Myanmar sắp thả hàng trăm tù nhân chính trị
13 nhân viên nhà hàng Triều Tiên trốn sang Hàn Quốc
Báo Trung Quốc lo ngại Triều Tiên thành mối đe dọa
Tàu ngầm Triều Tiên xuất hiện ngoài khơi Hàn Quốc
Hải quân Mỹ nhận siêu tàu sân bay Ford vào tháng 9
Tin thế giới đọc nhanh chiều 08-04-2016
- Cập nhật : 08/04/2016
Mỹ truy tìm công ty và cá nhân Nga trốn trừng phạt qua hồ sơ Panama
Mỹ sẽ dùng hồ sơ Panama để tìm các cá nhân, tổ chức giúp công ty và cá nhân Nga trốn trừng phạt - Ảnh minh họa: AFP
Mỹ sẽ nghiên cứu Hồ sơ Panama về các công ty bình phong ở nước ngoài để có thông tin về những người có thể đã giúp các công ty và cá nhân Nga trốn tránh lệnh trừng phạt mà Mỹ và châu Âu áp lên Nga.
Theo Bloomberg ngày 7.4, chính phủ Mỹ dự định nghiên cứu hàng triệu tài liệu do Tổ chức nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) có được qua Hồ sơ Panama, để có thông tin về những người có thể đã giúp các công ty hoặc cá nhân né tránh được các trừng phạt mà Mỹ nhắm vào Nga để đưa họ vào danh sách trừng phạt mới của Bộ Tài chính Mỹ.
Danh sách mới có thể sẽ được công bố vào tháng 6, đúng vào lúc EU sẽ bỏ phiếu để quyết định có kéo dài thêm lệnh trừng phạt đối với Nga hay không.
Mỹ tin rằng nếu có thêm bằng chứng mới, EU sẽ gia hạn lệnh trừng phạt Nga thêm ít nhất 6 tháng.
Chính phủ Mỹ sẽ sử dụng các tài liệu chính thức cũng như không chính thức để tập trung điều tra về những hoạt động bất hợp pháp như trốn thuế, né thuế, hoặc những hành vi vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Nga.
Bộ Tài chính Mỹ từ chối bình luận về những phát hiện cụ thể của các nhà báo điều tra quốc tế, nhưng nhấn mạnh rằng "chính phủ Mỹ đặc biệt chú trọng đến việc điều tra các hành động bất hợp pháp có thể có và các hành động né tránh trừng phạt các, sử dụng các nguồn thông tin bất kỳ, cả công khai lẫn không công khai, để phục vụ điều tra”.
Trung Quốc phủ nhận đưa tàu cá vào vùng biển Malaysia
Theo Channel News Asia, trong tuyên bố ngày 5-4, sau khi được triệu tập đến Bộ Ngoại giao Malaysia, Đại sứ Trung Quốc tại Malaysia, ông Huang Hui Kang giải thích rằng khu vực gần cụm bãi cạn Luconia ở biển Đông là ngư trường truyền thống của Trung Quốc 600 năm qua.
Bộ Ngoại giao Malaysia triệu Đại sứ Huang để phản đối vụ tàu cá Trung Quốc xâm phạm vùng biển thuộc chủ quyền của nước này.
Theo đó, ngày 24-3, ngư dân bang Sabah, phía đông Malaysia phát hiện khoảng 100 tàu, thuyền Trung Quốc xâm phạm vùng biển Malaysia gần cụm bãi cạn Luconia. Cơ quan thực thi pháp luật hàng hải Malaysia cho biết cảnh sát biển Trung Quốc đã hộ tống các tàu xâm phạm vùng biển nước này.
Cơ quan thực thi pháp luật hàng hải Malaysia sau đó cử phương tiện giám sát, trong đó có một chiếc máy bay Bombardier để tuần tra khu vực. Các tàu đánh cá Trung Quốc đã rời vùng biển Malaysia bốn ngày sau đó.
Theo CNA, ngư dân địa phương cho biết họ đã nhìn thấy nhiều tàu cá nước ngoài đánh bắt dọc bờ biển bang Sabah và lo ngại nếu không có giải pháp xử lý vấn đề này, kế sinh nhai và đời sống của họ có thể bị ảnh hưởng.
"Tốt nhất là các tàu Trung Quốc đừng đến đây" - một ngư dân cho biết.
Vùng biển ngoài khơi Sabah là ngư trường đánh bắt dồi dào. Hầu hết hải sản đánh bắt tại đây được bán cho Hong Kong. Nhiều ngư dân lo lắng rằng nếu hành động lấn chiếm của các tàu đánh cá Trung Quốc vẫn tiếp tục, khách hàng của họ sẽ phải mua hải sản địa phương với giá cao hơn.
Mỹ phát triển 'quân đội ảo'
Viện Nghiên cứu Môi trường Quân y Quân đội Mỹ (USARIEM) bắt đầu triển khai dự án từ năm 2010 với mục tiêu tạo ra mô hình ảo cơ thể đầy đủ của binh sĩ, theo Press TV.
"Chiến lược này có khả năng tạo ra một thư viện mô hình ảo, một 'Quân đội' ảo phục vụ cho mục đích nghiên cứu", Gary Zientara, nhà mô hình toán học, nói. Zientara cùng với Reed Hoyt, đứng đầu phòng mô hình y sinh và lý sinh, USARIEM, là hai người đã thiết kế dự án mô hình ảo.
Theo Zientara, sử dụng mô hình ảo cho phép đặt các binh sĩ vào nhiều tình huống khác nhau để kiểm tra những góc độ dễ gây tổn thương, thậm chí là kiểm tra phản ứng sinh lý của họ trong mọi môi trường khí hậu.
Quân đội ảo có thể được sử dụng để thay thế cho những thử nghiệm mô phỏng thực tế có rủi ro cao.
USARIEM hiện đã phát triển thành công 250 mô hình binh sĩ ảo.
Pháp thông qua luật cấm mua dâm
Tại Pháp, bán dâm là hợp pháp, nhưng chăn dắt gái mại dâm và mua dâm trẻ vị thành niên là phạm pháp - Ảnh: AFP
Tổng thống Ukraine kiên quyết hội nhập EU
Tổng thống Poroshenko khẳng định Ukraine sẽ tiếp tục thúc đẩy Hiệp định liên kết để đảm bảo hình thành khu vực thương mại tự do sâu sắc và toàn diện với EU.
Bình luận về kết quả sơ bộ cuộc trưng cầu dân ý tại Hà Lan liên quan tới Hiệp định liên kết giữa Ukraine và Liên minh châu Âu (EU), Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cho rằng cuộc trưng cầu nhằm chống lại một châu Âu thống nhất và các giá trị châu Âu. Đồng thời, ông Poroshenko khẳng định, bất chấp kết quả trên, Ukraine sẽ tiếp tục thúc đẩy Hiệp định liên kết để đảm bảo hình thành khu vực thương mại tự do sâu sắc và toàn diện với EU, hiện đại hóa nhà nước Ukraine và củng cố nền độc lập. Sự kiện này sẽ không cản trở con đường hướng tới EU mà Ukraine đã chọn.
Theo phóng viên TTXVN tại Đông Âu, Tổng thống Ukraine đã cảm ơn tất cả những người Hà Lan bỏ phiếu ủng hộ hiệp định, và những người quảng bá cho Ukraine tại Hà Lan. Ông cũng cho rằng cuộc trưng cầu phù hợp với Hiến pháp và pháp luật Hà Lan, song chỉ mang tính tham khảo còn quyết định vẫn thuộc về chính phủ, quốc hội và các chính trị gia Hà Lan.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 7/4, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev nhận định việc đa số cử tri Hà Lan phản đối việc phê chuẩn Hiệp ước liên kết giữa EU và Ukraine phản ánh thái độ của châu Âu đối với hệ thống chính trị ở Kiev.
Cùng ngày, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk tuyên bố EU sẽ chờ đợi xem Chính phủ Hà Lan có đưa ra đề xuất gì về kết quả trưng cầu ý dân trên. Giới phân tích nhận định cuộc trưng cầu ý dân ở Hà Lan được xem là phép thử đối với EU và việc người dân phản đối thoả thuận sẽ là một bước "lùi" của Chính phủ Hà Lan. Hiện chưa rõ Chính phủ Hà Lan sẽ phản ứng ra sao khi người dân không ủng hộ thoả thuận liên kết này.
Theo kết quả sơ bộ cuộc trưng cầu dân ý ở Hà Lan về việc thông qua Hiệp định liên kết Ukraine/EU, chỉ có 38,1% số phiếu ủng hộ so với 61,1% số phiếu phản đối.