Chứng khoán toàn cầu bốc hơi hơn 5.000 tỷ USD
Thủ tướng Nhật Bản hủy chuyến công du tới Trung Quốc
Quan chức IMF: Kinh tế Trung Quốc chỉ điều chỉnh chứ không khủng hoảng
Giá dầu lao dốc, Ả Rập Xê Út bắt đầu hoảng loạn
"Khủng hoảng Ukraine sẽ kéo dài nhiều thập kỷ"
Tin thế giới đọc nhanh trưa 09-04-2016
- Cập nhật : 09/04/2016
Myanmar sắp thả hàng trăm tù nhân chính trị
13 nhân viên nhà hàng Triều Tiên trốn sang Hàn Quốc
Các quan chức Hàn Quốc cho biết 13 nhân viên người Triều Tiên làm việc tại một nhà hàng ở nước ngoài vừa đào thoát sang Hàn Quốc.
Người phát ngôn Bộ Thống nhất Hàn Quốc Jeong Joon Hee ngày 8-4 cho biết họ gồm một nam và 12 nữ, hiện đang ở Seoul.
Hiện nơi ở 13 người này được giữ kín, tên nhà hàng cũng không được tiết lộ để đảm bảo an toàn cho họ cũng như những người còn ở Triều Tiên.
Trước đây từng có vụ nhân viên nhà hàng Triều Tiên ở nước ngoài trốn sang Hàn Quốc, nhưng đây là vụ đào thoát hàng loạt đầu tiên của những người làm chung nhà hàng, theo BBC.
Theo thông tin từ trang web chính thức của Bộ Thống nhất Hàn Quốc, tính đến tháng 3-2016, hơn 29.000 người Triều Tiên đã đào thoát sang Hàn Quốc. Bình Nhưỡng cáo buộc họ bị Seoul lôi kéo, nhưng Seoul phủ nhận.
Báo Trung Quốc lo ngại Triều Tiên thành mối đe dọa
Bài bình luận đăng trên People’s Choice, ấn bản hải ngoại của Nhân Dân Nhật báo hôm 7-4 viết rằng đã đến lúc Bắc Triều Tiên phải suy nghĩ lại chiến lược vũ khí hạt nhân của mình bởi vấn đề hạt nhân ở Triều Tiên có thể đe dọa chế độ chính trị của nước này.
Đặc biệt, bài viết nhấn mạnh đến quan hệ ngày càng xấu đi giữa Bình Nhưỡng và Bắc Kinh sau khi Bộ Thương mại Trung Quốc siết chặt cấm vận Triều Tiên theo sau lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc. Lệnh của Liên Hiệp Quốc cấm nhập khẩu các sản phẩm sắt, than, quặng sắt, vàng, titan, đất hiếm từ Triều Tiên, đồng thời dừng xuất khẩu một loạt các sản phẩm, bao gồm cả nhiên liệu cho máy bay cho Triều Tiên. Động thái của Bắc Kinh có thể có tác động đến Bình Nhưỡng chỉ trong vòng sáu tháng hoặc một năm.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un theo dõi một cuộc thử nghiệm hệ thống tên lửa phòng không. Ảnh: REUTERS/KCNA
Các mối đe dọa quân sự của Triều Tiên cho đến nay vẫn gây nhiều sự hồ nghi. Có người cho rằng Triều Tiên dường như chỉ đang nỗ lực chứng minh vị thế chứ không có ý định thực sự bắt đầu một cuộc chiến tranh. Thực chất luận điệu chống Mỹ được sử dụng như một cách để nâng cao tình đoàn kết của người dân trong nước.
Bài viết trên báo Trung Quốc chỉ trích Triều Tiên đã dựa vào sức mạnh của vũ khí hạt nhân, thay vì để Nga và Trung Quốc hỗ trợ nước này trong việc đảm bảo an ninh. Bài bình luận có đoạn: "Triều Tiên đang đi sai đường. Một khi Triều Tiên vi phạm các công ước quốc tế, sẽ rất khó khăn cho Trung Quốc để kiểm soát sự ổn định ở Đông Bắc Á".
Cũng theo bài viết này, sự bất ổn tại bán đảo Triều Tiên được cho là cũng nghiêm trọng như bất ổn chính trị ở Syria. "Hãy tưởng tượng hậu quả sẽ nghiêm trọng đến thế nào khi mà dân số trên bán đảo Triều Tiên gấp bốn lần Syria”.
"Với tiềm lực kinh tế, quân sự, công nghệ và năng lực quản lý còn non nớt, nếu Triều Tiên xảy ra rò rỉ hạt nhân như tại Nhật Bản, điều gì sẽ xảy ra với an ninh vùng đông bắc của Trung Quốc?" - bài bình luận trên trang hải ngoại củaPeople’s Daily đặt câu hỏi.
Hình ảnh một vụ thử nghiệm hệ thống tên lửa phòng không của Triều Tiên. Ảnh: AFP/KCNA
Trong tuần qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhận được nhiều lời khen ngợi khi lên tiếng ủng hộ các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc đối với Triều Tiên. Trên thực tế, Trung Quốc thậm chí còn cấm cản các tàu của Triều Tiên ra vào một số cảng.
Jonathan D. Pollack, nhà phân tích tại Viện Nghiên cứu Brookings, đánh giá: "Sau nhiều nỗ lực thiết lập quan hệ giữa hai nước, Trung Quốc giờ đây đã quyết định phải răn đe Triều Tiên. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc lên tiếng thừa nhận hành động của Bắc Triều Tiên đe dọa trực tiếp đến an ninh Trung Quốc. Bắc Kinh không còn nhún nhường hoặc làm lơ mối đe dọa từ Bắc Triều Tiên".
Tàu ngầm Triều Tiên xuất hiện ngoài khơi Hàn Quốc
Tàu ngầm lớp Sinpo của Triều Tiên trong một bức ảnh chụp từ vệ tinh năm 2015. Ảnh: DigitalGlobe/38North
Theo đài truyền hình MBN của Hàn Quốc, tàu ngầm Triều Tiên sáng 6/4 xuất hiện ngoài khơi bờ biển phía đông Hàn Quốc, nhưng sau đó trở về cảng gần thành phố Wonsan, Triều Tiên lúc 9 giờ.
Tình báo Hàn Quốc ngay lập tức bắt đầu theo dõi vị trí con tàu, tuy nhiên không có hành động khiêu khích nào diễn ra sau đó và con tàu trở về cảng, đài này cho hay.
Một cựu đô đốc Hàn Quốc giấu tên nói với NK News rằng đây có thể là dấu hiệu nỗ lực phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm bất thành. "Tàu ngầm sẽ không trở về cảng nhanh như thế nếu nó được lên lịch tham gia một cuộc huấn luyện hay chiến dịch khác", người này nói. "Dường như tàu ngầm gặp trục trặc trong quá trình phóng thử tên lửa đạn đạo lần thứ 4 và quyết định trở về".
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc từ chối xác nhận hay bác bỏ thông tin củaMBN. "Tất cả những gì chúng tôi có thể nói là quân đội chúng tôi, phối hợp chặt chẽ với Mỹ, đang theo dõi xu hướng phát triển tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm của Triều Tiên", một quan chức Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc hôm qua nói trong cuộc họp báo.
Hải quân Mỹ nhận siêu tàu sân bay Ford vào tháng 9
Siêu tàu sân bay USS Gerald R. Ford dự kiến sẽ được biên chế vào năm 2021 - Ảnh: Tập đoàn Huntington Ingalls