tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Xuất khẩu cao su và tác động từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung

  • Cập nhật : 28/09/2018

Tính từ đầu năm đến hết tháng 8/2018, xuất khẩu mặt hàng cao su đã đóng góp vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước trên 1,2 tỷ USD, chiếm 0,7% tỷ trọng. Dự báo, sang tháng 9/2018 thị trường sẽ bị tác động tiêu cực bởi cuộc chiến thương mại Mỹ -Trung.

Theo số liệu thống kê từ TCHQ, xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 8/2018 tăng cả lượng và trị giá, tăng lần lượt 20,1% và 15,8% đạt 171,1 nghìn tấn; 217,9 triệu USD – đây là tháng tăng thứ tư liên tiếp. Nâng lượng cao su xuất khẩu tính từ đầu năm đến hết tháng 8/2018 lên 877,6 nghìn tấn, trị giá 1,22 tỷ USD, tăng 9,2% về lượng nhưng giảm 11,1% so với cùng kỳ 2017.

Trong số thị trường nhập nhiều cao su của Việt Nam phải kể đến thị trường Trung Quốc, là thị trường có vị trí khoảng cách địa lý gần hơn so với các quốc gia khác, thuận lợi trong việc giao dịch và vận chuyển, chiếm 63,8% tổng lượng cao su xuất khẩu, đạt 560,5 nghìn tấn, thu về 770 triệu USD, tăng 10,01% về lượng nhưng giảm 11,19% trị giá so với cùng kỳ, tính riêng tháng 8/2018 cao su xuất sang đây đạt 106,1 nghìn tấn, trị giá 132 triệu USD, tăng 16,02% về lượng và 11,37% trị giá so với tháng 7/2018, nhưng giảm 7,78% về lượng và 25,21% trị giá so với tháng 8/2017.

Thị trường nhập nhiều sau Trung Quốc là các nước EU, chiếm 6,9% tổng lượng nhóm hàng đạt 60,7 nghìn tấn, trị giá 87,1 triệu USD, giảm 2,67% về lượng và 21,52% so với cùng kỳ năm trước, riêng tháng 8 lượng cao su đã xuất sang EU đạt 10,1 nghìn tấn, trị giá 13,3 triệu USD, tăng 17,11% về lượng và 11,01% trị giá so với tháng 7/2018, nhưng giảm 7,45% về lượng và 18,84% so với tháng 8/2017.

Kế đến là Ấn Độ, chiếm 6% thị phần đạt 52 nghìn tấn, trị giá 78,7 triệu USD, tăng 62,54% về lượng và 42,01% trị giá so với cùng kỳ. Tiếp theo là các nước Đông Nam Á, chiếm 5,8% đạt 51,6 nghìn tấn, trị giá 69,7 triệu USD, giảm 9,12% về lượng và 22,58% trị giá.

Ngoài những thị trường kể trên, cao su của Việt Nam còn được xuất sang các nước khác như: Nhật Bản, Nga, Hà Lan, Brazil…

Nhìn chung, 8 tháng đầu năm nay lượng cao su xuất sang các thị trường đều tăng trưởng số này chiếm 67,8% nhưng ngược lại kim ngạch lại suy giảm phần lớn chiếm 60,7%.

Đặc biệt, thời gian này lượng cao su xuất sang thị trường Canada tăng vượt trội, tăng 81,17% tuy chỉ đạt 3,8 nghìn tấn, ngoài ra xuất sang các thị trường như Ấn Độ, Pakistan, Thụy Điển cũng tăng trưởng trên 60%. Ngược lại, xuất sang thị trường Singapore sụt giảm mạnh 64,14% tương ứng với 71 tấn.

10 thị trường xuất khẩu cao su 8 tháng năm 2018

Thị trường

 

8T/2018

+/- so với cùng kỳ 2017 (%)*

Lượng (Tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Trung Quốc

560.570

770.005.956

10,01

-11,19

Ấn Độ

53.021

78.718.204

62,54

42,01

Malaysia

40.695

53.325.968

-15,79

-29,28

Đức

25.643

39.457.340

7,1

-11,28

Hàn Quốc

21.357

32.420.981

-27,37

-42,7

Đài Loan

19.546

29.956.354

23,22

0,55

Hoa Kỳ

19.543

27.532.572

-17,7

-26,51

Thổ Nhĩ Kỳ

17.124

24.317.487

8,41

-12,3

Indonesia

10.873

16.368.755

31

13,28

Italy

9.612

13.474.384

-2,17

-22,02

(*Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)

Tại thị trường nội địa, theo hệ thống cung cấp giá tại địa phương, giá thu mua mủ cao su dạng nước tại Bình Phước tăng nhẹ trong tháng 8, tăng 20 đồng/độ, từ 230 đồng/độ lên 250 đồng/độ. Trong khi đó, tại Đồng Nai, giá mủ tiếp tục giảm 500 đ/kg, từ 13.000 đ/kg xuống còn 12.500 đ/kg.

Vụ cao su năm nay do nhu cầu thị trường thấp, người trồng giống cao su lại tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn. Mặc dù hiện đang giữa mùa mưa, là thời vụ trồng cây cao su nhưng sức tiêu thụ rất chậm, giá cao su giống thời điểm này khá thấp, chỉ bằng một nửa so với cùng kỳ năm ngoái. Với giá bán như hiện nay, hầu hết các hộ gia đình trồng cao su giống chỉ lấy công làm lãi, hộ nào không bán được thì coi như thua lỗ.

Diễn biến giá mủ cao su tại thị trường trong nước tháng 8/2018

 

Nguồn: Thị trường cao su

Trên thị trường thế giới, giá cao su giao kỳ hạn tại Sàn Giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) diễn biến tăng trong tháng 8, chủ yếu do giá cao su Thượng Hải tăng. Kết thúc phiên giao dịch 22/8, hợp đồng bechmark tháng 1/2019 thiết lập mức cao 2 tháng, đạt 178,8 yên/kg, cao nhất kể từ ngày 15/6/2018, tăng mạnh 6 yên/kg (tương đương 3,5%) so với phiên trước, và tăng tới 8,9 yên/kg (tương đương 5,2%) so với phiên đầu tháng.

Sau khi tăng mạnh, thị trường cao su Tocom bước vào giai đoạn điều chỉnh, hợp đồng tháng 1/2019 đóng cửa phiên 30/8/2018 ở mức 172,6 yên/kg, giảm 6,2 yên (tương đương 3,6%) so với mức cao 2 tháng.

Diễn biến giá cao su thế giới tháng 8/2018

 

Nguồn: Thi trường cao su

Dự báo, sang tháng 9/2018 tình hình xuất khẩu cao su của Việt Nam sẽ bị tác động bởi cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc .

Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam, ngày 13.9, Tổng thống Mỹ quyết định tiếp tục áp thuế với tổng giá trị 189 tỉ USD đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, bao gồm cả các mặt hàng đồ gỗ và các bộ phận của ôtô. Mức thuế này sẽ gây nhiều khó khăn cho ngành cao su Việt Nam.

Với mức thuế cao được áp dụng cho các mặt hàng linh kiện ôtô của Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ, ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm cao su chắc chắn sẽ bị tác động tiêu cực. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu cao su nguyên liệu chủ yếu của Việt Nam.

Tại Việt Nam, các cơ quan quản lý và Hiệp hội Cao su Việt Nam đã và đang khuyến cáo các nhóm tham gia khâu sản xuất hạn chế lượng cung, hạn chế mở rộng sản xuất, tuy nhiên các khuyến cáo này chỉ có tác dụng với khối doanh nghiệp, với loại hình cao su đại điền. Đối với cao su tiểu điền, tác dụng của các khuyến cáo này gặp nhiều hạn chế.

Hiệp hội Cao su Việt Nam cho biết, thực trạng ngành cao su hiện nay cung lớn hơn cầu làm giá suy giảm đã gây khó khăn trực tiếp cho tất cả các thành phần tham gia chuỗi cung, bao gồm hàng trăm nghìn lao động và khoảng 260.000 hộ gia đình trồng cao su. Mặc dù Hiệp hội Cao su Việt Nam và các cơ quan chức năng đang nỗ lực khuyến nghị giảm diện tích trồng cao su, nhưng tại các điền trang nhỏ diện tích và sản lượng cao su vẫn tiếp tục gia tăng.

Theo Trưởng ban Tư vấn Phát triển ngành cao su bà Trần Thị Thúy Hoa, với nguồn cung từ tiểu điền hiện nay chiếm gần 61,7% trong tổng lượng cung cao su thiên nhiên của cả nước, ý thức ứng về cung – cầu thị trường của nhóm cao su tiểu điền còn chậm, nỗ lực của các cơ quan quản lý và Hiệp hội Cao su nhằm giảm lượng cung cao su ra thị trường sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn.

Trong khi đó, ngày 13/9/2018, Tổng thống Mỹ quyết định tiếp tục áp thuế với tổng giá trị 189 tỉ USD đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, bao gồm cả các mặt hàng đồ gỗ và các bộ phận của ôtô. Chính sách thuế mới này của chính quyền Tổng thống Trump sẽ bắt đầu có hiệu lực từ 24/9/2018, với mức thuế tăng lên 25% vào thời điểm 1/1/2019 và sau đó đẩy lên cao nhất có thể lên tới 44% nếu Trung Quốc và Mỹ không có giải pháp tháo gỡ cuộc chiến này.

Với mức thuế cao được áp dụng cho các mặt hàng linh kiện ôtô của Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ, ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm cao su chắc chắn sẽ bị tác động tiêu cực.

Trung Quốc là thị trường nhập khẩu cao su nguyên liệu chủ yếu của Việt Nam, và với 70% cao su thiên nhiên đi vào ngành công nghiệp sản xuất lốp xe, xuất khẩu cao su Việt Nam sang Trung Quốc gần như chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cũng đưa ra nhận định: Căng thẳng thương mại Mỹ – Trung Quốc kéo dài khiến ngành cao su Việt Nam bị tác động bởi danh sách các mặt hàng của Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ chịu thuế bổ sung 10% có cả lốp xe ôtô. Đây là ngành hàng sản xuất khá mạnh của Trung Quốc và sử dụng nhiều cao su.

Nguồn: VITIC tổng hợp/Thị trường cao su, báo Lao động, Vinanet.vn

Trở về

Bài cùng chuyên mục