tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh chiều 09-04-2016

  • Cập nhật : 09/04/2016

An ninh kinh tế của EU phụ thuộc tình hình Biển Đông

su on dinh o bien dong se bao dam an ninh kinh te cua eu - anh minh hoa: reuters

Sự ổn định ở Biển Đông sẽ bảo đảm an ninh kinh tế của EU - Ảnh minh họa: Reuters

Các quan chức ngoại giao của Liên minh châu Âu (EU) bày tỏ quan ngại về an ninh kinh tế của khối này ở Biển Đông, đồng thời kêu gọi các bên tôn trọng luật pháp quốc tế trên biển.
Trong một diễn đàn tổ chức tại Bắc Kinh (Trung Quốc), ông Gunnar Wiegand, Giám đốc phụ trách vùng châu Á và Thái Bình Dương của Cơ quan đối ngoại EU (EEAS) cho biết những biến động gần đây ở Biển Đông thật sự đáng quan ngại, và đây là nơi mà một nửa giao thương của thế giới phải đi qua mỗi năm.
Ông Wiegand nhấn mạnh rằng an ninh kinh tế của EU phụ thuộc vào châu Á-Thái Bình Dương, và sự ổn định của khu vực này chính là sự ổn định an ninh kinh tế toàn châu Âu.
“Dù không đứng về phía nào, châu Âu vẫn cam kết thực hiện đúng trật tự hàng hải dựa trên luật pháp quốc tế, cụ thể là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS)”, tờ South China Morning Post hôm 8.4 dẫn phát biểu của ông Wiegand.
Trong một diễn biến liên quan, ngoại trưởng các nước thành viên G7 sẽ nhóm họp ở Nhật vào tháng 5.2016. Vấn đề hạt nhân của Triều Tiên và Biển Đông, cụ thể là những hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc ở đây, sẽ là chủ đề chính của cuộc họp này.
Khối G7 có 4 nước EU là Pháp, Đức, Ý và Anh cùng với Mỹ, Canada và Nhật Bản.
Ông Michael Reiterer, cố vấn chính về vấn đề châu Á-Thái Bình Dương của Cơ quan đối ngoại EU, nói trong cùng diễn đàn ở Bắc Kinh rằng các thành viên của EU, cũng là những nước tham gia ký kết UNCLOS, mong muốn tất cả các bên phải tôn trọng công ước này.
"Chúng tôi có trách nhiệm để những quy định của pháp luật được tuân thủ. Điều này áp dụng đối với UNCLOS và cả Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á", ông Reiterer phát biểu.
Hồi năm 2012, EU đã tham gia vào Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác với Đông Nam Á, ký chương trình hành động để tăng cường hợp tác với khối ASEAN. Trung Quốc cũng là nước tham gia ký kết hiệp ước.
Khi được hỏi về quan điểm của mình về sự can thiệp của EU đối với Biển Đông nói riêng và châu Á-Thái Bình Dương nói chung, ông Mei Zhaorong, cựu đại sứ Trung Quốc tại Đức, nói rằng "sự can thiệp của EU chỉ gây phản tác dụng" (?), theo South China Morning Post.

Đại sứ Campuchia tại Hàn Quốc có thể lĩnh án 15 năm tù

Đại sứ Campuchia tại Hàn Quốc Suth Dina có thể lĩnh án 15 năm tù với hai cáo buộc trục lợi phi pháp và lạm dụng quyền lực.
dai su campuchia tai han quoc suh dina bi quan chuc ban chong tham nhung campuchia ap giai tai toa an phnom penh ngay 7/4. anh: afp.

Đại sứ Campuchia tại Hàn Quốc Suh Dina bị quan chức Ban Chống Tham nhũng Campuchia áp giải tại tòa án Phnom Penh ngày 7/4. Ảnh: AFP.

Đại sứ Campuchia tại Hàn Quốc Suth Dina bị Ban Chống Tham nhũng Campuchia (ACU) bắt ngày 4/4 liên quan đến hàng loạt cáo buộc tham nhũng. Ông Suth Dina đã giữ chức vụ đại sứ được 25 tháng.

Chủ tịch ACU Om Yintieng cho biết cơ quan này phát hiện Dina có 7,2 triệu USD tiền mặt ngoài ngân hàng, tăng thêm 3 triệu USD so với trong năm 2013. Dina còn sở hữu 12,74 kg vàng cùng một số ngôi nhà, mảnh đất.

Tòa án Phnom Penh cáo buộc Dina trục lợi phi pháp và lạm dụng quyền lực, Xinhua dẫn lời Yintieng nói. Án phạt đối với tội danh trục lợi phi pháp là từ 2 đến 5 năm tù, với lạm dụng quyền lực là từ 5 đến 10 năm tù.

"ACU có bằng chứng cụ thể chứng minh Suth Dina đã nhận gần 117.000 USD từ việc bán nhãn dán thị thực và rút hơn 180.000 USD từ ngân sách hành chính của đại sứ quán để chi các khoản không chính thức trong 25 tháng làm đại sứ", ông Yintieng nói.

Dina còn bí mật mở một tài khoản ngân hàng sử dụng đồng won dưới danh nghĩa đại sứ quán để nhận tiền bồi thường từ các công ty bảo hiểm trả cho người lao động Campuchia qua đời khi làm việc ở Hàn Quốc.

Dina được bổ nhiệm làm đại sứ tại Hàn Quốc năm 2014 và từng nhiều lần bị chỉ trích do đe dọa bắt giữ hoặc trục xuất những người Campuchia tại Hàn Quốc tham gia các hoạt động ủng hộ phe đối lập.

Trong bài viết trên Facebook hồi đầu tháng, ông Dina kêu gọi Thủ tướng Campuchia Hun Sen giúp ông bảo vệ vị trí và mang lại "công bằng" cho ông. Dina cho rằng mình bị "phỉ báng và vu khống".


Tuyên bố sập cầu là "hành động của Chúa trời", dân Ấn nổi giận

 Một quan chức cấp cao của công ty xây dựng IVRCL (Ấn Độ) vừa gây ra một làn sóng phẫn nộ trong công chúng hôm 7-4 khi tuyên bố vụ sập cầu vượt tại Kolkata là "hành động của Chúa trời".

sap cau vuot vivekananda khien 26 nguoi thiet mang - anh: afp

Sập cầu vượt Vivekananda khiến 26 người thiệt mạng - Ảnh: AFP

Tuy nhiên, theo AFP, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi khẳng định vụ sập cầu khiến 26 người thiệt mạng là "hành động của sự gian lận" và cáo buộc bộ trưởng Tây Bengal Mamata Banerjee tham nhũng.

"Một cây cầu lớn bị sập và những gì mà người ta nói là một hành động của Chúa trời. Đây không phải một hành động của Chúa trời mà là hành động của sự gian lận" - ông Modi tuyên bố trong một cuộc diễu hành tại Birpara.

Theo đó ông Modi cho rằng vụ sập cầu vượt đang xây dựng là hậu quả của các hành động tham nhũng của chính quyền bang Tây Bengal do đảng Trinamool Congress của bà Banerjee nắm quyền.

Cho đến nay 9 quan chức của công ty xây dựng IVRCL đã bị bắt giữ và buộc tội, bao gồm tội giết người trong khi chính quyền đang điều tra sự cẩu thả trong việc xây dựng cầu vượt dẫn đến thảm họa hôm 31-3.

Đảng Dân tộc chủ nghĩa Hindu (BJP) của ông Modi đang cố gắng hạ bệ đảng của bà Banerjee thông qua vụ tai nạn này. Trong cuộc bầu cử trước, BJP chỉ giành được 1 ghế tại Tây Bengal.

Tây Bengal là một trong 5 bang sẽ tổ chức bầu cử trong tháng này tại Ấn Độ và kết quả có thể được công bố vào ngày 19-5.


Saudi Arabia và Ai Cập xây cầu qua Biển Đỏ

Quốc vương Saudi Arabia Salman Bin Abdel-Aziz trong ngày thứ hai thăm Cairo (8/4) thông báo đã đạt được thoả thuận với Ai Cập về việc xây dựng một cây cầu qua Biển Đỏ nối hai quốc gia này.

quoc vuong saudi arabia salman va tong thong ai cap sisi la nhung dong minh than can. anh: bbc

Quốc vương Saudi Arabia Salman và Tổng thống Ai Cập Sisi là những đồng minh thân cận. Ảnh: BBC

Phát biểu tại họp báo chung sau cuộc gặp với Tổng thống nước chủ nhà Abdel-Fattah Al-Sisi, Quốc vương Salman đánh giá thỏa thuận trên là bước đi lịch sử kết nối hai lục địa châu Phi và châu Á, là một sự chuyển đổi về chất sẽ làm tăng trao đổi thương mại giữa hai châu lục lên mức cao chưa từng thấy. Tổng thống El-Sisi đã đề nghị đặt tên cầu theo tên Quốc vương Salman Bin Abdel-Aziz.

Sau thông báo trên, đại diện hai nước đã ký kết 17 thoả thuận đầu tư và các bản ghi nhớ trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, nhà ở, nông nghiệp, điện lực và vận tải biển. Một quan chức chính phủ Ai cập cho biết các thoả thuận với Saudi Arabia trong chuyến thăm của Quốc vương Salman có thể lên tới 1,7 tỷ USD, bao gồm việc thành lập đại học mang tên "Quốc vương Salman" tại Bán đảo Sinai và một nhà máy điện. 

Đây là chuyến thăm chính thức cấp nhà nước đầu tiên của Quốc vương Salman tới Ai Cập kể từ khi lên nắm quyền vào tháng 1/2015. Dự kiến ông sẽ có bài phát biểu trước Quốc hội Ai Cập vào ngày 10/4 tới.

Sau khi Tổng thống Hồi giáo Mohamed Morsi tại Ai Cập bị lật đổ vào tháng 7/2013, Saudi Arabia đã hỗ trợ chính quyền Ai Cập hàng tỉ USD để giúp khôi phục nền kinh tế nước Bắc Phi này. Tại Hội nghị phát triển kinh tế của Ai Cập tháng 3/2015, Saudi Arabia cũng đã công bố gói viện trợ kinh tế cho Ai Cập dưới hình thức thỏa thuận cung ứng dầu mỏ trong 5 năm và khoản đầu tư trị giá 8 tỷ USD.


Chuyên gia Đức: IS đang cạn tiền, sẽ 'chết' trong 3 năm nữa

Một nhà khoa học chính trị của Đức mới đây phân tích rằng tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo đang cạn tiền và sẽ không trụ được quá 3 năm nữa.
Tân Hoa xã ngày 8.4 dẫn nhận định của Giáo sư Harald Mueller, chuyên gia chính trị tại Đại học Goethe Frankfurt (Đức) cho rằng tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) sẽ chấm dứt sự tồn tại trong vòng 3 năm tới.
Trong cuộc phỏng vấn với Hãng thông tấn Áo (APA), Giáo sư Mueller phân tích, các nguồn thu quan trọng của IS là tiền bán dầu mỏ, thuế, tiền chuộc bắt cóc, tiền buôn người và thuốc phiện, tiền thu từ chiến lợi phẩm.
Thế nhưng các cuộc không kích do các nước tiến hành đã nhắm thẳng các mỏ dầu và các tuyến đường giao thông mà IS thường vận chuyển dầu. Hơn nữa, giá dầu thế giới giảm mạnh, bởi vậy ông Mueller cho rằng doanh thu từ bán dầu mỏ của IS gần đây đã giảm đáng kể. Các nguồn thu khác như đã kể trên cũng giảm nên IS dường như đang cạn tiền.
Theo phân tích của Giáo sư Mueller, với tiền bạc ngày càng ít đi, IS không còn đủ khả năng chi trả cho các tay súng của mình cũng như hỗ trợ tài chính cần thiết cho gia đình họ. Vì vậy, ngày càng nhiều tay súng rời bỏ lực lượng này. Nhiều tay súng gia nhập IS từ các nước nghèo và điều quan trọng với họ là tiền.
is can tien nen co the khong chi tra day du cho cac tay sung khien ho som roi to chuc nay - anh: reuters

IS cạn tiền nên có thể không chi trả đầy đủ cho các tay súng khiến họ sớm rời tổ chức này - Ảnh: Reuters

Với những lý do đó, ông Mueller nhận định dòng người rời bỏ IS sẽ trở nên dồn dập, và điều đó sẽ kéo theo sự sụp đổ của IS. Mặc dù vậy, ông cho rằng IS sẽ chỉ biến mất với tư cách là một lực lượng cực đoan chiếm giữ lãnh thổ chứ mạng lưới khủng bố IS sẽ không mất đi, đặc biệt là ở các nước phương Tây.
Để đánh bại IS, chuyên gia này nhấn mạnh các nước cần tiếp tục không kích nhằm vào mỏ tiền của IS là dầu mỏ. Đồng thời để đạt được mục tiêu chung, Thổ Nhĩ Kỳ và các cơ quan tình báo cần hợp tác chặt chẽ với các lực lượng khác để ngăn chặn dòng tài chính qua biên giới cho IS như việc buôn bán vũ khí.
Ông David S. Cohen, Thứ trưởng Bộ Ngân khố Mỹ phụ trách về tình báo tài chính và khủng bố, từng cho rằng IS là “tổ chức khủng bố gây được quỹ tốt nhất”, theoInternational Business Times. Còn đài NBC News (Mỹ) năm 2015 từng đưa tin về một bản phân tích của cộng đồng tình báo Mỹ cho thấy IS là nhóm khủng bố giàu nhất thế giới. Tuy vậy, tình báo Mỹ cũng cho rằng IS đã tiêu tốn rất nhiều tiền và đang gặp nhiều khó khăn trong việc tăng nguồn thu.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục