Xuất khẩu rau quả Việt Nam đã trở thành điểm sáng trong 2 năm trở về đây khi kim ngạch ngày càng tăng, thậm chí vượt gạo, nông sản chủ lực. Thế nhưng, một tỉ lệ không nhỏ trong con số này là hàng tạm nhập, tái xuất từ Thái Lan.
Kim ngạch thương mại Việt Nam - Malaysia tăng hơn 17% trong 9 tháng năm 2018
- Cập nhật : 15/10/2018
9 tháng đầu năm 2018, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam – Malaysia đạt 8,6 tỷ USD tăng 17,1% so với cùng kỳ năm trước.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, trong giai đoạn từ tháng 1 - 9/2018 kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Malaysia tăng 17,1% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt trên 8,6 tỷ USD.
Trong đó, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2018 tăng 34,2% so với cùng kỳ năm trước, đạt 5,6 tỷ USD; trong khi xuất khẩu giảm 4,49% xuống 3 tỷ USD. Tính chung trong 9 tháng đầu năm 2018, Việt Nam nhập siêu trong quan hệ thương mại với Malaysia tới 2,5 tỷ USD.
Tuy nhiên, điểm cần nhấn mạnh là phần lớn hàng hóa Việt Nam nhập khẩu từ Malaysia là nguyên liệu, nhiên liệu và phụ tùng…phục vụ cho sản xuất (xăng dầu, máy móc thiết bị, kim loại, hóa chất…) trong khi hàng hóa phục vụ tiêu dùng giảm (dầu mỡ động thực vật, dược phẩm, giấy và sản phẩm…).
Trong 9 tháng đầu năm 2018, Việt Nam có tới 9 ngành hàng có kim ngạch nhập khẩu trên 100 triệu USD từ Malaysia, trong đó có một ngành hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD là xăng dầu các loại, ở mức 1,7 tỷ USD đạt 2,7 triệu tấn, tăng 38,6% về lượng và 88,6%% về trị giá, giá nhập bình quân 627,83 USD/tấn, tăng 36,11% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện nhập khẩu từ Malaysia đạt trên 929,2 triệu USD, tăng 19,51%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng 591,3 triệu USD tăng 31,61% và kim loại thường 256,9 triệu USD đạt 101,6 nghìn tấn, tăng 59,87% về lượng và 69,33% về trị giá, giá nhập bình quân 2.526,73 USD/tấn, tăng 5,91%. Tuy nhiên, Việt Nam lại giảm mạnh nhập khẩu dược phẩm từ Malaysia tới 73,6%; chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh giảm 32,06%; phương tiện vận tải và phụ tùng giảm 47,84%...
Như vậy có thể thấy, các mặt hàng nhập khẩu tăng mạnh chủ yếu là nguyên liệu, nhiên liệu, thiết bị, phụ tùng, linh kiện…dùng làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất trong nước trong khi nhập khẩu phục vụ tiêu dùng lại giảm.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam xuất sang Malaysia có 6 ngành hàng đạt kim ngạch trên 100 triệu USD gồm: điện thoại các loại và linh kiện đạt 446,5 triệu USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 553,8 triệu USD; sắt thép các loại 330,6 triệu USD; gạo 203,9 triệu USD; thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh 200,4 triệu USD; máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng 144,3 triệu USD; phương tiện vận tải và phụ tùng 131,5 triệu USD.
Hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Malaysia trong 9 tháng đầu năm có một số mặt hàng giảm mạnh như dầu thô giảm 83,87% về lượng và 78,07% về trị giá, tương ứng với 79,1 nghìn tấn, 42,2 triệu USD. Tuy nhiên, một số mặt hàng có kim ngạch lớn và tăng trưởng khá như xuất khẩu sắt thpes tăng 76,57% về lượng và 98,96% trị giá, đạt 478,1 nghìn tấn, trị giá 330,6 triệu USD, giá xuất bình quân 691,5 USD/tấn, tăng 12,68% so với cùng kỳ; gỗ và sản phẩm gỗ tuy chỉ đạt 78,9 triệu USD nhưng tăng gấp hơn 2 lần (tức tăng 109,81%).
Về lĩnh vực đầu tư, hiện Malaysia là nhà đầu tư lớn thứ 8 của Việt Nam. Tính tới tháng 6/2018, Malaysia có tổng cộng 577 dự án đầu tư vào Việt Nam với số vốn lên tới hơn 12 tỷ USD. Bên cạnh đó, Malaysia hiện là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam trong số các nước ASEAN, sau Thái Lan.
Đầu tư của Malaysia tại Việt Nam được tiên phong bởi một công ty dầu khí nhà nước là Petronas và công ty này đã tạo dựng niềm tin cho các công ty tư nhân Malaysia đầu tư vào Việt Nam sau này. Các doanh nghiệp Malaysia hoạt động trong các lĩnh vực như: may mặc và giày dép, chế biến thực phẩm cũng như sản xuất các linh kiện điện và điện tử. Sau này, khi điều kiện kinh tế của Việt Nam đã được cải thiện hơn với nhiều cơ hội đầu tư hơn thì nhiều doanh nghiệp Malaysia lại đầu tư vào các lĩnh vực khác như kết cấu hạ tầng, xây dựng, năng lượng, bất động sản, du lịch và tài chính ngân hàng.
Kể từ thời gian đó, các nhà đầu tư Malaysia đã đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế Việt Nam, thông qua việc tạo việc làm cho người dân nơi đây và chia sẻ bí quyết kinh doanh với các đối tác trong nước.
Cụ thể, lĩnh vực dịch vụ cũng đang thu hút các doanh nghiệp Malaysia như Sunway International và Berjaya Corporation. Các ngân hàng lớn của Malaysia như Hong Leong Bank, Public Bank, MayBank, CIBM và RHB Bank đang tích cực hoạt động tại Việt Nam, dưới hình thức ngân hàng liên doanh với các đối tác trong nước. Sự hiện diện của các ngân hàng này đã giúp khách hàng Việt Nam có nhiều lựa chọn đối với các dịch vụ ngân hàng và cũng gián tiếp khuyến khích các khách hàng Malaysia đến đầu tư tại Việt Nam.
Chuyên gia tư vấn cao cấp John Campell thuộc Công ty Savills cho rằng Việt Nam có nhiều điểm mạnh đáng để các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm. Đó là giá nhân công lao động thấp, chưa bằng một nửa Trung Quốc; giá thuê đất và cước vận chuyển hàng hải cạnh tranh; có thị trường rộng lớn, đứng thứ 14 thế giới với hơn 92 triệu dân, lại nằm gần nhiều thị trường nguồn cũng như thị trường đích… Đặc biệt, Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định tự do thương mại như với Liên minh châu Âu, Hàn Quốc và gần đây nhất là Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Malaysia 9 tháng năm 2018
Mặt hàng | 8T/2018 | +/- so với cùng kỳ 2017 (%)* | ||
Lượng (Tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Tổng |
| 3.094.169.377 |
| -4,49 |
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện |
| 553.894.176 |
| -41,07 |
Điện thoại các loại và linh kiện |
| 446.545.134 |
| 2,54 |
Sắt thép các loại | 478.116 | 330.617.327 | 76,57 | 98,96 |
Gạo | 452.628 | 203.935.560 | 7,69 | 24,69 |
Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh |
| 200.430.207 |
| 40,75 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác |
| 144.348.113 |
| -1 |
Phương tiện vận tải và phụ tùng |
| 131.517.943 |
| 11,97 |
Hàng thủy sản |
| 81.523.256 |
| 9,9 |
Gỗ và sản phẩm gỗ |
| 78.952.159 |
| 109,81 |
Hàng dệt, may |
| 76.867.310 |
| 13,78 |
Cao su | 46.990 | 61.151.426 | -21,75 | -34,64 |
Cà phê | 26.516 | 51.438.812 | 83,26 | 52,08 |
Thức ăn gia súc và nguyên liệu |
| 50.745.047 |
| 24,52 |
Giày dép các loại |
| 44.412.611 |
| 19,34 |
Xơ, sợi dệt các loại | 15.076 | 43.425.728 | 4,27 | 14,5 |
Xăng dầu các loại | 101.087 | 42.278.003 | 77,02 | 75,85 |
Dầu thô | 79.185 | 42.273.172 | -83,87 | -78,07 |
Hàng rau quả |
| 39.599.458 |
| 6,22 |
Sản phẩm hóa chất |
| 39.155.720 |
| 18,95 |
Giấy và các sản phẩm từ giấy |
| 37.992.358 |
| 57,88 |
Sản phẩm từ chất dẻo |
| 36.600.385 |
| 29,91 |
Kim loại thường khác và sản phẩm |
| 27.555.905 |
| 34,84 |
Clanhke và xi măng | 636.966 | 22.079.677 | 83,1 | 101,06 |
Phân bón các loại | 92.807 | 19.063.931 | -14,53 | -9,96 |
Sản phẩm từ sắt thép |
| 13.777.813 |
| -41,84 |
Dây điện và dây cáp điện |
| 12.664.761 |
| 33,77 |
Sắn và các sản phẩm từ sắn | 24.448 | 11.782.211 | -40,39 | -9,3 |
Chất dẻo nguyên liệu | 6.455 | 10.997.278 | -4,29 | 10,41 |
Than các loại | 91.337 | 10.897.604 | -45,01 | -71,17 |
Sản phẩm gốm, sứ |
| 9.054.672 |
| 34,84 |
Sản phẩm từ cao su |
| 8.895.253 |
| 6,9 |
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc |
| 8.763.449 |
| 14,36 |
Hóa chất |
| 8.181.011 |
| 86,37 |
Túi xách, ví,vali, mũ và ô dù |
| 7.463.386 |
| -12,48 |
Quặng và khoáng sản khác | 18.443 | 3.746.668 | 96,66 | 68,98 |
Hạt tiêu | 957 | 3.607.311 | -5,43 | -40,11 |
Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận |
| 3.096.573 |
| -1,28 |
Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ |
| 2.685.008 |
| -11,89 |
Chè | 2.950 | 2.303.369 | 16,19 | 19,73 |
(*Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)
Theo Vinanet.vn