tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh 09-04-2016

  • Cập nhật : 09/04/2016

Mỹ chi 120 triệu USD hỗ trợ quân sự cho Philippines

Mỹ phân bổ 120 triệu USD hỗ trợ quân sự cho Philippines trong năm 2016, mức lớn nhất trong 15 năm qua.
binh si my tham gia mot cuoc tap tran quan su chung voi philippines tai can cu fort magsaysay, thanh pho palayan, tinh nueva ecija. anh: afp.

Binh sĩ Mỹ tham gia một cuộc tập trận quân sự chung với Philippines tại căn cứ Fort Magsaysay, thành phố Palayan, tỉnh Nueva Ecija. Ảnh: AFP.

"Chúng tôi được nhận mức phân bổ lớn chưa từng có từ chính phủ Mỹ để tăng cường an ninh và quốc phòng cho Philippines", Reuters dẫn lời Jose Cuisia, đại sứ Philippines tại Mỹ, phát biểu hôm nay tại Phòng Thương mại Mỹ ở thủ đô Manila.

Theo ông Cuisia, mức hỗ trợ quân sự Washington dành cho Manila trong năm 2016 là 79 triệu USD, cao hơn so với mức 50 triệu USD trong năm 2015. Ngoài ra, Philippines còn nhận thêm 42 triệu USD từ Sáng kiến Hàng hải Đông Nam Á của Mỹ, chương trình giúp xây dựng năng lực hàng hải do Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter thông báo. Ông Carter sẽ thăm Manila trong tuần tới.

Đây là khoản tiền hỗ trợ quân sự lớn nhất dành cho Philippines kể từ năm 2000, lúc quân đội Mỹ quay trở lại quốc đảo sau khi các căn cứ quân sự Mỹ tại đây đóng cửa năm 1992.

Ông Cuisia cho biết Manila còn đang đàm phán với Washington để tiếp nhận tàu tuần tra lớp Hamilton thứ tư, giúp tăng cường năng lực tuần tra trên biển Philippines.

Mỹ tăng hỗ trợ quân sự cho Philippines trong bối cảnh căng thẳng giữa Manila với Bắc Kinh trên Biển Đông đang tăng cao. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển các nước láng giềng như Việt Nam, Philippines. Nước này gần đây còn xây phi pháp nhiều kiến trúc lớn, trong đó có hệ thống radar và đường băng, trên các bãi đá ở Biển Đông, khiến cộng đồng quốc tế quan ngại.

Philippines đã đệ đơn kiện đối với tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc lên Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) Liên Hợp Quốc. PCA dự kiến có phán quyết trong cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5. Trung Quốc tuyên bố không tham gia vụ kiện.


Financial Times: Ông Putin đã làm thay đổi trật tự thế giới

Ông Vladimir Putin đã thay đổi quyết sách đối ngoại của trật tự thế giới, giám đốc chương trình Nga và Âu Á của Quỹ Carnegie, cựu nhân viên Ủy ban Tình báo Quốc gia Mỹ Eugene Rumer viết trên Financial Times, Sputnik thuật lại.
sputnik/ dmitriy vinogradov

Sputnik/ Dmitriy Vinogradov

Hình ảnh về một nước Nga suy yếu, không thể ảnh hưởng đến các sự kiện trên thế giới hóa ra lại là sai lầm, nhà phân tích cho biết. Các sự kiện tại Syria đã chứng minh cho nhận định này.
Theo ông Rumer, trong liên quan với tình hình ở Syria, tổng thống Vladimir Putin đã thể hiện "tính không nhận nhượng, ý chí quyết tâm, tài phán đoán và tính nhanh nhạy". Sự tham gia của không quân Nga trong các hoạt động quân sự trên lãnh thổ nước Cộng hòa Ả Rập đã làm thay đổi tiến trình cuộc xung đột.
"Syria đã chỉ ra rằng, nước Nga, trong 90 năm được coi là một khu vực suy yếu, hiện có tiềm năng quân sự quan trọng, sẵn sàng áp dụng khi cần thiết", ông Rumer viết.
Ông Rumer nhấn mạnh rằng chính hoạt động quân sự của Nga tại Syria đã mở đường cho thỏa thuận ngừng bắn và cuộc đàm phán nghiêm túc đầu tiên về hòa bình giữa các bên tham chiến.
Hiện nay, Moscow có đủ "tham vọng, nguồn lực và sự sẵn sàng" để đẩy lùi đối thủ của mình nếu  Nga buộc phải đứng trước thách thức, ông Rumer nói thêm.

Bộ Ngoại giao Mỹ thừa nhận việc tài trợ “vụ bê bối offshore”

Chính phủ Mỹ thông qua cơ quan USAID của mình đã tài trợ cho các nhà báo tham gia thực hiện cuộc điều tra "vụ bê bối offshore".
ap photo/ luis m. alvarez

AP Photo/ Luis M. Alvarez

Chính phủ Mỹ thông qua cơ quan USAID của mình đã tài trợ cho các nhà báo tham gia thực hiện cuộc điều tra "vụ bê bối offshore", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner xác nhận.
"Họ (các nhà báo) đã nhận kinh phí từ các nguồn khác nhau, trong đó có của chính phủ Mỹ… Đó là các tổ chức được USAID tài trợ nhưng không nhằm theo dõi quốc gia hay nhân vật cụ thể, mà thực hiện điều tra báo chí độc lập," ông Toner nói trong buổi họp báo.
Ông làm rõ rằng tổ chức này là "Organized Crime And Corruption Reporting Project".
Toner khẳng định, Mỹ không hề biết trước về cuộc điều tra và kết quả, vì không can thiệp vào công việc của các nhà báo, Sputnik thuật lại.

Đánh bom ở Ai Cập, 5 binh sĩ thiệt mạng

Hãng Reuters ngày 8-4 đưa tin, ít nhất năm binh sĩ, một sĩ quan quân đội cùng một phụ nữ Ai Cập đã thiệt mạng và 15 người khác bị thương tại bán đảo Sinai sau khi các xe bọc thép chuyên chở binh sĩ phát nổ trong hai đánh bom khác nhau.

Reuters cho biết các vụ nổ xảy ra ngày 7-4 (giờ địa phương). Theo một số nguồn tin, một vài thiết bị nổ đã được gài sẵn trên đường ở hai địa điểm Rafah và Sheikh Zuwayed, thuộc bán đảo Sinai và được kích nổ ngay khi các xe trên đi ngang qua.

Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã tuyên bố nhận trách nhiệm các vụ tấn công ở hai địa điểm này. Trong khi đó, phía quân đội Ai Cập hiện chưa đưa ra bình luận.

mot nhan vien an ninh ai cap dung gac tai hien truong mot vu danh bom o tp al-arish cua sinai ngay 9-7-2015. (anh: afp)

Một nhân viên an ninh Ai Cập đứng gác tại hiện trường một vụ đánh bom ở TP Al-Arish của Sinai ngày 9-7-2015. (Ảnh: AFP)

Được biết Ai Cập đang phải “vật lộn” với một làn sóng nổi dậy sau khi quân đội nước này lật đổ Tổng thống Mohamed Mursi vào giữa năm 2013 theo sau các cuộc biểu tình chống lại ông.

Các cuộc nổi dậy, trong đó có các vụ tấn công của chi nhánh IS tại bán đảo Sinai đã khiến hàng trăm binh sĩ và cảnh sát Ai Cập thiệt mạng. Bên cạnh đó, nhiều vụ tấn công của nhóm này cũng nhắm đến các mục tiêu phương Tây tại Ai Cập.

Mặc dù tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã thất thủ tại nhiều khu vực chúng kiểm soát ở Iraq và Syria, nhóm này đã có mặt tại Libya, giáp biên giới với Ai Cập. Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi nhận định IS hiện là mối đe dọa đối với an ninh Ai Cập.


Tổng thống Argentina ra tòa vì Hồ sơ Panama

Tổng thống Argentina Mauricio Macri hôm nay sẽ phát biểu trước một tòa án dân sự về cáo buộc ông liên quan đến một công ty nước ngoài trong Hồ sơ Panama.
tong thong argentina mauricio macri. anh: reuters.

Tổng thống Argentina Mauricio Macri. Ảnh: Reuters.

Ngày 3/4, khoảng 11,5 triệu tài liệu từ công ty luật Panama Mossack Fonseca, gọi là Hồ sơ Panama, bị rò rỉ, hé lộ mạng lưới công ty "ma" khổng lồ trên thế giới, nghi giúp người giàu né thuế hoặc rửa tiền. Nhiều công ty được đề cập có liên quan đến thân tín của các chính khách và người nổi tiếng trên thế giới.

Theo Hồ sơ Panama, Tổng thống Argentina Mauricio Macri bị nghi là giám đốc của một công ty nước ngoài ở Bahamas. Buenos Aires Herald hôm qua dẫn lời Tổng thống Macri nói sẽ có "thông báo đảm bảo" vào ngày 8/4 để chứng minh ông hành động đúng luật.

"Tôi không có gì phải che giấu cả", ông Macri nói tại cung điện tổng thống.

Một công tố viên liên bang Argentina hôm qua đã đề nghị mở cuộc điều tra về những hoạt động của ông Macri liên quan đến các cáo buộc trong Hồ sơ Panama. Nhà lãnh đạo Argentina phủ nhận ông có hành động phi pháp.

Mossack Fonseca từ chối xác thực thông tin trong Hồ sơ Panama và cáo buộc báo giới tiếp cận trái phép vào tài liệu độc quyền của công ty. Mossack Fonseca cảnh báo sử dụng tài liệu có được bằng cách bất hợp pháp là hành động phạm tội và công ty sẽ không do dự trừng phạt bằng biện pháp pháp lý.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục