tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh trưa 05-06-2016

  • Cập nhật : 05/06/2016

Nhật Bản: Không nước nào ngoài cuộc trong tranh chấp ở Biển Đông

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani cho biết Tokyo lo ngại sâu sắc về những nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng tại Biển Đông, khẳng định rằng không một nước nào có thể là "người ngoài cuộc" khi liên quan đến sự ổn định khu vực.

bo truong quoc phong nhat ban gen nakatani phat bieu tai phien hop toan the lan thu nhat vien nghien cuu chien luoc quoc te (iiss) trong khuon kho doi thoai shangri-la lan thu 15 o singapore ngay 4/6. anh: epa/ttxvn

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani phát biểu tại phiên họp toàn thể lần thứ nhất Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) trong khuôn khổ Đối thoại Shangri-La lần thứ 15 ở Singapore ngày 4/6. Ảnh: EPA/TTXVN

Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 15 ở Singapore ngày 4/6, dù không nêu đích danh Trung Quốc khi nói về các thách thức an ninh lớn trong khu vực, người đứng đầu Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về những hoạt động cải tạo nhanh chóng và quy mô lớn, cũng như việc xây dựng các tiền đồn được sử dụng vì mục đích quân sự ở một số khu vực trong vùng biển tranh chấp. Ông Nakatani nhấn mạnh "các nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi nguyên trạng và củng cố các thay đổi đó như một sự đã rồi sẽ làm chệch hướng đáng kể trật tự biển dựa trên các nguyên tắc của cộng đồng quốc tế", đồng thời khẳng định các hành động như vậy đặt ra "thách thức" đối với trật tự toàn cầu dựa trên nguyên tắc hiện nay.

Theo Bộ trưởng Nakatani, hòa bình và ổn định tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ củng cố sự thịnh vượng của cả cộng đồng quốc tế, không chỉ riêng của khu vực, vì vậy "không quốc gia nào là người ngoài cuộc trong vấn đề này".

Trung Quốc ra yêu sách độc chiếm Biển Đông, một trong các hải trình quan trọng bậc nhất thế giới và là "vựa cá", đồng thời cũng như là nơi có nguồn tài nguyên dầu khí tiềm năng. Trung Quốc liên tục chỉ trích Mỹ và Nhật Bản, gọi hai nước này là "người ngoài cuộc", cáo buộc Tokyo và Washington can thiệp vào tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với một số nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, cả Nhật Bản và Mỹ đều khẳng định không đứng về bên nào trong các tranh chấp tại Biển Đông, nhưng họ phải có tiếng nói trong vấn đề tự do hàng hải và tự do hàng không trong khu vực này.


Ông Tập Cận Bình đang đi ngược với những nguyên tắc thành công?

Trung Quốc ở thời điểm hiện tại đang có dấu hiệu rời xa khỏi con đường thành công, bằng cách đi ngược lại với nguyên tắc thành công chủ đạo mà nước này đã theo đuổi trong hơn hai mươi năm qua.

Kinh tế Trung Quốc chuẩn bị phải đối mặt với một giai đoạn khó khăn. Nếu như lời dự đoán của nhiều chuyên gia kinh tế nổi tiếng thế giới như Kyle Bass hay George Soros thành hiện thực, thì phần còn lại của năm 2016 sẽ chứng kiến một sự sụt giảm tỷ giá kinh khủng của đồng nhân dân tệ, ước tính từ 7-12%. Nếu kịch bản này xảy ra, không những Trung Quốc khó có thể đạt được tốc độ tăng trưởng dự kiến là 6,5-7% trong năm nay, mà nước này sẽ còn phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế ở một mức độ nhất định. Vậy, chính phủ Trung Quốc đang làm gì để đối phó với kịch bản tồi tệ có thể xảy ra này? Câu trả lời là họ đang đi ngược lại với những nguyên tắc thành công.

Nếu nhìn lại quá trình tăng trưởng kinh tế ấn tượng của các nền kinh tế Đông Á trong thế kỷ 20 - được mệnh danh là những con hổ châu Á và với chính trường hợp của Trung Quốc khi nước này bắt đầu mở cửa vào những năm 1980, thì chúng ta sẽ nhận thấy một thực tế rất rõ ràng: Trung Quốc của Tập Cận Bình hiện nay đang đi ngược lại với những nguyên tắc thành công của những người đi trước cũng như của chính nó.

ong_tap_can_binh_dang_di_nguoc_voi_nhung_nguyen_tac_thanh_cong_34749_tap_can_binh_resize (1)

Nguyên tắc thành công căn bản nhất của các nền kinh tế phát triển tại Đông Á và của Trung Quốc trong gần ba thập kỷ qua là gì? Bên cạnh những điểm chung về cách thức và giải pháp, như một mô hình hướng về xuất khẩu và phát triển kinh tế có sự điều tiết của nhà nước, thì vấn đề mấu chốt nhất đó là ưu tiên cho những vấn đề phát triển kinh tế lên hàng đầu. Cố Tổng thống Hàn Quốc Park Chung Hee, nhà lãnh đạo nổi tiếng được xem là kiến trúc sư của sự phát triển vượt bậc của kinh tế Hàn Quốc trong thế kỷ 20, đã từng nói một câu rất nổi tiếng: “Trong quá trình phát triển của quốc gia cũng như trong cuộc sống của con người thì kinh tế luôn đi trước chính trị và văn hóa”. Nói cách khác, các vấn đề phát triển kinh tế phải được đặt lên hàng đầu và những vấn đề về chính trị và văn hóa luôn phải xếp sau, thậm chí cần phải trở thành những sự hỗ trợ cho quá trình phát triển kinh tế nếu cần thiết.

Điểm qua tất cả những trường hợp thành công ở Đông Á, thì nguyên tắc “kinh tế là số một” của Park Chung Hee tỏ ra đúng đắn một cách đáng ngạc nhiên. Sự thăng tiến vượt bậc của kinh tế Nhật Bản và Đài Loan, cũng như ở Singapore hay Malaysia trong nửa sau thế kỷ 20 đều là kết quả của việc điều hành nền kinh tế dựa trên một đội ngũ các nhà điều hành theo kiểu kỹ trị thay vì các nhà chính trị thực thụ. Bản thân trường hợp của Hàn Quốc cũng không nằm ngoài điểm chung đó, khi Park Chung Hee – vốn là một quân nhân – lại thường xuyên dành phần lớn thời gian của mình tại văn phòng Tổng thống để làm việc và xử lý các vấn đề về kinh tế vĩ mô.

Sự thành công của kinh tế Trung Quốc trong khoảng hai thập kỷ gần đây, từ 1990 - 2010, cũng đi theo con đường trên. Trong khoảng thời gian được xem là giai đoạn phát triển rực rỡ của kinh tế Trung Quốc này, tầm ảnh hưởng của các thủ tướng luôn rất rõ rệt và thậm chí đôi khi còn lấn lướt các chủ tịch vốn là vị trí lãnh đạo cao nhất. Và hầu hết trong số đó, như Chu Dung Cơ hay Ôn Gia Bảo, đều là những nhà kỹ trị thực sự. Hệ thống chính trị của Trung Quốc trong hai thập kỷ đó rất ít có sự thay đổi, trong khi bộ máy vận hành nền kinh tế thì thay đổi chóng mặt. Kết quả là Trung Quốc từ một nước nghèo trở thành nền kinh tế số hai thế giới và áp sát Mỹ, là minh chứng cho kết quả khá mỹ mãn của việc theo đuổi chính sách “kinh tế là số một” mà Park Chung Hee đã đề ra.

Tuy nhiên, Trung Quốc ở thời điểm hiện tại lại đang có dấu hiệu rời xa con đường thành công đó, bằng cách đi ngược lại với nguyên tắc thành công chủ đạo mà nước này đã theo đuổi trong hơn hai mươi năm qua. Dễ dàng nhận ra, kể từ khi ông Tập Cận Bình lên giữ chức Chủ tịch, vấn đề ưu tiên tập trung cho nền kinh tế đã không còn ở vị trí quan trọng nhất nữa, thay vào đó là các vấn đề về chống tham nhũng, cải tổ quân đội, những tranh cãi bất tận về lãnh thổ với các nước láng giềng, và một cuộc chiến bài trừ các giá trị phương Tây trong xã hội Trung Quốc.

Trong ba năm kể từ khi Tập lên nắm quyền, kinh tế Trung Quốc gần như ít có những sự điều chỉnh đáng kể, trong khi các thách thức do mô hình tăng trưởng tới hạn thì lại đang ngày càng nhiều hơn. Không phải ngẫu nhiên khi hầu hết các cú sốc lớn nhất trong nền kinh tế Trung Quốc trong hai thập kỷ qua lại đều xảy ra trong nhiệm kỳ của ông Tập, như vụ đổ vỡ trên thị trường chứng khoán nước này vào năm ngoái, thổi bay khoảng 1.500 - 2.000 tỉ USD, hay việc tốc độ tăng trưởng năm ngoái của kinh tế Trung Quốc đạt mức thấp nhất kể từ năm 1990 đến nay.

Công bằng mà nói, chính phủ Trung Quốc dưới thời ông Tập Cận Bình không phải là không có cải cách, một số nhà kinh tế đã thống kê rằng số điều chỉnh trong nền kinh tế của chính phủ Trung Quốc trong gần ba năm dưới thời ông Tập nhiều hơn hẳn số điều chỉnh của chính phủ nước này trong cả 5 năm nhiệm kỳ thứ hai của người tiền nhiệm là ông Hồ Cẩm Đào. Tuy nhiên, lời biện minh đó không có nhiều giá trị khi mà những thách thức về kinh tế dưới thời ông Tập Cận Bình rõ ràng là nhiều hơn rất nhiều so với thời ông Hồ Cẩm Đào. Nghiêm trọng hơn là những điều chỉnh về mặt quản lý của ông Tập đang có xu hướng loại chính phủ của Thủ tướng Lý Khắc Cường ra khỏi vấn đề điều hành nền kinh tế, một sự đi ngược lại hoàn toàn với xu hướng mở rộng quyền hạn cho thủ tướng mà các đời chủ tịch trước của Trung Quốc đi theo.

Nói cách khác, Trung Quốc hiện nay không chỉ đang đi ngược lại với nguyên tắc thành công chủ đạo của các nước Đông Á và của chính Trung Quốc trong quá khứ, khi loại vấn đề phát triển kinh tế khỏi vị trí số một cần quan tâm, mà còn đang đi ngược lại với xu thế điều hành nền kinh tế phổ biến trên toàn thế giới, bằng cách tước đi vai trò điều hành nền kinh tế của chính phủ. Với những động thái này, khó có thể tin rằng kinh tế Trung Quốc có thể trụ vững trong cơn sóng gió phía trước nếu nó ập đến.

Hầu hết các con hổ châu Á đều đã chững lại sau một thời gian kinh tế tăng trưởng rất cao do không tuân thủ nguyên tắc “kinh tế là số một” nữa bằng việc đưa các nhà chính trị thay vì kỹ trị lên vị trí điều hành nền kinh tế. Trung Quốc giờ đây cũng đang đối mặt với việc lặp lại vết xe đổ này.


Các nước đồng loạt chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

 Mỹ và các quốc gia châu Á hôm nay đã đồng loạt kêu gọi Trung Quốc ngừng các hành động ở Biển Đông, trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ hối thúc Bắc Kinh hợp tác với khu vực, nếu không có thể tạo ra “Vạn Lý Trường Thành tự cô lập”.

bo truong quoc phong my ash carter (phai) va do doc harry b. harris jr., chi huy bo tu lenh thai binh duong (pacom), tham du doi thoai shangri-la tai singapore ngay 4/6 (anh: afp)

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter (phải) và Đô đốc Harry B. Harris Jr., Chỉ huy Bộ tư lệnh Thái Bình Dương (PACOM), tham dự Đối thoại Shangri-La tại Singapore ngày 4/6 (Ảnh: AFP)

Trong sáng nay, ngày làm việc chính thứ nhất của Đối thoại Shangri-La tại Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng của Mỹ, Anh, Nhật Bản, Ấn Độ trong các bài phát biểu của mình đều hối thúc Trung Quốc kiềm chế các hành động ở Biển Đông và tôn trọng luật pháp quốc tế.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter đã kêu gọi Trung Quốc tham gia vào một “mạng lưới an ninh có quy tắc” cho châu Á để giúp giải tỏa những lo ngại lo ngại về ý định chiến lược của Bắc Kinh sau “các hành động đơn phương và quy mô lớn” ở Biển Đông.

Ông Carter còn nói rằng Mỹ sẽ vẫn là người đảm bảo an ninh chính cho an ninh khu vực trong những thập niên tới và cảnh báo Trung Quốc về các hành động khiêu khích.

Bất kỳ hành động nào của Trung Quốc nhằm xây dựng trên bãi cạn Scarborough, mà Trung Quốc chiếm từ tay Philippines từ năm 2012, sẽ chứng kiến hậu quả, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cảnh báo.

“Tôi hi vọng điều đó sẽ không xảy ra, vì nó sẽ đưa tới các hành động mà cả Mỹ và các nước khác trong khu vực sẽ thực hiện, điều có thể không chỉ làm gia tăng căng thẳng mà còn khiến Trung Quốc bị cô lập”, ông Carter lên tiếng mạnh mẽ.

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar cho biết tại diễn đàn rằng “tình hình ở Biển Đông tiếp tục trở thành mối quan ngại”. “Tất cả các quốc gia trong khu vực cần hiểu rằng sự thịnh vượng chung và tốc độ phát triển mạnh mẽ mà khu vực có được trong các thập niên quá sẽ bị nguy hiểm bởi các hành cử và các hành động khiêu khích của bất kỳ ai trong số chúng ta”.

Mỹ và nhiều quốc gia châu Á đang tăng cường hợp tác an ninh để đảm bảo rằng họ có thể có các lựa chọn “tự do mà không bị hăm dọa hay ép buộc”, ông Carter nói.

“Dù Mỹ vẫn là lực lượng quân sự mạnh nhất và người đảm bảo an ninh chính trong khu vực trong những thập niên tới nhưng những mối quan hệ song phương trong ngày càng mạnh mẽ chứng minh rằng các quốc gia quanh khu vực cũng cam kết hành động nhiều hơn để thúc đẩy an ninh và sự thịnh vượng”, người đứng đầu Lầu Năm Góc nhấn mạnh.

(tu trai sang phai) bo truong quoc phong nhat ban gen nakatani, bo truong quoc phong my ash carter va nguoi dong cap han quoc han min-koo gap nhau ben le doi thoai shangri-la ngay 4/6 (anh: afp)

(Từ trái sang phải) Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter và người đồng cấp Hàn Quốc Han Min-koo gặp nhau bên lề Đối thoại Shangri-La ngày 4/6 (Ảnh: AFP)

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani cho biết Tokyo sẽ trợ giúp các quốc gia Đông Nam Á xây dựng năng lực an ninh để đối phó với những điều mà ông gọi là các hành động đơn phương, nguy hiểm và ép buộc ở Biển Đông,

“Ở Biển Đông, chúng ta đã chứng kiến hoạt động cải tạo đất nhanh và quy mô lớn, xây dựng các tiền đồn và dùng chúng cho mục đích quân sự”, Bộ trưởng Nakatani tuyên bố trong bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore, trong một sự ám chỉ rõ ràng tới Trung Quốc. “Không nước nào có thể đứng ngoài cuộc trong vấn đề này”, ông nhấn mạnh.

Cũng tại Đối thoại Shangri-La hôm nay, Bộ trưởng Quốc phòngMalaysia Hishammuddin Hussein nói rằng “sự không rõ ràng về đường hướng tương lai của Trung Quốc là mối lo ngại chính về nguy cơ cạnh tranh quân sự hiện thời và trong tương lai”.

Bộ trưởng Carter cho hay trong nhiều thập niên, những người chỉ trích đã dự đoán về sự rút lui của Mỹ khỏi khu vực nhưng điều này đã không xảy ra.

“Điều đó là bởi khu vực này, nơi chiếm gần một nửa dân số của thế giới và gần một nửa nền kinh tế toàn cầu, có vai trò quan trọng nhất đối với an ninh và thịnh vượng của chính nước Mỹ”, ông nói.

Bộ trưởng Carter cũng ám chỉ rằng dù tổng thống tương lai của Mỹ có là ai thì hai đảng chính tại Mỹ cũng ủng hộ việc tiếp tục duy trì sự kết nối về chính trị, quân sự, kinh tế của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương.

Đối thoại Shangri-La, một diễn đàn an ninh hàng đầu khu vực, diễn ra trước khi Tòa Trọng tài Thường trực tại La Hay, Hà Lan đưa ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc đối với các tuyên bố chủ quyền phi lý ở Biển Đông.

Mỹ đang hối thúc châu Á và các nước khác ủng hộ tuyên bố của tòa rằng phán quyết phải có tính ràng buộc. Nhật Bản hôm nay cũng đã đưa ra lập trường tương tự.

Trong khi đó, Trung Quốc lại âm thầm vận động để tìm kiếm sự ủng hộ cho lập trường của nước này rằng Tòa Trọng tài thiếu thẩm quyền trong vụ kiện.


Nhật-Ấn-Mỹ nhất trí thúc đẩy hợp tác quốc phòng

Tại một cuộc gặp song phương bên lề Đối thoại Shangri-La lần thứ 15 ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản và Ấn Độ đã nhất trí thúc đẩy hợp tác an ninh ba bên với Mỹ, đồng thời đề xuất ba nước tổ chức họp cấp cao thường kỳ.

bo truong quoc phong nhat ban gen nakatani (trai) va nguoi dong nhiem an do manohar parrikar (phai). anh: kyodo/ttxvn

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani (trái) và người đồng nhiệm Ấn Độ Manohar Parrikar (phải). Ảnh: Kyodo/TTXVN

Phát biểu với báo giới ngày 3/6, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani cho biết việc "chia sẻ giá trị chung sẽ rất quan trọng" đối với Nhật Bản, Ấn Độ và Mỹ nhằm tăng cường hợp tác để đảm bảo an ninh tại các vùng biển rộng lớn ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Để đạt mục tiêu này, ông Nakatani đề xuất ba nước bắt đầu tổ chức họp cấp cao thường kỳ. Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar cho biết ông sẽ cân nhắc đề xuất của phía Nhật Bản và sẽ hồi đáp sau.

Nhật Bản đã quyết định hàng năm sẽ cử Lực lượng Phòng vệ biển (MSDF) tham gia cuộc tập trận hải quân chung với Ấn Độ và Mỹ, mang tên Malabar. Nhật Bản đã tham gia Malabar 4 lần, và tại một cuộc gặp giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Ấn Độ Narendra Modi hồi tháng 12/2015, Tokyo đã quyết định từ năm 2016 sẽ liên tục tham gia cuộc tập trận thường niên này. Dự kiến cuộc tập trận Malabar 2016 sẽ diễn ra ngày 10/6 tới và kéo dài một tuần tại vùng biển quanh đảo Okinawa của Nhật Bản.

Trong các cuộc hội đàm riêng rẽ với người đồng cấp Canada và Singapore cùng ngày, Bộ trưởng Nakatani cũng nhấn mạnh rằng căng thăng tại Biển Đông cần được giải quyết hòa bình theo luật pháp quốc tế.

Trung Quốc sắp xây đập thủy điện lớn nhất thế giới ở Congo

Công suất phát điện của dự án có thể tương đương công suất của 20 nhà máy điện hạt nhân lớp gộp lại...

Một đập thủy điện khổng lồ sắp được xây dựng ở quốc gia châu Phi Congo, dự kiến có công suất phát điện bằng 20 nhà máy điện hạt nhân lớn gộp lại. Tuy nhiên, các nhà phê bình nói rằng đập thủy điện này có thể sẽ khiến 60.000 người phải rời bỏ nhà cửa và phá hỏng hệ sinh thái.

mot doan cua dong song congo.

Một đoạn của dòng sông Congo.

Theo tin từ tờ báo The Guardian, đập thủy điện nói trên sẽ được khởi công trong vòng vài tháng tới, và sẽ bắt đầu phát điện sau thời gian chưa đến 5 năm.

Hiện tại, Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Congo đang xúc tiến dự án Inga 3 trị giá 14 tỷ USD - phần đầu tiên của dự án thủy điện khổng lồ này. Nằm trên một nhánh của dòng sông Congo tại thác Inga, dự án Inga 3 bao gồm một con đập lớn và một nhà máy thủy điện 4.800 MW.

Toàn bộ dự án có thể tiêu tốn số tiền tới 100 tỷ USD và trải khắp dòng sông Congo, lớn thứ nhì thế giới về lưu lượng dòng chảy. Công suất phát điện của dự án có thể đạt mức gần 40.000 MW, gần cao gấp đôi so với công suất của đập thủy điện Tam Hiệp ở Trung Quốc, hoặc tương đương công suất của 20 nhà máy điện hạt nhân lớp gộp lại.

Dự án này đã bị trì hoãn từ lâu, dù những người ủng hộ nói nó có thể đáp ứng 40% nhu cầu điện năng của lục địa đen. Những người phản đối nói dự án có thể vi phạm luật của Congo và các quy định quốc tế về xây dựng các đập thủy điện khổng lồ.

Theo ông Peter Bosshard, Giám đốc tổ chức phi chính phủ International Rivers có trụ sở ở California, nói những người điều hành dự án này không quan tâm đến việc 35.000 người sẽ bị mất chỗ ở trong giai đoạn 1 và 25.000 người khác rơi vào tình cảnh tương tự trong các giai đoạn tiếp sau đó của dự án. Ngoài ra, nguồn cung cá trên dòng sông Congo cũng sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề.

Theo dự kiến, Chính phủ Congo sẽ chọn một nhóm nhà thầu gồm hai công ty Trung Quốc để thực hiện công trình thủy điển lớn này. Việc chốt nhà thầu sẽ được thực hiện trong thời gian từ nay đến tháng 8, và công trình sẽ được khởi công trước tháng 11.

Theo Bruno Kapandji, người phụ trách dự án, nhóm nhà thầu Trung Quốc nói dự án có thể phát điện trong vòng 4-5 năm. Trong khi đó, một nhóm nhà thầu Tây Ban Nha nói dự án này phải mất ít nhất 6 năm để hoàn thiện giai đoạn 1 của dự án.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục