Ấn Độ là một trong 3 thị trường có tốc độ tăng cao nhất trong số các trường thị trường xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2018, tăng 88,34% so với cùng đạt 5,1 tỷ USD, chiếm 2,8% tỷ trọng.

Tình hình xuất khẩu cao su trong tháng 9/2018 sụt giảm bởi tác động từ giá cao su trên thị trường thế giới biến động không đồng nhất. Tại thị trường nội địa, giá mủ cao su giảm do mưa kéo dài và ảnh hưởng nặng của bệnh rụng lá...
Theo Bộ NN & PTNT, giá mủ cao su trong tháng 9/2018 sụt giảm. Cụ thể, tại Bình Phước, giá thu mua mủ cao su giảm từ mức 255 đồng/độ xuống 240 đồng/độ. Tại Đồng Nai, giá mủ tiếp tục giảm 500 đ/kg, từ 12.500 đ/kg xuống còn 12.000 đ/kg.
Nguyên nhân giảm do mưa tập trung kéo dài, làm gián đoạn việc khai thác mủ tại nhiều nơi, nhất là khu vực Tây Nguyên, Lào và một số nơi ở miền Đông Nam Bộ. Riêng khu vực Tây Nguyên bị ảnh hưởng nặng của bệnh rụng lá mùa mưa. Sức tiêu thụ rất chậm, giá cao su giống thời điểm này khá thấp, chỉ bằng một nửa so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính chung trong 9 tháng, giá mủ cao tại Đồng Nai tăng khoảng 200 đ/kg (mức giá cao nhất đạt được vào tháng 5 là 13.200 đ/kg); giá mủ cao su tại Bình Phước giảm khoảng 400 đ/kg.
Dự báo, giá cao su nguyên liệu trong nước tiếp tục giảm trong thời gian tới với bối cảnh thị trường cao su toàn cầu dư cung, giao dịch ảm đạm.
Xuất khẩu
Cùng với thị trường nội địa, hoạt động xuất khẩu cũng ảm đạm, tháng 9/2018 giảm cả lượng và trị giá, giảm lần lượt 10,7% và 9,6% so với tháng 8/2018 tương ứng với 152,8 nghìn tấn; 197 triệu USD. Nguyên nhân, do giá cao su trên thị trường thế giới biến động không đồng nhất so với tháng 8/2018 đã tác động đến tình hình xuất khẩu cao su của Việt Nam.
Tính chung từ đầu năm đến hết tháng 9/2018, đã xuất khẩu trên 1 triệu tấn cao su, trị giá 1.4 tỷ USD, tăng 8,3% về lượng nhưng giảm 11,9% trị giá so với cùng kỳ. Giá xuất bình quân 1.381,07 USD/tấn, giảm 18,6%.
Trung Quốc thị trường chính xuất khẩu cao su của Việt Nam, chiếm 64,2% tổng lượng cao su xuất khẩu đạt 661,9 nghìn tấn, trị giá 899,7 triệu USD, tăng 8,62% về lượng nhưng giảm 12,53% trị giá so với cùng kỳ 2017. Giá xuất bình quân 1359,21 USD/tấn, giảm 19,47%.
Tính riêng tháng 9/2018 xuất khẩu sang Trung Quốc là 101,4 nghìn tấn, trị giá 129,7 triệu USD, giảm 4,49% về lượng và 1,74% trị giá so với tháng 8/2018; nếu so với tháng 9/2017 tăng 1,2% về lượng nhưng giảm 19,98% trị giá.
Sau Trung Quốc là thị trường EU, chiếm 6,6% thị phần đạt 68,5 nghìn tấn, trị giá 97,2 triệu USD, giảm 3,83% về lượng và 22,4% trị giá so với cùng kỳ. Kế đến là Ấn Độ, các nước Đông Nam Á, Malaysia, Đức và Hàn Quốc…
Một điểm đáng chú ý về tình hình xuất khẩu cao su trong 9 tháng đầu năm 2018, mặc dù lượng cao su xuất sang các thị trường đều tăng trưởng (chiếm tới 68%), nhưng ngược lại kim ngạch sụt giảm phần lớn (chiếm 67,8%).
Trong số thị trường tăng mạnh nhập khẩu cao su từ Việt Nam phải kể đến Ấn Độ tăng 77,28% (đạt 68,4 nghìn tấn); Mexico tăng 71,32% (đạt trên 2 nghìn tấn); Ukraine tăng 70,39% (đạt 305 tấn).
Thị trường với kim ngạch sụt giảm mạnh đó là: Séc giảm 83,03% (tương ứng 543,5 nghìn USD); Singapore giảm 68,41% (với 104,2 nghìn USD).
Thị trường xuất khẩu cao su 9 tháng năm 2018
Thị trường | 9T/2018 | +/- so với cùng kỳ 2017 (%)* | ||
Lượng (Tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Trung Quốc | 661.985 | 899.778.081 | 8,62 | -12,53 |
Ấn Độ | 68.411 | 99.459.737 | 77,28 | 53,15 |
Malaysia | 46.990 | 61.151.426 | -21,75 | -34,64 |
Đức | 28.991 | 44.105.362 | 7,26 | -11,37 |
Hàn Quốc | 24.075 | 36.153.557 | -27,11 | -42,34 |
Hoa Kỳ | 22.978 | 31.796.047 | -12,64 | -22,95 |
Đài Loan | 22.461 | 34.066.738 | 19,43 | -1,58 |
Thổ Nhĩ Kỳ | 19.406 | 27.296.967 | 6,91 | -12,59 |
Indonesia | 12.220 | 18.075.666 | 19,15 | 4,3 |
Italy | 10.862 | 14.973.561 | -2,84 | -22,41 |
Tây Ban Nha | 9.483 | 13.280.182 | 9,54 | -13,89 |
Brazil | 8.709 | 10.733.041 | 11,27 | -12,2 |
Nhật Bản | 8.668 | 13.962.072 | 3,12 | -17,99 |
Hà Lan | 7.791 | 9.473.741 | -26,55 | -46,19 |
Nga | 6.397 | 8.921.599 | 40,41 | 10,78 |
Canada | 4.624 | 6.822.796 | 64,26 | 31,94 |
Bỉ | 4.165 | 4.603.147 | -36,31 | -50,52 |
Pakistan | 3.791 | 5.348.840 | 34,19 | 15,19 |
Pháp | 2.464 | 3.749.530 | 3,31 | -21,57 |
Mexico | 2.073 | 2.776.795 | 71,32 | 26,21 |
Anh | 1.791 | 2.511.140 | 57,66 | 14,55 |
Thụy Điển | 1.532 | 2.199.472 | 51,68 | 29,21 |
Hồng Kông (TQ) | 1.532 | 2.244.976 | 14,67 | -11,26 |
Achentina | 1.484 | 2.211.667 | -1,72 | -21,18 |
Phần Lan | 1.149 | 1.836.678 | 16,3 | -11,75 |
Séc | 343 | 543.514 | -80,67 | -83,03 |
Ukraine | 305 | 503.710 | 70,39 | 51,62 |
Singapore | 71 | 104.282 | -67,43 | -68,41 |
(*Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)
Theo Vinanet.vn
Ấn Độ là một trong 3 thị trường có tốc độ tăng cao nhất trong số các trường thị trường xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2018, tăng 88,34% so với cùng đạt 5,1 tỷ USD, chiếm 2,8% tỷ trọng.
Sắt thép nhập khẩu cả 9 tháng đầu năm giảm 9,9% so với cùng kỳ nhưng kim ngạch vẫn tăng 12,1%, đạt 10,34 triệu tấn, trị giá 7,51 tỷ USD.
Hiện nay, Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE) là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Trung Đông và châu Phi, là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trên thế giới.
Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 9 tháng đầu năm 2018 cả nước xuất khẩu 4,89 triệu tấn gạo, thu về 2,46 tỷ USD, tăng 5,9% về lượng và tăng 20,5% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.
Mặc dù lượng và kim ngạch xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong tháng 9/2018 tăng trưởng, nhưng tính chung từ đầu năm đến hết tháng 9/2018 giảm cả lượng và trị giá so với cùng kỳ 2017.
Số lượng nhóm hàng “tỷ USD” của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm hơn 50% tổng số nhóm hàng xuất khẩu “tỷ USD” của cả nước, trong đó giới doanh nghiệp này chiếm ưu thế lớn trong lĩnh vực công nghệ cao.
Quan hệ giữa Việt Nam – Vương quốc Anh phát triển trên mọi lĩnh vực và hợp tác kinh tế thương mại tăng trưởng. Năm 2017, thương mại giữa hai nước là 6,1 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Anh đạt 5,4 tỷ USD và nhập khẩu đạt 700 triệu USD.
9 tháng đầu năm 2018, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam – Malaysia đạt 8,6 tỷ USD tăng 17,1% so với cùng kỳ năm trước.
Là đối tác thương mại lớn thứ 4 của nhau trong ASEAN, quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Indoneis tăng trưởng đều đặn ở mức 6,5%/năm trong giai đoạn 2012 – 2016, năm 2017 đạt 6,5 tỷ USD và 9 tháng đầu năm 2018 đạt trên 6 tỷ USD. Hai nước sẽ phấn đấu nâng kim ngạch thương mại lên 10 tỷ USD vào năm 2020.
Số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh trong tháng 8/2018 giảm 4,5% so với tháng 7/2018 chỉ đạt 80 triệu USD – đây là tháng giảm thứ ba liên tiếp.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự