tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Ấn Độ - thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam

  • Cập nhật : 26/05/2019

Ấn Độ là một trong những quốc gia đông dân nhất trên thế giới. Nhu cầu về các mặt hàng rất đa dạng và phong phú.

an do - thi truong xuat khau tiem nang cua viet nam

Ấn Độ - thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam

Vì vậy, Việt Nam còn nhiều tiềm năng để xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này, có thể kể tới các mặt hàng như: nông sản (hạt điều, gia vị, chè xanh, chè đen, lạc, tơ, thực phẩm đóng hộp), cao su tự nhiên, hàng mỹ nghệ, vật liệu xây dựng và thiết bị vệ sinh, quần áo may sẵn, v.v… Đây cũng là những mặt hàng thế mạnh của Việt Nam trong việc xuất khẩu ra thị trường quốc tế.

Kể từ năm 2010 khi AIFTA bắt đầu có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ đã có sự biến chuyển đáng kể. Năm 2010 cũng là năm trị giá xuất khẩu tăng mạnh nhất, đạt 992 triệu USD, tăng tới trên 136% và hơn 572 triệu so với năm 2009. Tiếp đà tăng trưởng này, năm 2011 đánh dấu năm đầu tiên kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ vượt mốc 1 tỷ USD (trên 1,5 tỷ USD), tăng trên 53% và chênh lệch kim ngạch so với năm 2010 là hơn 531 triệu USD. Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ tăng trưởng chậm hơn hai năm 2011 và 2010, đạt xấp xỉ 1,8 tỷ USD, tăng 16,7% và hơn kim ngạch năm 2011 là 255 triệu USD. Và những năm tiếp theo, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ phần lớn đều tăng trưởng đạt tới con số 3 tỷ USD và đặc biệt năm 2018 đã đạt 6,5 tỷ USD, tăng 74,2% so với năm 2018.

Đến năm 2019 trong 4 tháng đầu năm kim ngạch đạt 2,1 tỷ USD, giảm1,98% so với cùng kỳ năm trước, riêng tháng 4/2019 Việt Nam cũng đã xuất sang Ấn Độ 622,99 triệu USD, tăng 12,12% so với tháng 3/2019 và tăng 7,94% so với tháng 4/2018.

Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ ngày càng đa dạng về cơ cấu ngành hàng cũng như tăng về trị giá xuất khẩu, dần dần tạo được thương hiệu, chỗ đứng và niềm tin đối với người tiêu dùng tại thị trường này.

Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, 4 tháng đầu năm 2019 nhóm hàng công nghiệp được Ấn Độ nhập khẩu nhiều từ Việt Nam trong đó dẫn dầu kim ngạch là điện thoại các loại và linh kiện, chiếm 20,43% tỷ trọng đạt 429,4 triệu USD, tăng 72,71% so với cùng kỳ, riêng tháng 4/2019 kim ngạch đạt 163,91 triệu USD, tăng 47,56% so với tháng 3/2019 và tăng gấp 3,3 lần (tương ứng 236,22%) so với tháng 4/2018.

Việc xuất khẩu mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện tăng cao và trở thành mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất sang Ấn Độ cũng nằm trong xu thế xuất khẩu chung của cả nước. Mặc dù chỉ mới được xuất khẩu sang Ấn Độ kể từ năm 2009, tuy nhiên, mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện đã trở thành mặt hàng có kim ngạch lớn nhất xuất khẩu sang thị trường này.

Nguyên nhân khách quan xuất phát từ nhu cầu sử dụng điện thoại của người dân Ấn Độ tăng nhanh chóng. Hiện nay, với dân số 1,2 tỷ người, Ấn Độ là quốc gia có số lượng thuê bao điện thoại đứng thứ 2 trên thế giới, sau Trung Quốc. Ngoài ra, việc các doanh nghiệp FDI đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện tại Việt Nam, như Samsung, Nokia… tăng trưởng mạnh trong những năm qua, có mạng lưới phân phối, bán hàng cũng như mẫu mã thích hợp, cũng góp phần đẩy mạnh việc xuất khẩu mặt hàng này sang các thị trường, trong đó có Ấn Độ. Có thể kể tới như nhà đầu tư của Hàn Quốc Samsung với dự án tổ hợp điện thoại di động tại Bắc Ninh mỗi tháng xuất khẩu hơn 1 tỷ USD. Đặc biệt, dự án thứ 2 của Samsung tại Thái Nguyên với vốn đầu tư 3,2 tỷ USD dự báo sẽ đem lại giá trị xuất khẩu tới 20 tỷ USD mỗi năm; Nokia cũng đang xây dựng nhà máy sản xuất ở phía Bắc, v.v…

Kế đến là máy vi tính sản phẩm điện tử đạt 302,2 triệu USD, tăng 79,95%; máy móc thiết bị phụ tùng đạt 283 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ giảm 60,13%; kim loại thường và sản phẩm đạt 211,61 triệu USD, tăng 6,84% và hóa chất tăng 44,83% đạt 130,72 triệu USD…

Đối với nhóm hàng nông lâm thủy sản, xuất khẩu sang Ấn Độ 4 tháng đầu năm nay phần lớn đều suy giảm kim ngạch, trong đó giảm nhiều nhất là mặt hàng cà phê 45,94% và 38,97% về lượng, chỉ có 12,5 nghìn tấn, trị giá 19,46 triệu USD. Kế đến là mặt hàng hạt điều giảm 12,06% về lượng và 31,64% trị giá, với 1,3 nghìn tấn; 7,3 triệu USD; mặt hàng hạt tiêu mặc dù kim ngạch suy giảm 20,91% nhưng lượng lại tăng 8,39% đạt 9,9 nghìn tấn. Riêng mặt hàng chè lại tăng trưởng khá, mặc dù lượng giảm 15,3% nhưng giá xuất bình quân tăng 63,38% nên kim ngạch đã tăng 38,38% đạt 361,5 nghìn USD.

Đáng chú ý, thời gian này Ấn Độ tăng mạnh nhập mặt hàng mây, tre, cói từ Việt Nam, tuy chỉ đạt 3,48 triệu USD,nhưng so với cùng kỳ tăng gấp 4,6 lần (tương ứng 364,23%).

Hàng hóa xuất khẩu sang Ấn Độ 4 tháng năm 2019

Mặt hàng

4 tháng 2019

+/- so với cùng kỳ (%)*

Lượng (Tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Tổng

 

2.101.313.676

 

-1,98

Điện thoại các loại và linh kiện

 

429.407.616

 

72,71

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

 

302.290.276

 

79,95

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

 

283.025.292

 

-60,13

Kim loại thường khác và sản phẩm

 

211.612.212

 

6,84

Hóa chất

 

130.722.712

 

44,83

Sản phẩm từ sắt thép

 

60.049.066

 

6,24

Cao su

33.788

46.539.630

45,35

28,27

Xơ, sợi dệt các loại

11.711

41.494.426

-2,3

-9,41

Giày dép các loại

 

35.899.362

 

28,9

Phương tiện vận tải và phụ tùng

 

34.587.323

 

-68,25

Sản phẩm từ chất dẻo

 

26.478.620

 

182,24

Hạt tiêu

9.969

24.783.359

8,39

-20,91

Sản phẩm hóa chất

 

24.651.171

 

26,45

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

 

24.243.416

 

11,66

Hàng dệt, may

 

23.976.172

 

62,97

Sắt thép các loại

30.225

21.566.254

-3,89

-22,12

Cà phê

12.692

19.460.179

-38,97

-45,94

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

 

19.403.823

 

-35,79

Gỗ và sản phẩm gỗ

 

11.554.391

 

-37,5

Chất dẻo nguyên liệu

8.790

10.179.806

-17,93

-23,1

Hàng thủy sản

 

8.838.745

 

-7,03

Hạt điều

1.364

7.375.607

-12,06

-31,64

Sản phẩm từ cao su

 

3.626.606

 

14,39

Sản phẩm mây, tre, cói và thảm

 

3.488.830

 

364,23

Sản phẩm gốm, sứ

 

1.033.517

 

8,12

Chè

238

361.557

-15,3

38,38

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

 

312.884

 

35,9

(*Tính toán số liệu từ TCHQ)
Theo Vinanet.vn

Trở về

Bài cùng chuyên mục