Là đối tác thương mại quan trọng hàng đầu và lớn thứ hai tại châu Âu, Việt Nam luôn coi trọng và tăng cường quan hệ hợp tác với Hà Lan.
Xuất khẩu cao su lấy lại đà tăng trưởng sau hai tháng sụt giảm liên tiếp
- Cập nhật : 23/04/2019
Xuất khẩu cao su trong tháng 3/2019 đã tăng trưởng trở lại, trước đó tháng 1 và tháng 2 sụt giảm liên tiếp. Nâng lượng cao su xuất khẩu quý 1/2019 tăng cả lượng và trị giá so với cùng kỳ.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, xuất khẩu cao su của Việt Nam đã tăng trở lại trong tháng 3/2019 sau khi hai tháng trước đó giảm liên tiếp, cụ thể tăng 30,1% về lượng và 37,3% về trị giá, đạt 103,4 nghìn tấn, trị giá 144,39 triệu USD.
Nâng lượng cao su xuất khẩu quí 1/2019 lên 340,6 nghìn tấn, trị giá 450 triệu USD, tăng 29,6% về lượng và 15,8% trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Về cơ cấu thị trường, trong quý 1/2019, thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam có thêm các thị trường như Srilanka, Bangladesh và Pêru với lượng xuất lần lượt đạt 1,63 nghìn tấn; 1,2 nghìn tấn và 528 tấn, kim ngạch đạt tương ứng 2,39 triệu USD; 1,76 triệu USD và 771,4 nghìn USD.
Trong số những thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam, thì Trung Quốc đại lục với vị trí số 1 chiếm 64,29% thị phần đạt 219 nghìn tấn, trị giá 286,9 triệu USD, tăng 47,54% về lượng và 32,4% trị giá so với cùng kỳ. Giá xuất bình quân sang thị trường này đạt 1310,21 USD/tấn, giảm 10,26%. Tính riêng tháng 3/2019, Việt Nam cũng đã xuất sang Trung Quốc đại lục 65,8 nghìn tấn cao su các loại, trị giá 90,94 triệu USD, tăng 34,56% về lượng và tăng 41,62% trị giá so với tháng 2/2019.
Theo số liệu thống kê của Trung tâm thương mại quốc tế (ITC), trong tháng 1/2019 Trung Quốc tăng nhập khẩu cao su tái sinh (mã HS: 4003) đạt 11,28 nghìn tấn, trị giá 8,01 triệu USD, tăng 38,4% về lượng và tăng 30% về trị giá so với tháng 12/2018; tăng 49,5% về lượng và tăng 36,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Trung Quốc nhập khẩu cao su tái sinh chủ yếu từ Thái Lan, Ấn Độ và Malaysia. Lượng cao su tái sinh của Việt Nam chỉ chiếm 2,2% trong tổng lượng cao su tái sinh nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng 1/2019.
Thị trường dẫn vị trí thứ hai là Ấn Độ với 29,6 nghìn tấn, trị giá 40,48 triệu USD, tăng 52,63% về lượng và 33,57% trị giá so với cùng kỳ. Giá xuất bình quân giảm 12,49% tương ứng với 1364,19 USD/tấn.
Kế đến là các thị trường Hàn Quốc, Đức, Mỹ, Đài Loan (TQ), Thổ Nhĩ Kỳ…
Nhìn chung, trong quý 1/2019, lượng cao su xuất khẩu sang 3 thị trường lớn nhất đều tăng, trong khi một số thị trường giảm nhập cao su của Việt Nam so với cùng kỳ năm trước, như: Đài Loan (TQ) giảm 9,14% với 6,5 nghìn tấn; Thổ Nhĩ Kỳ giảm 0,75% xuống 6,09 nghìn tấn, Malaysia giảm 62,81% với 5,3 nghìn tấn…
Thị trường xuất khẩu cao su quý 1/2019
Thị trường | Quý 1/2019 | +/- so với quý 1/2018 (%)* | ||
Lượng (tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Trung Quốc | 219.029 | 286.974.681 | 47,54 | 32,4 |
Ấn Độ | 29.676 | 40.483.782 | 52,63 | 33,57 |
Hàn Quốc | 11.087 | 15.625.257 | 23,09 | 10,29 |
Đức | 9.725 | 13.389.302 | 2,7 | -10,93 |
Mỹ | 8.030 | 9.968.304 | 6,15 | -12,65 |
Đài Loan | 6.562 | 9.165.068 | -9,14 | -19,74 |
Thổ Nhĩ Kỳ | 6.095 | 8.115.840 | -0,75 | -10,77 |
Malaysia | 5.333 | 6.694.960 | -62,81 | -66,36 |
Hà Lan | 3.979 | 4.630.373 | 90,66 | 67,72 |
Indonesia | 3.573 | 5.224.437 | -20,85 | -25,59 |
Italy | 3.477 | 4.213.671 | -16,01 | -30,55 |
Tây Ban Nha | 3.002 | 3.678.265 | 3,16 | -14,54 |
Brazil | 2.729 | 2.860.575 | 91,24 | 43 |
Nhật Bản | 2.671 | 3.993.614 | -4,47 | -14,54 |
Bỉ | 1.983 | 1.871.310 | 20,33 | -3,46 |
Nga | 1.670 | 2.355.777 | -25,65 | -30,82 |
Mexico | 1.069 | 1.243.758 | 79,66 | 38,43 |
Pháp | 1.048 | 1.534.770 | 106,71 | 90,31 |
Canada | 1.008 | 1.414.089 | 12,75 | -0,47 |
Thụy Điển | 726 | 960.258 | 44,05 | 23,43 |
Anh | 651 | 868.896 | 29,17 | 6,56 |
Phần Lan | 645 | 920.689 | 3,2 | -7,51 |
Séc | 524 | 693.623 | 73,51 | 41,88 |
HongKong (TQ) | 479 | 653.263 | 8,86 | -5,28 |
Pakistan | 421 | 495.257 | -68,54 | -74,41 |
Achentina | 301 | 423.511 | -24,94 | -36,1 |
Singapore | 71 | 101.808 | 255 | 204,68 |
(*Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)
Theo Vinanet.vn