tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh sáng 10-04-2016

  • Cập nhật : 10/04/2016

Vì sao thế giới đua nhau vung tiền mua vũ khí?

Lần đầu tiên sau 4 năm sụt giảm, chi tiêu quân sự của các nước đã tăng thêm 1%, lên đến 1,7 nghìn tỷ USD trong năm 2015. Đây là số liệu của bản báo cáo do Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) đưa ra.
chi tieu quan su tren toan the gioi dang co dau hieu gia tang. anh afp 2016/stringer

Chi tiêu quân sự trên toàn thế giới đang có dấu hiệu gia tăng. Ảnh AFP 2016/Stringer

Mỹ vẫn là nước đứng đầu thế giới về ngân sách chi tiêu cho hoạt động quân sự, mặc dù ngân sách quốc phòng của họ đã giảm 2,4%, chỉ còn 596 tỷ USD. Trung Quốc đứng thứ hai với 215 tỷ USD (tăng thêm 7,4% so với năm 2014). Ở vị trí thứ ba là Saudi Arabia (87,2 tỷ USD, tăng thêm 5,7% so với năm 2014). Đứng thứ tư là Nga (66,4 tỷ USD, tăng thêm 7,5%).
Theo các tác giả của bản báo cáo, trong danh sách 15 quốc gia với chi tiêu quân sự cao nhất còn có Anh, Ấn Độ, Pháp, Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc, Brazil, Ý, Úc, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Israel. Nhật Bản đứng thứ 8 với chi tiêu quân sự 40,9 tỷ USD, sánh được với Đức và Hàn Quốc.
 
Nguyên nhân của việc chi tiêu quân sự thế giới tăng trở lại là khá dễ hiểu. Sau đây là ý kiến của chuyên gia quân sự độc lập Vadim Lukashevich, nói với đài Sputnik: "Sự căng thẳng đang tăng lên ở nhiều khu vực trên thế giới. Nguyên nhân là tăng cường cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế, gia tăng sự cạnh tranh toàn cầu và những mâu thuẫn trong quan hệ quốc tế ngày càng tăng do các vấn đề chưa được giải quyết".
Theo ông Lukashevich, trên thế giới thường xuyên xảy ra những cuộc xung đột: dập tắt một cuộc xung đột và ngay lập tức bùng nổ cuộc xung đột khác, ngoài ra còn có những cuộc xung đột tiềm ẩn….
Chính việc thế giới bất ổn đẩy chi tiêu quân sự tăng lên, mà điều đó phục vụ lợi ích của các cầu thủ chính trên thị trường vũ khí.
"Rõ ràng là thế giới đang bước vào giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh lạnh mới, và mỗi quốc gia muốn tăng cường tiềm lực quốc phòng tùy theo quan điểm về mối nguy cơ đang đe dọa nước mình", ông Lukashevich nói.
Nếu ở Châu Âu mức chi mua vũ khí chỉ tăng nhẹ, thì sự gia tăng căng thẳng trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương là yếu tố thúc đẩy các nước như Nhật Bản, Indonesia, Philippines, Việt Nam và những quốc gia khác gia tăng đáng kể ngân sách quân sự.
 
Cần phải lưu ý rằng, theo các tác giả bản báo cáo, các chi phí quốc phòng bao gồm không chỉ việc mua các loại vũ khí, công tác hậu cần quân đội, mà còn xây dựng quân đội, thực hiện các cuộc nghiên cứu, tiền lương trả cho nhân viên dân sự làm việc cho lực lượng vũ trang, các chi phí hành chính, v.v...
"Rất may là cuộc chạy đua vũ trang chưa lên vũ trụ! Yếu tố hạn chế sự gia tăng chi tiêu quân sự toàn cầu có thể là… chiến tranh.Tất nhiên, đây là kịch bản ngày tận thế, nhưng, tôi hy vọng rằng, lý trí lành mạnh sẽ chiến thắng được tham vọng quân sự", ông Lukashevich kết luận.(Bizlive)

Mỹ cần mua thêm 18 động cơ tên lửa Nga

Lầu Năm Góc sẽ cần tới 18 động cơ RD-180 nữa của Nga dùng cho các tên lửa mang vệ tinh quân sự lên vũ trụ trong vòng 6 năm tới. 
dong co ten lua rd-180. anh: ula/nasa

Động cơ tên lửa RD-180. Ảnh: ULA/NASA

Theo Reuters, Robert Work, thứ trưởng Quốc phòng Mỹ, hôm qua cho biết nước này cần đảm bảo có ít nhất "hai phương tiện giá thành hợp lý và tin cậy được để đưa lên vũ trụ". Ông nói thêm rằng động cơ RD-180 chỉ cần trong giai đoạn quá độ phát triển động cơ tên lửa nội địa mới. 

"Chúng tôi không thấy có cách nào có động cơ mới trong ít nhất là 6 năm nữa", ông Work nói. "Do đó, trong giai đoạn quá độ, chúng tôi tin chắc rằng chúng ta cần các động cơ RD-180. Không quá 18, đó là lập trường của chúng tôi". 

Quốc hội Mỹ cấm sử dụng động cơ RD-180 của Nga vào mục đích quân sự, sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ năm 2014. Hạn chót là năm 2019 quân đội Mỹ phải tìm nhà cung cấp thay thế động cơ RD-180. Tuy nhiên các nhà lập pháp Mỹ năm ngoái nới lỏng lệnh cấm, do lo ngại nó có thể làm United Launch Alliance (ULA) , một công ty liên doanh giữa Lockheed Martin và Boeing, khó tồn tại và chỉ còn công ty tư nhân SpaceX đưa vệ tinh lên vũ trụ.

Thượng nghị sĩ John McCain, Chủ tịch Uỷ ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, đang thúc đẩy để chấm dứt sự phụ thuộc của Mỹ đối với các động cơ tên lửa Nga ULA dùng cho các tên lửa Atlas 5. 

ULA nói họ đang tiến lên phía trước, với hai công ty phát triển động cơ nội địa của Mỹ là Blue Origin và Aerojet Rocketdyne Holdings, nhưng các chương trình phát triển này rất khó khăn, mất nhiều năm để hoàn tất. 


Nhật chuẩn bị tác chiến thủy-bộ

Tuyên bố chung hội nghị bộ trưởng Ngoại giao G7 tại Nhật sẽ kêu gọi giải quyết tranh chấp theo cách hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế.

Nhật đang phát triển năng lực thủy-bộ và phòng thủ ven biển, điều động quân đến các đảo xa và huấn luyện lực lượng phòng vệ mặt đất thành các đơn vị chiến đấu thủy-bộ có khả năng bảo vệ đảo.

Trang web USNI News của Học viện Hải quân Mỹ ngày 5-4 (giờ địa phương) đã nhận định như trên.

Phát biểu tại một sự kiện do Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế tổ chức hồi tuần trước, Đại tá Masashi Yamamoto, tùy viên quân sự Đại sứ quán Nhật tại Washington, cho biết Nhật đang tăng cường khả năng chiến đấu thủy-bộ ở hầu hết các đảo khu vực tây nam, trong đó có đảo Yonaguni rất gần Trung Quốc đại lục.

nhat-my tham gia cuoc tap tran iron first 2016 tu ngay 26-1 den 27-2 tai bang california. anh: bo quoc phong my

Nhật-Mỹ tham gia cuộc tập trận Iron First 2016 từ ngày 26-1 đến 27-2 tại bang California. ảnh: BỘ QUỐC PHÒNG MỸ

Ông thông báo các biện pháp như sau:

• Triển khai một đơn vị giám sát trên đảo Yonaguni lần đầu tiên từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Sau đó, các đơn vị bảo vệ bờ biển sẽ được bố trí ở các đảo phía tây nam, tập trung ở 200 đảo cách đất liền Nhật 680 hải lý.

• Chuyển một trung đoàn bộ binh thành trung đoàn thủy-bộ. Trung đoàn bộ binh chỉ phụ trách bảo vệ đảo còn trung đoàn thủy-bộ sẽ di chuyển qua các đảo và tấn công trả đũa tại các khu vực tranh chấp.

• Bố trí lực lượng thủy-bộ vào lực lượng phòng vệ mặt đất thay vì vào hải quân như Mỹ. Lực lượng phòng vệ mặt đất và lực lượng phòng vệ biển đang trong giai đoạn đầu huấn luyện để phối hợp tác chiến.

• Đưa các binh sĩ Nhật học tại ĐH Thủy quân lục chiến và Trường Viễn chinh tại căn cứ thủy quân lục chiến ở Quantico (bang Vigrinia).

• Hợp tác với thủy quân lục chiến Mỹ tham gia cuộc tập trận Iron First 2016 hồi đầu năm tại căn cứ Pendleton (bang California) với các hạng mục chuyển quân ra biển bằng tàu thủy-bộ và huấn luyện tác chiến trong các chiến dịch từ tàu vào bờ.

Đại tá Masashi Yamamoto cho biết Bộ Quốc phòng Nhật sẽ mua 17 máy bay Ospreys MV-22 (hạ cánh thẳng đứng) và 52 xe tăng lội nước AAV-7 giữa các năm tài chính 2014-2018.

Song song theo đó, ba tàu đổ bộ sẽ được thiết kế riêng có thể hoạt động như xe tăng lội nước.

Ông cho biết Nhật đang chú ý đến Úc là quốc gia cũng đang phát triển năng lực chiến đấu thủy-bộ.

Sự hợp tác này nghe có vẻ kỳ lạ bởi trung đoàn thủy-bộ Nhật được đào tạo để hỗ trợ nhân đạo hay cứu trợ thảm họa nhưng nhiệm vụ chính vẫn là bảo vệ quê hương. Trong khi đó, Úc đặt ra mục tiêu xây dựng lực lượng nhằm thực hiện tác chiến thủy-bộ dưới mọi hình thức.

Tuy nhiên, Đại tá Masashi Yamamoto cho rằng các kỹ năng chiến đấu và chiến thuật tương tự nhau trong các chiến dịch thủy-bộ sẽ giúp hai bên học hỏi và hợp tác với nhau.


Ông Obama thảo luận với CIA ​về IS

Nhà Trắng ngày 8-4 cho biết Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ triệu tập cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia vào tuần sau tại trụ sở Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) để xem xét cuộc chiến chống IS.

tong thong obama phat bieu tai dh luat chicago - anh: reuters

Tổng thống Obama phát biểu tại ĐH Luật Chicago - Ảnh: Reuters

Reuters cho biết cuộc họp ngày 13-4 diễn ra trong bối cảnh chính quyền Washington đang cân nhắc kế hoạch nhằm tăng cường lực lượng đặc nhiệm Mỹ đã triển khai đến Syria để chống IS.

Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Joseph Dunford cho biết ông đang xem xét nội dụng để trình bày trước tổng thống Obama nhằm tăng lực lượng của Mỹ tại Iraq trong cuộc tấn công chống IS ở Mosul.

Ông Obama đã tổ chức các cuộc họp tương tự để vạch kế hoạch chiến đấu chống lại IS tại Syria và Iraq ở Lầu Năm Góc và Bộ Ngoại giao Mỹ.

Trong một diễn biến khác cùng ngày, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Robert Work cho biết Lầu Năm Góc sẽ cần phải mua thêm 18 động cơ RD-180 do Nga chế tạo để tăng cường sức mạnh tên lửa mang theo vệ tinh quân sự của Mỹ vào không gian trong vòng 6 năm tới.

Trước đó Quốc hội Mỹ từng cấm sử dụng động cơ tên lửa RD-180 của Nga trong quân đội sau năm 2019 kể từ khi Nga sát nhập Crimea vào nước này. Tuy nhiên các nhà lập pháp đã nới lỏng lệnh cấm hồi cuối năm ngoái.


Chi nhánh của “kẻ gác tiền mờ ám Panama” bị vây ráp

Chi nhánh của Mossack Fonseca, 'kẻ gác tiền mờ ám' tại El Salvador bị cảnh sát lục soát, thu giữ máy tính, tài liệu.
canh sat el salvador vay rap cong ty chi nhanh cua mossack fonseca, don vi bi coi la noi gac giu tien cho nhung chinh tri gia quyen luc, nguoi noi tieng. anh: bbc

Cảnh sát El Salvador vây ráp công ty chi nhánh của Mossack Fonseca, đơn vị bị coi là nơi gác giữ tiền cho những chính trị gia quyền lực, người nổi tiếng. Ảnh: BBC

Nhân viên công ty chi nhánh của Mossack Fonseca đã gỡ bỏ các bảng hiệu công ty ở văn phòng một ngày trước khi bị cảnh sát vây ráp, BBC hôm nay dẫn nguồn tin cảnh sát El Salvador cho biết. 
 

Cảnh sát El Salvador đã lục soát văn phòng, thu giữ máy tính, tài liệu. Báo chí địa phương cho biết công ty này đã sử dụng tên thương mại của Mossack Fonseca để mua bán bất động sản tại El Salvador mà không thông báo với chính quyền.

Công ty chi nhánh của Mossack Fonseca khẳng định "không làm gì trái pháp luật" và cho rằng "thông tin đã bị hiểu không đúng bối cảnh".

Thông báo mới nhất trên tài khoản Twitter của văn phòng tổng chưởng lý El Salvador cho biết công ty bị cảnh sát vây ráp đã có thể mở cửa trở lại, cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

Tuy nhiên, thông tin chi tiết về vụ vây ráp và những máy tính, tài liệu bị thu giữ không được nhắc tới.

Hồ sơ Panama tố cáo công ty Mossack Fonseca qua mặt cơ quan chức năng, sẵn sàng làm việc với nhiều đối tượng mà họ thậm chí còn không biết rõ.

11,5 triệu tài liệu mật bị rò rỉ của công ty luật Mossack Fonseca tại Panama đang gây chấn động thế giới, khi chúng hé lộ 12 nguyên thủ quốc gia đương nhiệm cũng như mãn nhiệm có liên quan đến các tài khoản bí mật tại nước ngoài. Rất nhiều người nổi tiếng, như các ngôi sao thể thao, điện ảnh, các tỷ phú, người nhà các chính trị gia khắp thế giới, cũng bị phát hiện có dính líu đến Mossack Fonseca.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục