Thái Lan xả gạo dự trữ là một trong những yếu tố được xem là ảnh hưởng trực tiếp đến giá gạo thế giới trong đó có Việt Nam.
Kết thúc năm 2018, xuất khẩu sang Ấn Độ đạt 6,5 tỷ USD
- Cập nhật : 31/01/2019
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, năm 2018 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ thu về trên 6,5 tỷ USD, tăng 74,20% so với năm 2017, mặc dù tháng cuối năm 2018 kim ngạch xuất sang thị trường này giảm 5,85% so với tháng 11/2018 chỉ đạt 406 triệu USD và tăng 4,29% so với tháng 12/2017.
Với tốc độ tăng trưởng 74% có sự đóng góp của các nhóm hàng đạt kim ngạch trên 100 triệu USD, số này chiếm 39,28% trong đó máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt kim ngạch cao nhất 1,69 tỷ USD chiếm 24,6% tỷ trọng, tăng gấp 5,2 lần (tức tăng 426,86%) so với năm trước, riêng tháng 12/2018 đạt 69,67 triệu USD, tăng 79,94% so với tháng 11/2018 và tăng gấp 2,7 lần (tức tăng 165,72%) so với tháng 12/2017.
Đứng thứ hai về kim ngạch là điện thoại các loại và linh kiện, tăng 49,16% đạt 814,3 triệu USD, kế đến là máy vi tính sản phẩm điện tăng, tăng 63,04% đạt 800,83 triệu USD….
Đáng chú ý, năm 2018 Ấn Độ tăng mạnh nhâp khẩu hàng sản phẩm mây tre, cói và thảm từ Việt Nam, tuy kim ngạch chỉ đạt 5,6 triệu USD, nhưng so với năm 2017 tăng đột biến gấp 16,8 lần (tức tăng 1579,43%); tính riêng tháng 12/2018 đạt 585,8 nghìn USD, tăng 13,87% so với tháng 11/2018, nhưng nếu so với tháng 12/2017 thì tăng gấp tới 20 lần (tức tăng 1943,73%).
Ngoài mặt hàng mây, tre, cói thì Ấn Độ cũng tăng mạnh nhập khẩu từ Việt Nam các mặt hàng khác như: sản phẩm từ sắt thép và sản phẩm từ chất dẻo bởi hai mặt hàng này đều có kim ngạch tăng trưởng gấp trên 2 lần, cụ thể sản phẩm từ sắt thép twang 2,7 lần (tức tăng 17,19%) và sản phẩm từ chất dẻo tăng gấp 2,4 lần (tức tăng 135,91%) đạt 48,2 triệu USD.
Ở chiều ngược lại Ấn Độ giảm mạnh nhập khẩu từ Việt Nam các nhóm hàng như than đá, chè trong đó chè giảm nhiều nhất 56,62% trị giá và 49,94% về lượng; than đá giảm 40,76% về lượng và 29,73% trị giá so với năm 2017.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt hàng có mức độ tăng trưởng ấn tượng, thì các mặt hàng khác cũng có tốc độ tăng trưởng khá (đều trên 50% kim ngạch) như sản phẩm từ cao su tăng 75,99%; cao su tăng 60,49% và bánh kẹo các sản phẩm từ ngũ cốc tăng 52,58%.
Đối với mặt hàng hạt tiêu – đây là ngành đóng góp giá trị xuất khẩu tỷ USD trong xuất khẩu nông sản của Việt Nam, Ấn Độ là một trong những thị trường nhập khẩu hạt tiêu của Việt Nam. Theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ, từ đầu tháng 12/2017, Bộ Công Thương Ấn Độ đã thông qua đề xuất của Hội đồng Gia vị, ấn định giá CIF nhập khẩu tối thiểu đối với hồ tiêu là 500 rupi/Kg (khoảng 7,75 usd/kg), nhằm bảo vệ quyền lợi của người trồng tiêu trong nước trước tình trạng hạt tiêu nhập khẩu giá rẻ trên thị trường Ấn Độ đã tăng lên nhanh chóng trong thời gian gần đây, khiến cho giá hạt tiêu trong nước giảm mạnh.
Trong thông báo, Bộ Công Thương Ấn Độ cho biết, giá hạt tiêu tại Ấn Độ đã giảm khoảng 35% trong 1 năm qua đang khiến cho người trồng tiêu Ấn Độ gặp rất nhiều khó khăn. Hầu hết các nước sản xuất tiêu chính đều nằm ở khu vực ASEAN.
Ấn Độ đã và đang lo ngại trước việc hồ tiêu được sản xuất từ các nước ASEAN được nhập khẩu vào Ấn Độ thông qua đường Sri Lankha để được hưởng các ưu đãi về thuế theo Hiệp định Thương mại tự do Nam Á (SAFTA) và Hiệp định thương mại tự do Ấn Độ - Sri Lanka (ISLFTA).
Các tổ chức, hiệp hội nông dân đã kiến nghị nhiều biện pháp để hạn chế nhập khẩu tiêu giá rẻ vào Ấn Độ, trong đó có việc áp giá nhập khẩu tối thiểu (Minimum Import Price – MIP).Việc áp giá nhập khẩu tối thiểu MIP sẽ giúp cải thiện giá tiêu trong nước, đặc biệt trong bối cảnh mùa thu hoạch tiêu đang đến gần.
Điều này cũng ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu tiêu của Việt Nam sang Ấn Độ. Theo số liệu thống kê từ TCHQ, kết thúc năm 2018, Việt Nam đã xuất sang Ấn Độ 20,3 nghìn tấn hạt tiêu, trị giá 62,6 triệu USD, tăng 24,83% về lượng nhưng kim ngạch lại sụt giảm 20,57% so với năm 2017; giá tiêu xuất bình quân chỉ có 3.085,2 USD/tấn, giảm 36,37%.
Thống kê hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ năm 2018
Mặt hàng | Năm 2018 | +/- so với năm 2017 (%)* | ||
Lượng (Tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá (USD) | |
Tổng |
| 6.542.350.652 |
| 74,20 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác |
| 1.699.169.515 |
| 426,86 |
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện |
| 800.835.624 |
| 63,04 |
Điện thoại các loại và linh kiện |
| 814.309.611 |
| 49,16 |
Kim loại thường khác và sản phẩm |
| 577.960.154 |
| 23,49 |
Hóa chất |
| 377.436.958 |
| 49,55 |
Cao su | 102.921 | 145.392.197 | 85,53 | 60,49 |
Xơ, sợi dệt các loại | 33.268 | 131.115.837 | -0,74 | 7,71 |
Sản phẩm từ sắt thép |
| 187.874.846 |
| 170,19 |
Sắt thép các loại | 212.157 | 174.105.501 | 32,50 | 36,95 |
Phương tiện vận tải và phụ tùng |
| 176.350.549 |
| 32,57 |
Giày dép các loại |
| 103.678.481 |
| 52,68 |
Hạt điều | 4.772 | 34.870.903 | -14,11 | -24,19 |
Hàng thủy sản |
| 28.047.179 |
| 33,22 |
Cà phê | 58.019 | 95.691.744 | 35,67 | 12,05 |
Chè | 868 | 905.674 | -49,94 | -56,62 |
Hạt tiêu | 20.3 | 62.629.619 | 24,83 | -20,57 |
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc |
| 842.283 |
| 52,58 |
Thức ăn gia súc và nguyên liệu |
| 64.269.058 |
| 31,59 |
Than các loại | 100.442 | 15.099.404 | -40,76 | -29,73 |
Sản phẩm hóa chất |
| 66.151.865 |
| 41,21 |
Chất dẻo nguyên liệu | 25.842 | 31.717.272 | 1,86 | 9,42 |
Sản phẩm từ chất dẻo |
| 48.191.800 |
| 135,91 |
Sản phẩm từ cao su |
| 10.366.079 |
| 75,99 |
Sản phẩm mây, tre, cói và thảm |
| 5.635.968 |
| 1.579,43 |
Gỗ và sản phẩm gỗ |
| 46.488.927 |
| -22,80 |
Hàng dệt, may |
| 66.061.782 |
| 16,35 |
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày |
| 72.638.445 |
| 18,47 |
Sản phẩm gốm, sứ |
| 3.007.393 |
| 47,37 |
(*Tính toán số liệu từ TCHQ)
Theo Vinanet.vn