Nhà Trắng có thể sẽ áp đặt lệnh trừng phạt các công ty và cá nhân Trung Quốc dính líu tới các vụ tấn công mạng để do thám kinh tế, ăn cắp các bí mật thương mại của Mỹ, trước khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đặt chân lên đất Mỹ.
Tin thế giới đọc nhanh sáng 09-04-2016
- Cập nhật : 09/04/2016
Báo Nga: Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan muốn “lật kèo” với EU
Thông tin mơ hồ quanh số phận 175 công nhân bị IS bắt cóc
Hãng thông tấn Reuters sáng nay dẫn lời quân đội Syria cho biết các công nhân nhà máy bị phiến quân giết hại. Nhưng vài phút sau, hãng rút lại báo cáo, cho rằng thông tin chưa được xác nhận và bị nhầm là của quân đội.
Các công nhân bị bắt tại công ty Xi măng Al Badia, gần thị trấn Dumeir, cách thủ đô Damascus 48 km về phía đông bắc. Các nhân viên bị mất liên lạc và hiện chưa rõ điều gì đã xảy ra với họ.
Một người điều hành nhà máy hôm qua cho biết họ không liên lạc được với ít nhất 250 nhân viên kể từ đầu tuần. Số công nhân bị bắt cóc sau đó được cho là lên tới 344 người.
Vụ bắt cóc xảy ra ở cùng khu vực nơi phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tấn công lực lượng của Tổng thống Syria Bashar al Assad tối 5/4. Phiến quân được cho là chiếm nhiều vùng của Dumeir, trong đó có sân bay quân sự và trạm phát điện.
Hàng trăm gia đình đã bỏ chạy khỏi khu vực, theo các nguồn tin đối lập.
Hồ sơ Panama: Thủ tướng Anh thừa nhận hưởng lợi từ quỹ đầu tư nước ngoài của cha
Cameron cho biết năm 2010, bốn tháng trước khi trở thành Thủ tướng, ông đã bán cổ phần cho một công ty ở Bahamas, Cameron trả lời phỏng vấn của kênh truyền hình ITV. Tuần này Chính phủ Anh đã đưa ra những phát biểu về vụ việc rò rỉ "Tài liệu Panama", vụ việc công ty luật Mossack Fonseca, Panama đã giúp các doanh nghiệp và cá nhân giàu có lập công ty ở nước ngoài như thế nào.
"Chúng tôi sở hữu cổ phần đó trị giá £ 30,000 (hơn 937 triệu VND) trong Công ty đầu tư Blairmore nhưng đã bán ra vào tháng 1-2010. Tôi đã bán hết cổ phần vào năm 2010, bởi vì nếu trở thành Thủ tướng tôi không muốn bất cứ ai nói rằng mình có những cổ phần, quyền lợi đặc biệt nào khác." Ông Cameron phát biểu. Ông khẳng định đã trả thuế thu nhập cổ phần khi bán cổ phần mà ông đã mua vào năm 1997.
Ngày 4-4, Thủ tướng Anh đã bác bỏ những cáo buộc và cho rằng đây là "vấn đề riêng tư", khẳng định không có các nguồn vốn ở nước ngoài và gia đình ông không hưởng lợi từ bất kỳ nguồn vốn nước ngoài. Trong tương lai, ông cũng sẽ không hưởng lợi từ những nguồn vốn như vậy .
Những thông tin tiết lộ từ "Tài liệu Panama" khiến Thủ tướng Cameron gặp nhiều khó khăn sau khi nỗ lực giữ Anh ở lại Liên minh châu Âu trong một cuộc trưng cầu ý dân ngày 23-6.
Tuần này Thủ tướng Anh đã phải đứng trước sức ép từ Đảng Lao động đối thủ và các phương tiện truyền thông để xử lý vấn đề tài chính của mình trong quá khứ và hiện tại. Ông Tom Watson, phó lãnh đạo Đảng Lao động trả lời tờ Sky News rằng vẫn còn quá sớm để xem xét liệu Cameron có nên từ chức hay không, "ông Cameron có thể phải từ chức vì vụ việc này,nhưng chúng ta cần tìm hiểu kỹ càng hơn về vấn đề tài chính của ông trước đây.
Trong cuộc phỏng vấn với kênh ITV, Cameron cho biết ông sẽ chuẩn bị công khai thuế của mình dù năm 2012 ông đã không làm vậy khi được yêu cầu. Vụ việc này gây tổn hại một phần vì nó đề cập đến quan điểm của Đảng Bảo thủ, Đảng của tầng lớp thượng lưu, lãnh đạo là những người giàu có từng theo học tại những trường chi phí đắt nhất nước Anh.
"Thủ tướng luôn nghĩ rằng nếu các cử tri biết mức độ giàu có của mình, họ sẽ cho rằng ông không có khả năng hiểu được sự đấu tranh kiếm sống hằng ngày của người dân" - Isabel Oakeshott, tác giả cuốn tiểu sử của Cameron đã viết trong tờ báo Daily Mail.
Cha Thủ tướng Camerom, ông Ian Cameron là nhà môi giới chứng khoán, ông đã qua đời năm 2010, bốn tháng sau khi con trai của ông trở thành Thủ tướng. Ngày 6-4 Thủ tướng Anh cho biết ông cảm thấy bị xúc phạm trước những lời chỉ trích cha mình - người ông xem là "anh hùng" và nhấn mạnh rằng văn hóa trong ngành tài chính đã thay đổi trong những năm gần đây.
Trung Quốc "không khuyến khích" G20 bàn về tranh chấp lãnh thổ
Bắc Kinh ngày 8-4 vừa phát đi cảnh báo rằng Hội nghị thượng đỉnh G20 tổ chức năm nay tại Trung Quốc sẽ không được mang những vấn đề chính trị như tranh chấp lãnh thổ ra bàn bạc.
Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier và người đồng cấp Vương Nghị tại cuộc họp báo chung ngày 8-4 - Ảnh: Reuters
Hội nghị thượng đỉnh G20 - sự kiện ngoại giao lớn nhất năm tại Trung Quốc - dự kiến sẽ diễn ra vào đầu tháng 9 tại thành phố Hàng Châu, thủ phủ tỉnh Chiết Giang.
Sự kiện có sự tham dự của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Mỹ Barack Obama...
Theo Reuters, Bắc Kinh có lý do của họ để “lo xa” vì Hội nghị G7 tháng tới tổ chức tại Nhật Bản (TQ không phải là thành viên G7) dự kiến sẽ thảo luận các vấn đề như xung đột Ukraine và mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên.
Phát biểu trước các phóng viên sau cuộc gặp với người đồng cấp Đức, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói Trung Quốc muốn đưa ra những đề nghị về tăng trưởng kinh tế toàn cầu tại Hội nghị G20.
“Chúng tôi hi vọng G7 có thể noi theo G20 và tập trung vào các chủ đề kinh tế, phát triển đang được thế giới quan tâm”, ông Vương mở đầu.
“Nếu quốc gia nào đó, vì mục đích chính trị, mang các vấn đề như tranh cãi trong quá khứ hay tranh chấp lãnh thổ vào hội nghị G20, thì không những không có lợi cho việc giải quyết chúng, nó có thể tác động đến tình hình khu vực, sự ổn định và vì thế không được khuyến khích”, Ngoại trưởng Trung Quốc kết luận nhưng không nêu rõ tên quốc gia nào.
Trung Quốc gần đây có nhiều hành động khiêu khích và ngang ngược trong yêu sách lãnh thổ, mới đây nhất là việc đưa giàn khoan Hải Dương 981 đi vào vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ - khu vực Việt Nam và Trung Quốc đang tiến hành đàm phán để phân định.
Triều Tiên bắt 2 nghi can định ám sát ông Kim Jong-un?