Ấn Độ, Na Uy, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản là các thị trường lớn cung cấp thủy sản cho Việt Nam.

Sắt thép nhập khẩu cả 9 tháng đầu năm giảm 9,9% so với cùng kỳ nhưng kim ngạch vẫn tăng 12,1%, đạt 10,34 triệu tấn, trị giá 7,51 tỷ USD.
Sắt thép các loại nhập khẩu về Việt Nam trong tháng 9/2018 giảm về cả lượng và trị giá so với tháng 8/2018. Cụ thể, tháng 9 chỉ nhập 1,05 triệu tấn, tương đương 788,12 triệu USD (giảm 15,4% về lượng và giảm 12,9% về trị giá). Tính chung, lượng thép nhập khẩu cả 9 tháng đầu năm giảm 9,9% so với cùng kỳ nhưng kim ngạch vẫn tăng 12,1%, đạt 10,34 triệu tấn, trị giá 7,51 tỷ USD.
Giá sắt thép nhập khẩu trong tháng 9/2018 đạt 752,5 USD/tấn, tăng 3% so với tháng 8/2018 và tăng 21,8% so với cùng tháng năm 2017. Tính trung bình cả 9 tháng đầu năm đạt 726,6 USD/tấn, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhập khẩu sắt thép trong tháng 9/2018 sụt giảm, do nhập khẩu từ hầu hết các thị trường chủ yếu đều giảm. Cụ thể, nhập khẩu từ thị trường lớn nhất là Trung Quốc giảm 5,8% về lượng và giảm 5,7% về trị giá (đạt 450.243 tấn, trị giá 333,14 triệu USD); nhập từ Nhật Bản giảm 37% về lượng và giảm 34,5% về trị giá (đạt 146.888 tấn, trị giá 106,31 triệu USD); nhập từ Đài Loan giảm 9,3% về lượng và giảm 12,6% về trị giá (đạt 106.933 tấn, trị giá 72,25 triệu USD).
Trung Quốc là thị trường lớn nhất cung cấp sắt thép cho Việt Nam, chiếm 46,5% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu sắt thép của cả nước, đạt 4,8 triệu tấn, trị giá 3,46 tỷ USD, giảm 14,6% về lượng nhưng tăng 9% về trị giá so với cùng kỳ.
Thị trường lớn thứ 2 là Nhật Bản đạt 1,67 triệu tấn, tương đương 1,18 tỷ USD chiếm 16% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu sắt thép của cả nước, giảm 0,6% về lượng nhưng tăng 17% về trị giá so với cùng kỳ.
Đứng thứ 3 là thị trường Hàn Quốc chiếm 12,7% trong tổng lượng và chiếm 14,4% trong tổng kim ngạch, đạt 1,31 triệu tấn, trị giá 1,08 tỷ USD, tăng 4,5% về lượng và tăng 21,6% về trị giá.
Tiếp sau đó là thị trường Đài Loan chiếm 10,8% trong tổng lượng và chiếm 9,9% trong tổng kim ngạch, đạt 1,11 triệu tấn, trị giá 741,62 triệu USD, giảm 7,4% về lượng nhưng tăng 12,9% về kim ngạch.
Trong 9 tháng đầu năm nay, nhập khẩu sắt thép từ đa số các thị trường tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý nhất là nhập khẩu từ thị trường Pháp, mặc dù lượng nhập khẩu rất ít, chỉ đạt 832 tấn, giảm 42,3% so với cùng kỳ nhưng dó giá nhập tăng mạnh gấp 12,5 lần, đạt trung bình 25.440 USD/tấn, do đó kim ngạch cũng tăng rất mạnh gấp 7,3 lần, đạt 21,17 triệu USD. Bên cạnh đó, nhập khẩu từ thị trường Áo cũng tăng rất mạnh 207% về lượng và tăng 449% về kim ngạch, đạt 1.315 tấn, tương đương 9,14 triệu USD. Nhập từ Nga tăng 224,9% về lượng và tăng 280,7% về trị giá, đạt 442.144 tấn, tương đương 254,62 triệu USD; Canada tăng 151,8% về lượng và 162% về trị giá, đạt 1.035 tấn, tương đương 0,72 triệu USD.
Ngược lại, nhập khẩu sắt thép sụt giảm mạnh từ các thị trường sau: Ba Lan giảm 84,2% về lượng và giảm 83,4% về trị giá, đạt 73 tấn, tương đương 0,13 triệu USD; Ukraine giảm 89% về lượng và giảm 82,8% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 71 tấn, tương đương 0,07 triệu USD. Mexico giảm 38,9% về lượng và giảm 54% về trị giá, đạt 534 tấn, tương đương 0,39 triệu USD.
Nhập khẩu sắt thép 9 tháng đầu năm 2018
Thị trường | 9T/2018 | +/- so sánh với cùng kỳ (%)* | ||
Lượng (tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Tổng cộng | 10.336.472 | 7.510.026.174 | -9,93 | 12,14 |
Trung Quốc | 4.802.464 | 3.458.894.711 | -14,6 | 9,04 |
Nhật Bản | 1.672.562 | 1.179.422.375 | -0,58 | 17,05 |
Hàn Quốc | 1.309.368 | 1.079.671.873 | 4,45 | 21,58 |
Đài Loan (TQ) | 1.112.148 | 741.615.063 | -7,35 | 12,87 |
Ấn Độ | 459.851 | 297.089.398 | -58,59 | -48,35 |
Nga | 442.144 | 254.622.679 | 224,87 | 280,74 |
Indonesia | 98.570 | 102.974.469 | 67,42 | 250,34 |
Brazil | 130.210 | 73.915.016 | -17,22 | -3,78 |
Thái Lan | 52.542 | 60.679.134 | -32,09 | -5,49 |
Malaysia | 37.067 | 46.783.367 | 43,88 | 40,08 |
Đức | 9.065 | 26.659.094 | -24,31 | 36,95 |
Pháp | 832 | 21.166.262 | -42,34 | 625,48 |
Australia | 34.229 | 18.635.169 | 56,43 | 77,36 |
Mỹ | 16.313 | 17.092.020 | 145,01 | 90,2 |
Thụy Điển | 5.342 | 11.990.523 | 123,7 | 79,65 |
Áo | 1.315 | 9.144.227 | 207,24 | 448,99 |
Italia | 4.016 | 6.091.197 | -47,86 | -15,14 |
Bỉ | 8.706 | 5.032.984 | -16,87 | -11,86 |
New Zealand | 7.899 | 4.247.828 | -49,28 | -32,32 |
Tây Ban Nha | 3.984 | 4.129.062 | 78,82 | 67,27 |
Nam Phi | 2.306 | 4.007.235 | -58,44 | -53,88 |
Phần Lan | 1.398 | 3.728.749 | 8,12 | 9,2 |
Philippines | 427 | 3.497.307 | -32,54 | 388,48 |
Saudi Arabia | 6.521 | 3.161.278 | 16,97 | 40,64 |
Hà Lan | 2.541 | 2.570.997 | 9,95 | 35,27 |
Hồng Kông (TQ) | 2.008 | 2.203.472 | 34,05 | 67,98 |
Singapore | 1.417 | 1.887.208 | -29,71 | -32,61 |
Thổ Nhĩ Kỳ | 1.565 | 1.727.312 | -30,91 | -3,31 |
Anh | 1.443 | 1.483.475 | -49,37 | -36,37 |
Canada | 1.035 | 723.305 | 151,82 | 162,1 |
Đan Mạch | 842 | 615.687 | 113,71 | 124,93 |
Mexico | 534 | 386.954 | -38,9 | -54,11 |
Ba Lan | 73 | 126.812 | -84,23 | -83,38 |
Ukraine | 71 | 67.569 | -89,06 | -82,75 |
(*Vinanet tính toán từ số liệu của TCHQ)
Theo Vinanet.vn
Ấn Độ, Na Uy, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản là các thị trường lớn cung cấp thủy sản cho Việt Nam.
Xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ đứng đầu về kim ngạch, đạt 1,14 tỷ USD, chiếm 17,9% trong tổng kim ngạch.
Với kim ngạch thu về trên 13,4 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2018, tăng 25,96% so với cùng kỳ năm 2017 – Hàn Quốc trở thành thị trường có tốc độ tăng mạnh đứng thứ ba chỉ sau Ấn Độ và Trung Quốc.
Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu (TĂCN & NL) trong tháng 9/2018 đạt 386 triệu USD, tăng 27,93% so với tháng trước đó và tăng 51,71% so với cùng tháng năm ngoái.
Xăng dầu nhập khẩu về Việt Nam 9 tháng đầu năm 2018 đạt 9,33 triệu tấn, trị giá 6,26 tỷ USD, tuy giảm 1,8% về lượng nhưng tăng mạnh trên 24,9% về trị giá so với cùng kỳ.
Ấn Độ là một trong 3 thị trường có tốc độ tăng cao nhất trong số các trường thị trường xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2018, tăng 88,34% so với cùng đạt 5,1 tỷ USD, chiếm 2,8% tỷ trọng.
Hiện nay, Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE) là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Trung Đông và châu Phi, là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trên thế giới.
Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 9 tháng đầu năm 2018 cả nước xuất khẩu 4,89 triệu tấn gạo, thu về 2,46 tỷ USD, tăng 5,9% về lượng và tăng 20,5% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.
Mặc dù lượng và kim ngạch xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong tháng 9/2018 tăng trưởng, nhưng tính chung từ đầu năm đến hết tháng 9/2018 giảm cả lượng và trị giá so với cùng kỳ 2017.
Số lượng nhóm hàng “tỷ USD” của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm hơn 50% tổng số nhóm hàng xuất khẩu “tỷ USD” của cả nước, trong đó giới doanh nghiệp này chiếm ưu thế lớn trong lĩnh vực công nghệ cao.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự