Xăng dầu nhập khẩu về Việt Nam 9 tháng đầu năm 2018 đạt 9,33 triệu tấn, trị giá 6,26 tỷ USD, tuy giảm 1,8% về lượng nhưng tăng mạnh trên 24,9% về trị giá so với cùng kỳ.

Số lượng nhóm hàng “tỷ USD” của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm hơn 50% tổng số nhóm hàng xuất khẩu “tỷ USD” của cả nước, trong đó giới doanh nghiệp này chiếm ưu thế lớn trong lĩnh vực công nghệ cao.
Thông tin mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, hết tháng 8, tổng trị giá xuất khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 111,27 tỷ USD, tăng 16,7% so với cùng kỳ 2017, đóng góp 70,2% vào tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Trong 25 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên của cả nước (tính hết tháng 8), các doanh nghiệp FDI góp mặt ở 14 nhóm hàng.
Đáng chú ý, ở các nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất và trong lĩnh vực công nghệ cao như điện thoại, máy tính, máy ảnh, máy móc thiết bị... các doanh nghiệp FDI chiếm ưu thế tuyệt đối.
Hết tháng 8, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng điện thoại và linh kiện của doanh nghiệp nước ngoài đạt 31,534 tỷ USD, chiếm 99,7% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 18,104 tỷ USD, chiếm 95,6% kim ngạch cả nước; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 9,644 tỷ USD, chiếm tỉ trọng 89,5%; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện đạt 2,814 tỷ USD chiếm 97,8%...
Đặc biệt, một số mặt hàng xuất khẩu truyền thống của doanh nghiệp Việt Nam nhưng hiện nay các doanh nghiệp FDI cũng giành ưu thế như dệt may, giày dép...
Trong tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may 19,761 tỷ USD của cả nước (cập nhật hết tháng 8), các doanh nghiệp FDI đóng góp tới 60%. Hay mặt hàng giày dép, các doanh nghiệp FDI đóng góp 79,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu 10,537 tỷ USD của cả nước.
Một thông tin đáng quan tâm khác là sự góp mặt của doanh nghiệp FDI trong một số nhóm hàng xuất khẩu chủ lực thuộc ngành nông nghiệp. Dù chưa chiếm ưu thế vượt trội, nhưng kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp FDI ở lĩnh vực này cũng lên đến hàng trăm triệu USD/nhóm hàng.
Cụ thể, 4 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực trong lĩnh vực nông nghiệp có sự tham gia đáng kể doanh nghiệp “ngoại” là thủy sản, cà phê, rau quả, hạt tiêu.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu cả phê 942 triệu USD; thủy sản đạt 415 triệu USD; rau quả đạt 177,7 triệu USD; hạt tiêu 143 triệu USD.
Nguồn: Baohaiquan.vn
Xăng dầu nhập khẩu về Việt Nam 9 tháng đầu năm 2018 đạt 9,33 triệu tấn, trị giá 6,26 tỷ USD, tuy giảm 1,8% về lượng nhưng tăng mạnh trên 24,9% về trị giá so với cùng kỳ.
Ấn Độ là một trong 3 thị trường có tốc độ tăng cao nhất trong số các trường thị trường xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2018, tăng 88,34% so với cùng đạt 5,1 tỷ USD, chiếm 2,8% tỷ trọng.
Sắt thép nhập khẩu cả 9 tháng đầu năm giảm 9,9% so với cùng kỳ nhưng kim ngạch vẫn tăng 12,1%, đạt 10,34 triệu tấn, trị giá 7,51 tỷ USD.
Hiện nay, Các Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất (UAE) là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Trung Đông và châu Phi, là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trên thế giới.
Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 9 tháng đầu năm 2018 cả nước xuất khẩu 4,89 triệu tấn gạo, thu về 2,46 tỷ USD, tăng 5,9% về lượng và tăng 20,5% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.
Mặc dù lượng và kim ngạch xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong tháng 9/2018 tăng trưởng, nhưng tính chung từ đầu năm đến hết tháng 9/2018 giảm cả lượng và trị giá so với cùng kỳ 2017.
Tình hình xuất khẩu cao su trong tháng 9/2018 sụt giảm bởi tác động từ giá cao su trên thị trường thế giới biến động không đồng nhất. Tại thị trường nội địa, giá mủ cao su giảm do mưa kéo dài và ảnh hưởng nặng của bệnh rụng lá...
Quan hệ giữa Việt Nam – Vương quốc Anh phát triển trên mọi lĩnh vực và hợp tác kinh tế thương mại tăng trưởng. Năm 2017, thương mại giữa hai nước là 6,1 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Anh đạt 5,4 tỷ USD và nhập khẩu đạt 700 triệu USD.
9 tháng đầu năm 2018, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam – Malaysia đạt 8,6 tỷ USD tăng 17,1% so với cùng kỳ năm trước.
Là đối tác thương mại lớn thứ 4 của nhau trong ASEAN, quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Indoneis tăng trưởng đều đặn ở mức 6,5%/năm trong giai đoạn 2012 – 2016, năm 2017 đạt 6,5 tỷ USD và 9 tháng đầu năm 2018 đạt trên 6 tỷ USD. Hai nước sẽ phấn đấu nâng kim ngạch thương mại lên 10 tỷ USD vào năm 2020.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự