tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh tối 08-04-2016

  • Cập nhật : 08/04/2016

Biển Đông: Indonesia tăng cường lực lượng để chống Trung Quốc

Bị Bắc Kinh công khai khiêu khích ngoài khơi quần đảo Natuna, Jakarta bắt đầu phản ứng một cách dứt khoát hơn. Tạp chí quốc phòng Anh IHS Jane’s ngày 5/7/2016 đã tiết lộ kế hoạch của Jakarta, tăng cường đáng kể lực lượng của mình tại vùng quần đảo của mình trên Biển Đông. 
indonesia trien khai he thong phong khong oerlikon skyshield tren bien dong.

Indonesia triển khai hệ thống phòng không Oerlikon Skyshield trên Biển Đông.

Nổi bật nhất trong kế hoạch này là quyết định triển khai hệ thống phòng không tối tân nhất của Indonesia đến vùng đảo xa này để sẵn sàng đối phó với Trung Quốc, RFI đưa tin.
Theo biên bản mà tạp chí Anh có được về một cuộc họp giữa tướng Gatot Nurmantyo, tư lệnh quân đội Indonesia, với Ủy Ban Quốc phòng, Tình Báo và Ngoại vụ Hạ Viện Indonesia, thì Không Quân Indonesia sắp triển khai bốn đơn vị đặc nhiệm trên bộ lên đảo Pulau Natuna Besar, đảo lớn nhất thuộc vùng quần đảo Natuna ở Biển Đông. 
Đây là các đơn vị được trang bị hệ thống phòng không Oerlikon Skyshield, một dàn cao xạ tự động đa năng 35 ly, có thể bắn 1.000 phát mỗi phút, và sử dụng loại đạn được hướng dẫn chính xác.
Cũng theo IHS Jane’s, trong cuộc họp kể trên, quân đội Indonesia còn xin ngân sách để tăng cường đáng kể lực lượng đồn trú tại quần đảo Natuna, bao gồm việc trang bị thêm các hệ thống phòng không tầm trung trên đảo Pulau Natuna Besar, xây thêm cơ sở để đón tám chiến đấu cơ loại Su-27, Su-30 hoặc F-16 sắp được đưa đến căn cứ không quân Ranai ở thủ phủ quần đảo Natuna. Một phi đội máy bay không người lái cũng sẽ được bố trí tại Natuna, hai căn cứ không quân và hải quân tại chỗ được mở rộng, trong lúc số lính đồn trú sẽ nhân đôi, đạt mức 2.000 quân từ nay đến cuối năm.
Natuna là một quần đảo gồm 270 đảo ở phía Nam Biển Đông, nằm giữa bán đảo Mã Lai và đảo Borneo. Theo các nhà phân tích, Trung Quốc đã có những hành vi hung hăng nhắm vào Indonesia từ lâu, nhưng Jakarta hầu như không phản ứng để duy trì mối quan hệ hữu hảo về mặt kinh tế.
Tuy nhiên, các hành vi khiêu khích rõ rệt của Trung Quốc trong thời gian gần đây đã buộc Indonesia phải thay đổi quan điểm, đặc biệt là vụ việc hôm 19/04 vừa qua, khi tàu tuần cảnh Trung Quốc đã can thiệp thô bạo để đánh tháo cho một tàu cá Trung Quốc bị tuần duyên Indonesia chận bắt ngoài khơi Natuna. Điều đáng nói là khi bị chất vấn, Bắc Kinh đã thản nhiên biện minh cho hành vi của mình bằng luận điểm: khu vực đó là ngư trường truyền thống của Trung Quốc.
Đối với giới quan sát, quyết định tăng cường đáng kể lực lượng quan sự đóng tại quần đảo Natuna như đã biến nơi đây thành tiền đồn chống lại các hành vi hung hăng của Trung Quốc nhắm vào Indonesia. Điều này thể hiện một sự chuyển đổi quan trọng trong cái nhìn của Jakarta đối với hiểm họa Trung Quốc, bị cho là có thể đe dọa sự toàn vẹn lãnh thổ của Indonesia.

Hồ sơ Panama: Ông Putin chính thức lên tiếng

Tại diễn đàn truyền thông của ONF (Mặt trận Nhân dân toàn Nga), Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bình luận về những dữ liệu về vụ bê bối Panama được công bố trên một loạt phương tiện truyền thông, Sputnik cho biết.
Hồ sơ Panama: Ông Putin chính thức lên tiếng
"Khi đất nước chúng ta ở vào hoàn cảnh vô cùng khó khăn và nằm trong sự đổ nát, tất cả đều thích gửi cho chúng ta khoai tây và độc đoán đề ra những điều mà họ cho là cần thiết, phục vụ lợi ích riêng của họ. Cái gọi là các giới cầm quyền ở các nước hàng đầu đã không lắng nghe điều này. Tất cả bắt đầu ở Nam Tư, khi các phương tiện truyền thông phương Tây đổ sập xuống Boris Yeltsin sau khi ông tuyên bố bất bình với các vụ đánh bom Belgrade," Tổng thống Nga nhắc lại.
Tiếp theo, người đứng đầu nhà nước Nga đã đề cập lập trường của Liên bang Nga về tình hình Ukraine và vụ sáp nhập Crimea vào Nga. Ông Putin cũng nhắc đến vấn đề không dẫn độ Edward Snowden.
"Các đối tác của chúng ta đã quen với sự độc quyền trên vũ đài quốc tế và không muốn coi trọng bất cứ ai. Nhưng những sự kiện gần đây ở Syria cho thấy, Nga có khả năng giải quyết các vấn đề không chỉ ở kề bên, mà cả ở cách xa biên giới. Nền kinh tế của chúng ta trở nên độc lập hơn, tự lực hơn, tiềm năng của các lực lượng vũ trang tăng gấp nhiều lần. Nhưng điều làm các đối tác lo lắng chính là sự thống nhất và đoàn kết của nhân dân Nga. Họ muốn làm lung lay chúng ta từ bên trong và cư xử theo cách họ muốn. Giải pháp đơn giản nhất - đem sự ngờ vực vào trong xã hội, đẩy mọi người chống lại nhau," ông Putin tuyên bố.
"Họ vừa đảo qua các offshore. Ở đó không có nô bộc trung thành này. Họ tìm thấy ai đấy trong số bạn bè của tôi, bới móc và nặn ra cái gì đó. Nhưng ảnh của nô bộc này đã được đưa lên hàng đầu," ông Putin nói.

Israel đẩy mạnh tìm kiếm đồng minh ở châu Phi

Trong bối cảnh Chính phủ Tel Aviv đang tích cực tìm kiếm cho mình những đồng minh mới và sự đảm bảo về mặt an ninh cho Israel, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu (ảnh) bắt đầu tập trung vào các nỗ lực nhằm cải thiện quan hệ với các quốc gia châu Phi.

Một trong những sự kiện đáng chú ý liên quan tới các nỗ lực này là chuyến thăm dự kiến diễn ra trong thời gian tới của ông Netanyahu tới Lục địa Đen, với mục đích chính là để dự lễ kỷ niệm 40 năm chiến dịch giải cứu con tin 7-1946 tại Uganda, cũng là nơi anh trai ruột của ông thiệt mạng.

Lộ trình cụ thể chuyến công du chưa được công bố song ông Netanyahu cho biết đã nhận lời mời tới thăm lục địa này của các nhà lãnh đạo khu vực, trong đó có Tổng thống Kenya - quốc gia có mối quan hệ gần gũi với Israel. Phát biểu trước các nhà lập pháp Israel và các Đại sứ châu Phi, ông nói: “Israel đang quay trở về châu Phi và châu Phi đang trở về với Israel”. Ông cho biết chuyến thăm lần này chủ yếu là để dự lễ kỷ niệm chiến dịch giải cứu 1946, sự kiện mà ông gọi là “một trong những trải nghiệm cá nhân quan trọng”. Các quốc gia châu Phi trong thời gian gần đây, đang chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi những toan tính thiếu thiện chí của nhiều nước phương Tây và Trung Quốc, hoàn toàn có lý do để hoài nghi về mục đích xích lại gần của Israel. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế có nhiều thay đổi và khu vực phải đối mặt với mối đe dọa từ chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan, chính phủ các nước châu Phi nhận thấy rằng cần phải tìm kiếm phương thức quốc phòng hiệu quả hơn. Na'eem Jeenah - Giám đốc Trung tâm châu Phi-Trung Đông, một viện nghiên cứu có trụ sở ở Nam Phi - cho rằng các quốc gia châu Phi chắc chắn sẽ quan tâm tới lợi thế từ công nghệ trong nông nghiệp và thủy lợi của Israel. Nhà nghiên cứu này nói: “Israel hứa hẹn là nước sẽ giúp các nước châu Phi có nhiều cơ hội phát triển”, đồng thời nhấn mạnh “nhiều quốc gia” sẽ quan tâm tới vấn đề này.

Chuyến thăm dự kiến sắp tới của ông Netanyahu là cơ hội để Israel đẩy mạnh hơn nữa quan hệ thương mại với các quốc gia châu Phi đang phát triển nhanh về kinh tế trong các lĩnh vực mà Israel có lợi thế. Tel Aviv cũng hy vọng chuyến thăm lần này sẽ giúp họ có được thêm sự ủng hộ của các nước châu Phi trong các cơ quan của Liên hợp quốc, nơi Israel đang hứng chịu không ít chỉ trích về hoạt động xây dựng khu định cư ở Bờ Tây và bao vây Dải Gaza.

Cuộc xung đột Israel-Arập đã khiến quan hệ giữa các nước châu Phi và nhà nước Do Thái trở nên căng thẳng trong giai đoạn những năm 1960. Áp lực từ các quốc gia Bắc Phi, do cuộc chiến năm 1967 và 1973 giữa Israel và các nước láng giềng, đã dẫn tới việc nhiều nước châu Phi hạ bậc quan hệ với nhà nước Do Thái.  Theo Aryeh Oded, từng là một nhà ngoại giao kỳ cựu của Israel tại nhiều thủ đô của các nước châu Phi và hiện đang làm việc cho Viện nghiên cứu Truman thuộc Đại học Hebrew, kể từ năm 1982, nhiều nước châu Phi bắt đầu nhận ra rằng cắt đứt quan hệ là việc làm sai lầm”, song bản thân Israel vẫn chưa vượt qua được các rào cản từ quá khứ và “chưa có mong muốn tái lập quan hệ”. Trong những năm gần đây, sự trì trệ trong tiến trình hòa bình Israel-Palestine buộc Israel phải tìm cách giành lại các lợi ích của nước này tại châu Phi và mối quan hệ với các quốc gia châu Phi.

Trong hội nghị gần đây bàn về mối quan hệ châu Phi-Israel, Vụ Phó Vụ châu Phi Bộ Ngoại giao Israel Yoram Elron nhấn mạnh rằng Israel cần sự ủng hộ của các nước châu Phi trong các diễn đàn quốc tế. Mặc dù hiện kim ngạch thương mại giữa Israel với châu Phỉ chỉ chiếm 2% tổng kim ngạch xuất-nhập khẩu song triển vọng tăng trưởng là rất lớn. Theo ông, châu Phi, một trong những nơi có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất thế giới, có thể đem đến nhiều cơ hội kinh doanh trong các lĩnh vực mà Israel có lợi thế, như nông nghiệp, thông tin liên lạc, năng lượng thay thế và cơ sở hạ tầng”. Ông cũng lưu ý rằng sự tinh thông trong lĩnh vực tình báo và quân sự của Israel là những yếu tố rất có giá trị có thể giúp châu Phi chống lại các lực lượng khủng bố như Boko Haram, Al-Shebab và Al-Qaeda. 


Nhân tố khiến châu Âu đẩy mạnh tái vũ trang

Báo cáo thường niên của Viện Nghiên cứu Quốc tế về hòa bình Stockholm (SIPRI) về các chi phí quân sự thế giới vừa công bố cho thấy chi phí quân sự của châu Âu trong năm 2015 đã tăng 1,7%, lên đến 328 tỷ USD (288 tỷ euro), trong khi châu Á là 436 tỷ USD và của toàn thế giới là 1.676 tỷ USD.

chi phi quan su cua chau au trong nam 2015 tang 1,7%, len den 328 ty usd.

Chi phí quân sự của châu Âu trong năm 2015 tăng 1,7%, lên đến 328 tỷ USD.

Trong khi đó, bất chấp việc các nước láng giềng của Nga lo ngại trước việc Moscow sáp nhập Crimea, tổng chi phí quân sự của khu vực Tây và Trung Âu tiếp tục giảm nhẹ, khoảng 0,2% so với năm 2014 và giảm 8,5% kể từ năm 2006.  

Ngược lại, chi phí quân sự của khu vực Đông Âu, do bị tác động của chính sách cứng rắn của Nga, đã tăng 7,5% so với năm 2014. Tính trong 10 năm trở lại đây, con số này đã tăng 90%. Theo các chuyên gia, kể từ năm 2009 đã có sự đối lập khá rõ giữa khu vực Tây và Trung Âu khi số lượng các nước tăng chi phí quân sự trong vùng nhiều hơn số quốc gia giảm chi phí quân sự. Ba cường quốc là Anh, Pháp và Đức đã bắt đầu tái đầu tư quân sự cho nhiều năm sau khi có những cắt giảm quan trọng. Đa số các nước Trung và Tây Âu, vốn quan ngại trước sức mạnh của Nga, đã tăng chi phí quân sự trong năm 2015: Ba Lan 22%, Estonia 6%, Latvia 14%, Litva 33%.

Rumani, Slovakia hay Ukraine, chịu ảnh hưởng của phương Tây, cũng đầu tư nhiều hơn cho quân đội. Chỉ có tương đối ít quốc gia châu Âu tiếp tục xu hướng giảm chi phí quân sự kể từ năm 2006, trong đó có Hy Lạp, Italy, Hà Lan và Đan Mạch. Tuy vậy, không có bất kỳ nước châu Âu nào thuộc diện "đầu tư đột biến".

Xu hướng tái vũ trang ở châu Âu sẽ tiếp diễn trong nhiều năm nữa. Các phân tích của SIPRI phù hợp với số liệu do Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đưa ra. Nỗi lo cắt giảm chi phí quân sự trong khối quân sự này đã giảm bớt. Theo báo cáo hàng năm của NATO được công bố ngày 28-1 vừa qua, 16/28 nước thành viên không chỉ ngừng cắt giảm ngân sách quốc phòng mà còn tăng các chi tiêu thực tế cho quân đội. Tất cả 5 nước, thay vì chỉ có 3 nước như trước đây, đạt mục tiêu chung do khối đề ra: dành ít nhất 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho chi phí quân sự.


Đại diện Nga tại NATO: Sẽ có phương pháp ít tốn kém nhưng hiệu quả để đáp lại sự hiện diện của Mỹ ở Châu Âu

Đại diện thường trực của Nga tại NATO, ông Alexander Grushko đã bày tỏ ý kiến về những phản ứng tiềm năng của Nga trước việc Mỹ mở rộng hiện diện quân sự ở Châu Âu, theo Sputniknews.
mot doi quan cua nato o chau au. anh ap/mindaugas kulbis

Một đội quân của NATO ở Châu Âu. Ảnh AP/Mindaugas Kulbis

"Khi chúng tôi nói về những phản ứng có khả năng của Liên bang Nga, về sự đáp lại có thể, thì trước hết, ý của chúng tôi là phản ứng sẽ được hình thành hoàn toàn phù hợp với các tiêu chuẩn luật pháp quốc tế", ông nói trong một cuộc phỏng vấn với RT.
Ông nói thêm rằng, "hiện nay, tình trạng của Lực lượng Vũ trang Nga cho phép chúng tôi sử dụng có hiệu quả những phương thức khác nhau để đảm bảo an ninh, và tôi tin rằng những biện pháp đã và đang được thực hiện sẽ đáp ứng được nhiệm vụ này."
"Khả năng phòng thủ của chúng tôi sẽ được đảm bảo vững chắc, tất nhiên, sẽ được làm bằng những phương pháp ít tốn kém nhất, nhưng hiệu quả", nhà ngoại giao cấp cao kết luận.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục