ và vừa, chưa có đủ nguồn lực để xúc tiến, quảng bá sản phẩm.

Trong khi các DN lớn đều có đối tác đầu ra nên ít quan tâm đến hoạt động hỗ trợ kết nối. Do đó, ông Đông đề nghị cần có các trung tâm phân phối cấp vùng khu vực để hỗ trợ phân phối hàng hóa với chi phí hợp lý.

Ngoài ra, theo ông Đông, Bộ Công thương cần xây dựng cơ sở dữ liệu chung của các địa phương, trước mắt cần xây dựng cơ sở dữ liệu vùng khu vực phía Nam để kết nối cơ sở dữ liệu giữa các địa phương. Đặc biệt, sớm thành lập trung tâm giới thiệu sản phẩm CNHT vùng, có thể đặt tại TP.HCM.

Ông Đỗ Phước Tống, chủ tịch Hội Cơ khí điện TP.HCM, cho rằng các DN lĩnh vực CNHT tại các địa phương chưa kết nối được với nhau do cơ sở dữ liệu chưa hoàn chỉnh, hệ quả là tính liên kết chuỗi giá trị chưa có.

“Nhiều DN phải tự tìm con đường riêng cho mình thay vì liên kết, do thiếu sự tin tưởng vào hiệu quả của việc liên kết” - ông Tống nói.

Để nâng cao hiệu quả liên kết, ông Tống cho rằng từng DN trong khu vực cần xác định được thế mạnh và phân khúc thị trường để tham gia.

Trong khi đó, ông Nguyễn Hữu Hiền, phó giám đốc Sở Công thương tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đề xuất thành lập trung tâm phân phối cấp vùng, trước mắt tại khu vực ĐBSCL để làm đầu mối phân phối sản phẩm công nghiệp, CNHT nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các DN mở rộng thị trường, tạo mối liên kết trong vùng.

Theo ông Châu Bá Long - tổng giám đốc Công ty CP CNHT Minh Nguyên, một trong số ít DN trên địa bàn đang là nhà cung cấp cấp 1 cho Tập đoàn Samsung VN, để sản xuất được các sản phẩm CNHT, đặc biệt là CNHT phục vụ công nghệ cao, ngoài công nghệ và máy móc thiết bị, DN rất cần có nguồn nhân lực chất lượng cao, cùng sự hỗ trợ của Nhà nước về thuế, tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn...

“Chỉ khi hội đủ các yếu tố này, DN mới giảm được giá thành, tạo ra được sản phẩm có chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu của nhà đặt hàng” - ông Long nói.(Tuoitre)
------------------------------

Hà Nội: Điều chỉnh quy hoạch Khu đô thị mới Hoàng Văn Thụ

Việc điều chỉnh không làm ảnh hưởng ranh giới, diện tích khu đô thị mới Hoàng Văn Thụ và các tuyến đường giao thông cấp khu vực trở lên đã được phê duyệt tại Quyết định số 69/2007/QĐ-UBND ngày 21/6/2007

phoi canh tong the khu do thi moi hoang van thu.

Phối cảnh tổng thể Khu đô thị mới Hoàng Văn Thụ.

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa ký Quyết định số 5211/QĐ – UBND phê duyệt điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết khu đô thị mới Hoàng Văn Thụ, tỷ lệ 1/500 tại các phường Hoàng Văn Thụ, Thịnh Liệt và Yên Sở, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Diện tích  Khu đô thị mới Hoàng Văn Thụ khoảng 23,8 ha, quy mô dân số là 3.416 người.

Theo quyết định, việc điều chỉnh không làm ảnh hưởng ranh giới, diện tích khu đô thị mới Hoàng Văn Thụ và các tuyến đường giao thông cấp khu vực trở lên đã được phê duyệt tại Quyết định số 69/2007/QĐ-UBND ngày 21/6/2007; chỉ điều chỉnh mạng lưới đường nội bộ, chức năng, chỉ tiêu sử dụng đất và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật theo quy hoạch chi tiết được duyệt trên cơ sở đảm bảo cân đối và khớp nối hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội khu vực.

Trong các công trình nhà ở cao tầng, biệt thự, nhà vườn được bố trí đủ diện tích đỗ xe phục vụ cho công trình theo quy định. Quy mô diện tích sàn tầng hầm (hoặc nổi), công trình cao tầng sẽ được xem xét cụ thể tại giai đoạn lập dự án và phương án thiết kế công trình và tuân thủ quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế, các quy định liên quan về công trình ngầm.(Baodautu)

Trở về

Bài cùng chuyên mục