Theo thống kê sơ sộ của Tổng cục Hải quan, sản phẩm sắt thép nhập khẩu về Việt Nam 9 tháng đầu năm 2018 tăng 19,9% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 2,64 tỷ USD. Riêng tháng 9/2018 giảm 6,2% so với tháng 8/2018 nhưng tăng 21,5% so với tháng 9/2017.

Ấn Độ là một trong 3 thị trường có tốc độ tăng cao nhất trong số các trường thị trường xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2018, tăng 88,34% so với cùng đạt 5,1 tỷ USD, chiếm 2,8% tỷ trọng.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ trong 9 tháng đầu năm 2018 đạt 5,1 tỷ USD, chiếm 2,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 88,34% so với cùng kỳ năm 2017.
Tính riêng tháng 9/2018, kim ngạch xuất sang thị trường này đạt 617,1 triệu USD, giảm 4,61% so với tháng 8/2018 nhưng tăng 64,62% so với tháng 9/2017.
Với tốc độ tăng ấn tượng 88,34%, Ấn Độ là một trong 3 thị trường (Trung Quốc, Hàn Quốc) có kim ngạch tăng cao nhất trong số những thị trường xuất khẩu của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2018.
Việt Nam xuất sang Ấn Độ chủ yếu các nhóm hàng công nghiệp,công nghiệp phụ trợ và nông sản. Trong số những mặt hàng xuất sang Ấn Độ đạt kim ngạch trên 100 triệu USD chiếm tới 32%, trong đó máy móc thiết bị và dụng cụ phụ tùng đạt cao nhất 1,4 tỷ USD, chiếm 28,6% tỷ trọng, tăng gấp 5,9 lần (tức tăng 493,76%) so với cùng kỳ. Tính riêng tháng 9/2018 đạt 108,9 triệu USD, giảm 33,12% so với tháng 8/2018 nhưng twang 20,49% so với tháng 9/2017.
Đứng thứ hai về kim ngạch là điện thoại các loại và linh kiện, chiếm 12,7% tỷ trọng đạt 660,7 triệu USD, tăng 57,76%; kế đến là máy vi tính sản phẩm điện tử, kim loại thường, hóa chất, ….
Đặc biệt, thời gian này Ấn Độ nhập khẩu sản phẩm mây, tre, cói và thảm từ thị trường Việt Nam với tốc độ tăng đột biến, gấp 15,9 lần (tức tăng 1492,22%) tuy kim ngạch chỉ đạt 3,9 triệu USD. Tính riêng tháng 9/2018, kim ngạch nhóm hàng này đạt 486,1 nghìn USD, giảm 24,77% so với tháng 8/2018 nhưng tăng gấp 16,9 lần (tức tăng 1592,94%) so với tháng 9/2017.
Ngoài ra, những nhóm hàng đạt tốc độ tăng trưởng trên 100% phải kể đến: Sản phẩm từ sắt thép tăng gấp 3,2 lần đạt 151,6 triệu USD; sản phẩm từ chất dẻo tăng gấp 2,4 lần đạt 31,3 triệu USD và phương tiện vận tải và phụ tùng tăng gấp 2,3 lần đạt 152,8 triệu USD.
Ngược lại, mặt hàng chè giảm mạnh cả lượng và trị giá, giảm lần lượt 63,15% và 70,11% tương ứng với 577 tấn; 546,6 nghìn USD.
Đối với nhóm hàng sắt thép, ngoài sản phẩm từ sắt thép là một trong những mặt hàng có tốc độ tăng trên 100%, thì mặt hàng thép cũng tăng trưởng cả lượng và trị giá, tuy nhiên mức độ tăng không nhiều. Cụ thể, tăng 9,61% về lượng và 19,12% trị giá, đạt lần lượt 133,3 nghìn tấn; 113,5 triệu USD. Giá xuất bình quân 852 USD/tấn, tăng 8,67% so với cùng kỳ. Nếu tính riêng tháng 9/2018, thì xuất khẩu thép sang Ấn Độ tăng mạnh, gấp 2,4 lần về lượng và gấp 2,2 lần về trị giá, mặc dù giá xuất bình quân giảm 9,75% so với tháng 8/2018, đạt tương ứng 35,8 nghìn tấn; 28,4 triệu USD và giá bình quân 794,69 USD/tấn.
Hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ 9 tháng năm 2018
Mặt hàng | 9T/2018 | +/- so với cùng kỳ 2017 (%)* | ||
Lượng (Tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Tổng |
| 5.177.285.390 |
| 88,34 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác |
| 1.484.606.765 |
| 493,76 |
Điện thoại các loại và linh kiện |
| 660.727.814 |
| 57,76 |
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện |
| 611.070.425 |
| 52,23 |
Kim loại thường khác và sản phẩm |
| 442.181.141 |
| 33,67 |
Hóa chất |
| 256.560.289 |
| 64,78 |
Phương tiện vận tải và phụ tùng |
| 152.885.482 |
| 129,05 |
Sản phẩm từ sắt thép |
| 151.662.354 |
| 235,55 |
Sắt thép các loại | 133.319 | 113.587.151 | 9,61 | 19,12 |
Xơ, sợi dệt các loại | 26.489 | 103.268.271 | 4,59 | 12,98 |
Cao su | 68.411 | 99.459.737 | 77,28 | 53,15 |
Cà phê | 44.269 | 75.048.919 | 34,83 | 11,8 |
Giày dép các loại |
| 72.725.121 |
| 62,49 |
Thức ăn gia súc và nguyên liệu |
| 55.696.031 |
| 37,09 |
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày |
| 54.493.565 |
| 31,26 |
Hạt tiêu | 16.968 | 53.686.987 | 30,59 | -17,99 |
Sản phẩm hóa chất |
| 49.172.224 |
| 46,45 |
Hàng dệt, may |
| 45.418.957 |
| 22,46 |
Gỗ và sản phẩm gỗ |
| 38.319.240 |
| -13,29 |
Sản phẩm từ chất dẻo |
| 31.323.819 |
| 139,55 |
Chất dẻo nguyên liệu | 23.039 | 28.078.128 | 7,24 | 23,06 |
Hạt điều | 3.698 | 27.393.949 | -0,11 | -9,14 |
Hàng thủy sản |
| 21.532.710 |
| 48,47 |
Than các loại | 92.190 | 13.530.994 | 88,56 | 77,87 |
Sản phẩm từ cao su |
| 7.500.685 |
| 94,29 |
Sản phẩm mây, tre, cói và thảm |
| 3.971.120 |
| 1,492,22 |
Sản phẩm gốm, sứ |
| 2.179.590 |
| 59,02 |
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc |
| 625.358 |
| 46,69 |
Chè | 577 | 546.602 | -63,15 | -70,11 |
(*Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)
Theo Vinanet.vn
Theo thống kê sơ sộ của Tổng cục Hải quan, sản phẩm sắt thép nhập khẩu về Việt Nam 9 tháng đầu năm 2018 tăng 19,9% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 2,64 tỷ USD. Riêng tháng 9/2018 giảm 6,2% so với tháng 8/2018 nhưng tăng 21,5% so với tháng 9/2017.
Ấn Độ, Na Uy, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản là các thị trường lớn cung cấp thủy sản cho Việt Nam.
Xuất khẩu thủy sản sang thị trường Mỹ đứng đầu về kim ngạch, đạt 1,14 tỷ USD, chiếm 17,9% trong tổng kim ngạch.
Với kim ngạch thu về trên 13,4 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2018, tăng 25,96% so với cùng kỳ năm 2017 – Hàn Quốc trở thành thị trường có tốc độ tăng mạnh đứng thứ ba chỉ sau Ấn Độ và Trung Quốc.
Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu (TĂCN & NL) trong tháng 9/2018 đạt 386 triệu USD, tăng 27,93% so với tháng trước đó và tăng 51,71% so với cùng tháng năm ngoái.
Xăng dầu nhập khẩu về Việt Nam 9 tháng đầu năm 2018 đạt 9,33 triệu tấn, trị giá 6,26 tỷ USD, tuy giảm 1,8% về lượng nhưng tăng mạnh trên 24,9% về trị giá so với cùng kỳ.
Sắt thép nhập khẩu cả 9 tháng đầu năm giảm 9,9% so với cùng kỳ nhưng kim ngạch vẫn tăng 12,1%, đạt 10,34 triệu tấn, trị giá 7,51 tỷ USD.
Hiện nay, Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE) là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Trung Đông và châu Phi, là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trên thế giới.
Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 9 tháng đầu năm 2018 cả nước xuất khẩu 4,89 triệu tấn gạo, thu về 2,46 tỷ USD, tăng 5,9% về lượng và tăng 20,5% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.
Mặc dù lượng và kim ngạch xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong tháng 9/2018 tăng trưởng, nhưng tính chung từ đầu năm đến hết tháng 9/2018 giảm cả lượng và trị giá so với cùng kỳ 2017.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự