Trung Quốc cấm hoạt động ICO, hàng loạt đồng tiền ảo mất giá; Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc 7 tháng tăng 40%, nhu cầu tôm tại Châu Á sẽ tăng mạnh các năm tới; Không “khởi nghiệp” ông lớn cũng tụt hậu; “Vua nghỉ dưỡng“ Macau đầu tư casino tại Việt Nam và Nhật Bản
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 02-02-2016
- Cập nhật : 02/02/2016
"Bật mí" kế hoạch của nhiều "ông lớn" địa ốc năm 2016
Trong năm 2015, thị trường bất động sản phục hồi rõ nét khi đây là năm bản lề chứng kiến thị trường bước vào một chu kì phát triển mới. Do đó, 2016 sẽ là một năm triển vọng của thị trường này.
Theo công bố của HoREA, trong 2 năm tới (2016 – 2017) thị trường bất động sản sẽ ghi nhận sự hiện diện của hơn 70.000 căn hộ đến từ hàng trăm dự án. Điều này đồng nghĩa với việc thị trường sẽ chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt.
Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia tài chính, với nhiều yếu tố thuận lợi như kinh tế tiếp tục đà phục hồi, làn sóng FDI đón đầu các FTA Việt Nam tham gia, cộng với lãi suất thấp… thị trường BĐS 2016 sẽ giữ được nhịp tăng trưởng.
Trong đó, căn hộ sẽ vẫn là phân khúc sôi động nhất; căn hộ cao cấp và biệt thự liền kề tại những vị trí thuận lợi, hạ tầng và tiện ích hoàn chỉnh sẽ dành được sự quan tâm của khách hàng có thu nhập cao, đặc biệt khách hàng ngoại quốc sẽ tăng lên đáng kể khi các quy định luật pháp về cho phép người nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam trở nên hoàn chỉnh hơn.
Còn theo dự báo của Hiệp hội BĐS Tp.HCM HoREA, trong 2 năm tới (2016 – 2017) thị trường bất động sản sẽ ghi nhận khoảng 70.000 căn hộ đến từ hàng trăm dự án. Điều này đồng nghĩa với việc thị trường sẽ chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt.
Các nhà kinh tế cho rằng, để tồn tại và phát triển mạnh mẽ các chủ đầu tư bắt buộc phải tạo ra được sự khác biệt cho sản phẩm của mình để chiếm lĩnh thị phần.
Những kết quả và kế hoạch của nhiều "ông lớn" địa ốc đã thấy rõ điều này. Tập đoàn Vingroup được kỳ vọng sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường với doanh thu 2016 ước đạt 47.910 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ dự kiến 4.309 tỷ đồng. Trong năm 2016, mảng chuyển nhượng BĐS tập trung vào một số dự án như dự án Nguyễn Chí Thanh, Park Hill, Vinhomes Central Park và Vinpearl Villas được bàn giao.
Phân khúc căn hộ được dự báo sẽ tiếp tục sôi động. Vì thế, nhiều công ty bất động sản khác cũng đang lên kế hoạch "khủng" cho năm 2016. Đáng chú ý như Công ty Bình Chánh sẽ triển khai nhiều dự án, trong đó có Corona City. Năm 2016, công ty này đặt mục tiêu doanh thu 683 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 284 tỷ đồng. Nam Long tiếp tục phát triển chuỗi Ehome, với kế hoạch doanh thu trong năm đạt khoảng 1.782 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, việc đàm phán với đối tác tại Dự án Aquamarine Residences (Bình Chánh) đang đi đến giai đoạn kết thúc có thể đem lại khoản lợi nhuận bất thường từ chênh lệch đánh giá lại giá đất theo thời giá hiện tại. So với các DN BĐS khác, Nam Long là một trong số ít các công ty có quỹ đất lớn, với gần 52 ha tại khu vực TP. HCM.
Song song với đó, công ty CP Đầu tư Căn nhà mơ ước (DRH ) đã thông qua chủ trương đầu tư vào Dự án Khu căn hộ cao tầng 277 Bến Bình Đông, phường 14, quận 8, TP.HCM. Dự án có quy mô tầng cao dự kiến là 25 tầng và dân số 900 người, diện tích sử dụng đất 5,465.4 m2 với hệ số diện tích sử dụng đất 7.5 lần, mật độ xây dựng tối đa 45%.
Trước đó, DRH cũng đã chi 110 tỷ đồng nhận chuyển nhượng dự án tại 1177 Huỳnh Tấn Phát, quận 7, với diện tích sử dụng đất là 2,820.3m2. Dự án 1177 Huỳnh Tấn Phát sẽ bắt triển khai từ quý 1/2016 và bàn giao vào quý 3/2017. DRH tiếp tục chi 120 tỷ đồng nhận chuyển nhượng dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng tại xã Lộc An, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Việc đầu tư và triển khai hàng loạt dự án mới của DRH nằm trong kế hoạch được thông qua tại đại hội đồng cổ đông bất thường nhằm tăng vốn điều lệ lên gấp 3 lần vào tháng 12/2015. Đây cũng là những hoạt động đánh dấu sự trở lại của DRH trên thị trường bất động sản, mở ra cuộc cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường trong năm 2016.
Năm 2016, Licogi 13 (LIG) kỳ vọng doanh thu đạt 1.300 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất tối thiểu 62 tỷ đồng. Theo LIG, lợi nhuận năm 2016 dự kiến tăng mạnh do Công ty triển khai đầu tư, kinh doanh các dự án bất động sản. Cụ thể, quý II/2016 sẽ bắt đầu thực hiện đầu tư, kinh doanh Dự án Khu nhà ở quanh chợ Tây Đằng (Ba Vì) với tổng mức đầu tư dự kiến 374 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận dự kiến 18% trên doanh thu.
Về phân khúc nhà ở cho người thu nhập thấp, nhà ở xã hội, công ty Xây dựng và Phát triển Hạ tầng Đô thị - BID Việt Nam sẽ cung cấp ra thị trường TP. HCM khoảng 7,000-10,000 căn hộ có diện tích 45-70m2/căn, giá bán từ 10-12 triệu đồng/m2, hình thành các chuỗi đô thị dành cho người thu nhập thấp tại một số khu vực trên địa bàn thành phố.
Theo kế hoạch, từ năm 2016-2018, BID Việt Nam sẽ triển khai dự án BID EDU-HOME 1 tại quận 9, quy mô căn hộ: 1,200 căn, tổng mức đầu tư 580 tỷ đồng; Dự án BID EDU-HOME 2 tại huyện Bình Chánh, quy mô căn hộ: 1,500 căn, tổng mức đầu tư 900 tỷ đồng. Từ năm 2018-2022, công ty sẽ triển khai dự án BID EDU-HOME 3 tại huyện Nhà Bè, quy mô căn hộ: 3,000 căn, tổng mức đầu tư 1,400 tỷ đồng.
Thị trường bán lẻ “nóng” nhất thế giới đang ở đâu?
Theo phân tích của các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước, khu vực hấp dẫn nhất để các nhà bán lẻ toàn cầu tìm kiếm hoạt động thuộc về Trung Đông và Bắc Mỹ. Tuy nhiên, thị trường đơn lẻ “nóng” nhất hiện nay cho ngành bán lẻ phát triển không nơi đâu khác ngoài Việt Nam.
Theo đó, chỉ trong vòng hai năm trở lại đây Việt Nam đã “lật đổ” một số cường quốc bán lẻ lớn trong khu vực châu Á để vươn lên trở thành thị trường phát triển bán lẻ hấp dẫn nhất toàn cầu, dựa vào các yếu tố như những rủi ro về sự tăng trưởng kinh tế và tính ổn định của hệ thống chính trị khá tốt, thu nhập tính trên đầu người liên tục được cải thiện, tính cạnh tranh của thị trường rất rộng và hấp dẫn.
Một báo cáo mới đây của công ty Cushman & Wakefield cũng nhận định rằng tuy thị trường bán lẻ của Việt Nam vẫn còn nhỏ so với thế giới nhưng với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế nước này đạt gần 7% GDP chính là chất “xúc tác” cho sự hấp dẫn các tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới. Ngoài ra, cộng với một lực lượng khách hàng tiêu dùng nằm trong số trẻ nhất các nước châu Á chi tiêu ngày một tăng, đặc biệt tại nhiều thành phố lớn trong cả nước, đang là động lực cho ngành này phát triển mạnh trong tương lại không xa.
Ông Phan Văn Tý, Trưởng Bộ phận Bán lẻ của Công ty TNHH Savills Việt Nam, cho biết, hiện nay trên thị trường bán lẻ Việt Nam đã xuất hiện nhiều tập đoàn lớn của khu vực châu Á. Theo dự báo của các chuyên gia, trong vòng 2-3 năm tới, Việt Nam sẽ chứng kiến hàng loạt sự xuất hiện của các tập đoàn bán lẻ hàng đầu đến từ Mỹ và châu Âu. Điều này sẽ kéo theo một “cuộc chiến” tranh giành lợi thế về vị trí kinh doanh, kéo theo sự bùng nổ các thương vụ M&A trong lĩnh vực bất động sản (BĐS) bán lẻ.
Điển hình cho xu thế này, vừa qua, thị trường bán lẻ TP.HCM tiếp nhận thêm một số trung tâm bán lẻ mới, đó là hệ thống trung tâm mua sắm Vincom Mega Center, Vinmart, SC VivoCity và sắp tới là đại siêu thị EAON thứ 2 của Nhật Bản tại Tp.HCM (quận Tân Phú), cung cấp hơn 200 nghìn m2 diện tích bán lẻ cho thị trường. Thị trường bán lẻ tại TP. HCM vẫn còn khá nhỏ so với thị trường tại các thành phố có thể so sánh trong khu vực nhưng khu vực trung tấm được xem là khu vực lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư bán lẻ và nhà bán lẻ nước ngoài cho dù khu vực ngoại ô đang trở nên ngày càng hấp dẫn hơn.
Bên cạnh đó, sức mua sắm ở thị trường TP. HCM vẫn khá mạnh trong một vài năm qua. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài dự đoán rằng tăng trưởng bán lẻ tại thị trường này sẽ tăng cao hơn khi kinh tế hồi phục. Xu hướng tiêu dùng hiện nay ở Việt Nam cho thấy có nhu cầu lớn đối với các thương hiệu cao cấp, các cửa hàng nhượng quyền quốc tế và hàng hóa nội địa chất lượng cao.
Mặt khác, nhu cầu về mặt bằng bán lẻ cao cấp tiếp tục tăng cao tại khu vực trung tâm thành phố. Trong 2016, dự kiến có khoảng 300.000 m2 nguồn cung bán lẻ mới được đưa vào thị trường. Từ năm 2016 trở đi sẽ là năm đáng chú ý đối với thị trường bán lẻ khi mà có đến hàng ngăm nghìn m2 nguồn cung mới có thể đi vào hoạt động.
Hiện tại, có 126 trung tâm bán lẻ trong thành phố với tổng diện tích khoảng 1.07 triệu m2. Quận 1 vẫn nơi là thị trường bán lẻ tập trung nhiều nhất, chiếm gần 17% tổng nguồn cung.
Nhưng xét đến tình trạng quỹ đất khan hiếm và giá đất cao, các dự báo cho thấy đa số nguồn cung tương lai tập trung chủ yếu tại khu vực nội thành và ngoại ô, ở phía nam và phía đông Tp.HCM, nơi nhiều cơ sở hạ tầng và dân cư đã được thành lập.
Cao su tự nhiên: 2015 lãi thấp, dè dặt kế hoạch lãi 2016
Giá bán cao su giảm sâu, các doanh nghiệp cao su tự nhiên đã có một năm kinh doanh đầy khó khăn và tiếp tục đặt kế hoạch thận trọng trong năm 2016.
Với giá mủ cao su liên tục lao dốc, mỗi năm ngành cao su Việt Nam bị “bốc hơi” hàng chục ngàn tỉ đồng. Nhiều hộ cao su tiểu điền phải chặt bỏ, doanh nghiệp hạn chế cạo mủ, cắt giảm lao động để tồn tại là bức tranh phản ánh hiện thực ngành cao su VN trong năm 2015.
Trên sàn niêm yết, cả 5 doanh nghiệp cao su tự nhiên đều đã công bố KQKD quý 4/2015 và cả năm 2015 với kết quả giảm sụt so với cùng kỳ.
Theo đó, riêng quý 4/2015 mức lãi cao nhất thuộc về công ty mẹ Cao su Phước Hòa (PHR) với gần 120 tỷ đồng, tuy nhiên con số này cũng giảm 6% so với cùng kỳ. Công ty mẹ cao su Đồng Phú và cao su Tây Ninh cũng lần lượt báo lãi trên dưới 20 tỷ đồng giảm quá nửa so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, cao su Hòa Bình và cao su Thống Nhất không có lực đỡ từ lãi hoạt động khác khiến HRC lãi vỏn vẹn 1,62 tỷ đồng giảm 92% so với cùng kỳ, cá biệt TNC báo lỗ gần 5 tỷ đồng trong khi cùng kỳ LNST đạt 5,5 tỷ đồng, trước đó TNC cũng đã lên kế hoạch lỗ 2,5 tỷ đồng trong quý 4/2015.
Lũy kế cả năm 2015, cả 5 doanh nghiệp này cùng đồng loạt có mức lãi ròng giảm sút so với cùng kỳ. Hiện Cao su Tây Ninh (TRC) chưa công bố BCTC quý 4/2015, nhưng KQKD 2015 đã được HĐQT công ty thống nhất với tổng doanh thu cả năm đạt 415 tỷ đồng; LNTT đạt 57,48 tỷ đồng và kết quả này giảm sâu so với con số 164,2 tỷ đồng LNTT năm 2014.
Được biết, các doanh nghiệp cao su đã đặt kế hoạch khá khiêm tốn cho năm tài chính 2015 nên việc hoàn thành với tỷ lệ khá cao kế hoạch năm cũng không thu hút được nhiều sự chú ý. So với chỉ tiêu đặt ra cho cả năm là doanh thu 446,87 tỷ đồng và LNTT 40,13 tỷ đồng, thì Cao su Tây Ninh đã chính thức vượt kế hoạch sản xuất kinh doanh cả năm. HRC cũng vượt kế hoạch 18,5%.
Giá cao su thiên nhiên đã trải qua 3 năm liên tiếp “nguội lạnh”, trên sàn niêm yết lợi nhuận của các doanh nghiệp cao su tự nhiên cũng đã giảm liên tiếp trong 3 năm qua.
Song các dự báo mới nhất cho thấy, mặt hàng “vàng trắng” có thể sẽ “ấm” lên trong năm 2016. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo sẽ chạm đáy vào quý IV/2015 trước khi phục hồi trở lại bắt đầu từ năm 2016. Trong khi đó, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo giá cao su sẽ phục hồi từ nay đến năm 2025. Theo dự báo mới nhất của WB, giá cao su RRS3 năm 2015 chạm đáy với mức giá bình quân là 1,5 USD/kg và dần phục hồi vào năm 2016, có mức giá bình quân là 1,54 USD/kg, đến 2025 là 2,09 USD/kg.
Với tương lai khả quan của ngành cao su thế giới, xuất khẩu cao su của Việt Nam được kỳ vọng có triển vọng tốt hơn trong năm 2016, sau khi giảm sâu trong 2015. Trong năm 2015, xuất khẩu cao su của VN đạt trên 1,1 triệu tấn, đạt kim ngạch 1,6 tỉ USD. Lượng xuất khẩu cao su của VN tăng chủ yếu nhờ sự phục hồi của thị trường Trung Quốc. Nhận định giá cao su tiếp tục ở mức thấp, Tập đoàn cao su Việt Nam (VRG) đã xây dựng kế hoạch năm 2016 với các chỉ tiêu cơ bản đó, tổng doanh thu dự kiến của VRG là 17.808 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến đạt 2.570 tỷ đồng, nộp ngân sách 1.300 tỷ đồng.
Tuy nhiên các doanh nghiệp cao su tự nhiên trên sàn niêm yết lại tỏ ra khá dè dặt với kế hoạch kinh doanh năm 2016, Cao su Phước Hòa (PHR) đặt mục tiêu tổng doanh thu 900 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ cao su ước đạt 723 tỷ đồng, chiếm 80% cơ cấu cả năm. Doanh thu tài chính và doanh thu khác lần lượt đạt 38 tỷ và 138 tỷ đồng (trong đó, thanh lý vườn cây thu về 118 tỷ đồng). Theo đó, lãi trước thuế đặt chỉ tiêu 99 tỷ đồng, chỉ bằng gần 42% thực hiện trong năm 2015. Cao su Tây Ninh (TRC) đặt kế hoạch tổng doanh thu 2016 dự kiến chỉ đạt 338,5 tỷ đồng giảm 18% thực hiện 2015, lãi trước thuế chỉ còn hơn 37,6 tỷ đồng giảm gần 20 tỷ đồng. TNC cũng rất thận trọng với kế hoạch lãi khiêm tốn 2,15 tỷ đồng LNTT, chỉ bằng 1/5 kết quả đạt được của năm 2015.
PMI giảm kỷ lục, Trung Quốc tiến thoái lưỡng nan
Những số liệu mới làm trầm trọng thêm tình thế tiến thoái lưỡng nan mà các nhà hoạch định chính sách đang gặp phải.
Số liệu mới nhất cho thấy hoạt động sản xuất của Trung Quốc đã suy giảm tháng thứ 6 liên tiếp. Điều này làm tăng khả năng các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc phải tung thêm biện pháp hỗ trợ nền kinh tế trong bối cảnh TTCK đã bước vào thị trường giá xuống lần thứ 2 kể từ tháng 6 tới nay và đồng nhân dân tệ ở mức thấp nhất 5 năm.
Theo báo cáo được Tổng cục Thống kê Trung Quốc công bố sáng nay (1/2), chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) chính thức của Trung Quốc giảm xuống còn 49,4 điểm trong tháng 1, thấp nhất 4 năm và cũng thấp hơn mức ước tính 49,6 điểm được các chuyên gia tham gia khảo sát của Bloomberg đưa ra trước đó.
Các chỉ số phụ như số đơn hàng xuất khẩu và nhập khẩu cũng sụt giảm so với 1 tháng trước.
Chỉ số PMI của khu vực dịch vụ cũng sụt giảm trong tháng 1. Hoạt động sản xuất của khu vực tư nhân sụt giảm tháng thứ 11 liên tiếp.
Là chỉ số đo lường hoạt động sản xuất của một nền kinh tế, chỉ số PMI được tính toán từ khảo sát thực hiện trên các giám đốc mua hàng của hàng trăm công ty. Chỉ số cao hơn mốc 50 điểm có nghĩa là hoạt động sản xuất được mở rộng, trong khi dưới mức 50 điểm là hoạt động sản xuất bị thu hẹp.
Với 6 tháng liên tiếp ở dưới 50 điểm, đây là chuỗi dài nhất kể từ năm 2005, khi số liệu bắt đầu được thống kê.
Những số liệu mới làm trầm trọng thêm tình thế tiến thoái lưỡng nan mà các nhà hoạch định chính sách đang gặp phải. Trung Quốc có thể bổ sung các biện pháp kích thích tiền tệ để ngăn đà suy giảm của nền kinh tế nhưng điều này sẽ tăng thêm áp lực cho đồng nhân dân tệ và khiến dòng vốn tháo chạy. Tháng 1 vừa qua chứng khoán Trung Quốc đã giảm sâu nhất kể từ 2008.
Phiên sáng nay chỉ số Shanghai Composite giảm 1,8%, xuống còn 2.688,87 điểm, nâng tổng số điểm giảm từ đầu năm đến nay lên 24%.
HSBC “đóng băng” tuyển dụng và tăng lương trong năm 2016
Giống như các ngân hàng toàn cầu khác, HSBC không thể thoát khỏi những hiện tượng như kinh tế toàn cầu suy giảm cũng như chất lượng tài sản xấu đi.
Ngân hàng HSBC vừa thông báo kế hoạch sẽ ngừng tuyển dụng nhân sự mới cũng như tăng lương trong năm 2016. Đây là một phần trong nỗ lực hướng tới mục tiêu đến năm 2016 sẽ cắt giảm được khoảng 5 tỷ USD chi phí.
Người phát ngôn Gillian James của HSBC cho biết chính sách mới đã được nhấn mạnh trong thông báo gửi đến các nhân viên vào cuối tuần trước. Trước đó Reuters cũng đã đưa tin về chính sách này.
“Đây là động thái phù hợp với chiến dịch cắt giảm chi phí của HSBC”, Richard Cao – chuyên gia phân tích đến từ công ty chứng khoán Guotai Junan Securities nhận định. “Giống như các ngân hàng toàn cầu khác, HSBC không thể thoát khỏi những hiện tượng như kinh tế toàn cầu suy giảm cũng như chất lượng tài sản xấu đi".
Hồi tháng 6 năm ngoái, CEO Stuart Gulliver đã vạch ra kế hoạch 3 năm hướng tới mục tiêu thu hẹp mạng lưới bằng cách đóng cửa các mảng kinh doanh thua lỗ và xóa bỏ một số đầu việc nhằm tăng lợi nhuận trong bối cảnh chi phí pháp lý tăng cao. Các ngân hàng lớn khác ở châu Âu từ Credit Suisse đến Deutsche Bank cũng đang cắt giảm hàng nghìn việc làm.
Trong kế hoạch 3 năm, HSBC dự định cắt giảm 22.000 – 25.000 nhân viên toàn thời gian (tương đương 10% tổng nhân sự), nhằm cắt bỏ khoảng 4,5 – 5 tỷ USD chi phí và đang tìm kiếm đối tác để bán chi nhánh Thổ Nhĩ Kỳ. Trước đó chi nhánh ở Brazil cũng đã bị bán đi.