tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh trưa 02-07-2016

  • Cập nhật : 02/07/2016

Nga sẽ để Tổng thống Syria ra đi với 2 điều kiện

Nga sẽ tán thành việc Tổng thống Syria Bashar al-Assad ra đi nhưng chỉ khi nào Nga tin tưởng rằng sự thay đổi lãnh đạo không dẫn đến sự sụp đổ của Syria.

Reuters đưa tin, theo các nguồn tin thân cận Điện Kremlin, để đến được thời điểm này có thể mất nhiều năm và từ nay tới đó Nga vẫn tiếp tục ủng hộ ông Assad, bất chấp sức ép quốc tế.

Sự hỗ trợ kiên định như vậy sẽ làm phức tạp thêm các cuộc hòa đàm với các đối thủ của ông Assad vốn đã bị đình trệ và làm căng thẳng quan hệ với Mỹ - nước muốn nhà lãnh đạo Syria ra đi.

tong thong syria bashar al-assad (ao trang) cung binh si nuoc nay trong bua "xa chay" (iftar) cua nguoi hoi giao. anh: reuters

Tổng thống Syria Bashar al-Assad (áo trắng) cùng binh sĩ nước này trong bữa "xả chay" (Iftar) của người Hồi giáo. Ảnh: Reuters

"Nga sẽ không ngừng đồng hành với ông Assad cho đến khi hai điều xảy ra" - cựu Đại sứ Anh tại Nga Tony Brenton nhận định. "Thứ nhất, cho đến khi nào họ tin tưởng rằng ông Assad sẽ không bị thay thế bằng một chính quyền Hồi giáo. Thứ hai, cho đến khi nào có thể đảm bảo rằng vị thế của Nga, đồng minh và căn cứ quân sự của họ ở Syria tiếp tục được duy trì bền vững trong tương lai".

Nga lo ngại nếu vắng mặt Tổng thống Assad, tình trạng hỗn loạn có thể trầm trọng thêm bởi chế độ của ông vẫn quá mong manh để có thể đón nhận những thay đổi mang tính bước ngoặt, các nguồn tin về chính sách đối ngoại Nga cho hay.

Trong khi đó, Nga đã đánh tiếng sự ủng hộ đối với ông Assad là có giới hạn. Các nhà ngoại giao Nga cho biết Điện Kremlin thực chất là đang ủng hộ nhà nước Syria chứ không phải cá nhân ông Assad. Tổng thống Putin từng nói sẽ để ngỏ khả năng đưa thành viên phe đối lập vào cơ cấu chính phủ của Syria. Những tín hiệu như trên khiến phương Tây hy vọng Nga có thể làm trung gian, để không sớm thì muộn cũng thúc đẩy ông Assad “về vườn”.

Tuy nhiên, các nguồn tin thân cận với Điện Kremlin cho hay không có dấu hiệu tích cực về việc Nga sẵn sàng chấp thuận cho ông Assad ra đi trong thời gian gần.

Elena Suponina, chuyên gia phân tích Trung Đông tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Nga, tư vấn cho Điện Kremlin, khẳng định quan điểm của Moscow đối với ông Assad chưa có gì thay đổi.

Trái lại, báo chí chính thống Nga cho thấy Moscow đang cố gắng đóng mọi nỗ lực của Washington để thảo luận về tương lai của Assad. Trong tháng này, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu bất ngờ đến thăm Syria. Đây được xem là một thông điệp ngầm của Moscow tới Washington, hàm ý Mỹ không nên cố gắng gây áp lực lên Nga để buộc ông Assad từ chức.


Tập Cận Bình tuyên bố không khuất phục trước đe dọa quân sự

Ông Tập tuyên bố Trung Quốc không muốn làm bá chủ châu Á, nhưng cũng sẽ không chịu khuất phục trước các đe dọa quân sự. 

ong tap can binh hom nay co nhung chi trich manh me duoc cho la nham vao my. anh: scmp.

Ông Tập Cận Bình hôm nay có những chỉ trích mạnh mẽ được cho là nhằm vào Mỹ. Ảnh: SCMP.

Tuyên bố của ông Tập được đưa ra hôm nay, trong cuộc họp tại Đại lễ đường nhân dân ở Bắc Kinh, nhân dịp kỷ niệm 95 năm thành lập đảng Cộng sản Trung Quốc, theo SCMP. 

Bài phát biểu của ông Tập đề cập nhiều tới chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong bối cảnh Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague, Hà Lan dự kiến ra phán quyết trong vụ Philippines kiện "đường lưỡi bò" Trung Quốc đưa ra ở Biển Đông vào 12/7.

"Các nước khác đừng nên nghĩ rằng Trung Quốc sẽ mặc cả lợi ích quốc gia hay chấp nhận những hậu quả của việc các lợi ích liên quan đến an ninh, phát triển và chủ quyền của Trung Quốc bị suy yếu.", ông Tập nói.

Ông Tập cũng chỉ trích hành động khoe sức mạnh quân sự giữa lúc Biển Đông đang căng thẳng, ám chỉ việc Mỹ triển khai tàu chiến tuần tra tại đây. Lãnh đạo Trung Quốc tuyên bố sẽ không dùng quân đội để "phô diễn sức mạnh trước cửa nhà người khác". 

Người đứng đầu chính quyền Trung Quốc cũng cho rằng "sự dằn mặt về quân sự" sẽ không ngăn chặn được bất cứ ai. "Trung Quốc tin rằng sự đối đầu nên được thay thế bằng sự hợp tác. Độc quyền nên được thay thế bằng win-win (hai bên cùng thắng)". 

Các nhà phân tích chính trị cho rằng thông điệp trên của ông Tập dường như nhắm tới bà Hillary Clinton và ông Donald Trump. Hai ứng viên tổng thống Mỹ đều tuyên bố sẽ cứng rắn hơn với Trung Quốc. 

Bài phát biểu của ông Tập cũng nhắc tới nạn tham nhũng và coi đây là "mối nguy hiểm lớn nhất" mà đảng Cộng sản cầm quyền đối mặt. 

Trung Quốc ngang nhiên vạch ra "đường lưỡi bò" hay còn gọi là "đường 9 đoạn", tuyên bố chủ quyền với hầu hết diện tích Biển Đông, bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế. Philippines khởi kiện yêu sách chủ quyền của Trung Quốc vào năm 2013. PCA năm 2015 tuyên bố họ có thẩm quyền xử vụ kiện này.

Trong khi đó, Trung Quốc khăng khăng không chấp nhận vụ kiện và từ chối tham gia tiến trình. Trong Đối thoại Shangri-La diễn ra ở Singapore vào tháng 6, các quan chức quân sự Trung Quốc tuyên bố rằng nước này sẽ không tuân thủ phán quyết sắp tới của tòa.


Công nhân Trung Quốc đụng độ cảnh sát Ý

Các vụ đụng độ bùng phát giữa cảnh sát Ý và người quốc tịch Trung Quốc trong đợt kiểm tra tại một nhà máy dệt ở Florence vào ngày 29-6 vừa qua.

Đây là thông tin do Tổng lãnh sự quán Trung Quốc ở Florence khẳng định với Thời báo Hoàn cầu hôm 30-6. Theo tờ La Repubblica, cảnh sát đã bắt giữ 2 công nhân nhà máy Trung Quốc. Các vụ đụng độ làm tổng cộng 7 người bị thương, trong đó có 3 công nhân Trung Quốc và 4 nhân viên thực thi pháp luật.

La Repubblica đưa tin trong một cuộc kiểm tra thường xuyên các nhà máy, cảnh sát chạm trán với một số công nhân Trung Quốc bất hợp tác. Đụng độ xảy ra giữa lực lượng chức năng với một người đàn ông lớn tuổi đang bế em bé, việc này khiến một số công dân Trung Quốc tức giận và châm ngòi xung đột.

Các thành viên thuộc cộng đồng người Trung Quốc ở đó nói rằng ông nội của em bé đã cố gắng để rời khỏi nhà máy với cháu mình nhưng bị cản lại. Khi bị hỏi về thẻ căn cước của mình, ông cụ bỗng dưng làm dữ và một cuộc ẩu đả xảy ra, theo tờ La Repubblica.

mot so nguoi bat dau tu tap tai nha may khoang 20 gio 30 phut. anh: beijing youth daily

Một số người bắt đầu tụ tập tại nhà máy khoảng 20 giờ 30 phút. Ảnh: BEIJING YOUTH DAILY

video cong bo tren trang web cua to bao nay cho thay hang tram nguoi trung quoc tu tap anh: sina

Video công bố trên trang web của tờ báo này cho thấy hàng trăm người Trung Quốc tu tập Ảnh: SINA

Video công bố trên trang web của tờ báo này cho thấy hàng trăm người Trung Quốc tu tập và la lớn: “Phản đối việc sử dụng bạo lực”. Thế nhưng, đoạn video cho thấy đám đông ném đá, chai lọ và nhiều thứ khác vào cảnh sát chống bạo động.

Về phía Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc, họ lập tức liên lạc với cảnh sát Ý và cộng đồng Trung Quốc ở địa phương, kêu gọi cảnh sát bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân Trung Quốc, nhanh chóng giải quyết vụ việc.

Tổng Lãnh sự quán xác nhận các cuộc đụng độ xảy ra hôm 29-6 (theo giờ địa phương), khi cảnh sát Ý kiểm tra một nhà máy ở quận Sesto Fiorentino của Florence. Cơ quan này nói thêm rằng cuộc xung đột kết thúc sau 19 giờ. Sau đó, một số người bắt đầu tụ tập tại nhà máy khoảng 20 giờ 30 phút. Tuy nhiên, cảnh sát địa phương mau chóng giải tán đám đông tụ tập. Theo Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc, vụ việc được tiếp tục điều tra.


Phi cơ Nga chở 10 người mất tích trong lúc chữa cháy rừng

Một phi cơ IL-76 của Nga chở 10 người mất tích tại vùng Irkutsk khi đang tham gia dập một đám cháy rừng.

phi co ilyushin il-76ta cua nga. anh: sputnik.

Phi cơ Ilyushin IL-76TA của Nga. Ảnh: Sputnik.

Phi cơ IL-76 mất liên lạc trong lúc đang chữa cháy ở độ cao 3.000 m gần thành phố Irkutsk. Bộ tình trạng khẩn cấp Nga dự kiến điều 100 nhân viên cứu hộ nhảy dù xuống khu vực máy bay mất tích để tìm kiếm nó cùng 10 người trên khoang.

RIA Novosti dẫn nguồn tin từ Bộ tình trạng khẩn cấp Nga cho biết vị trí cuối cùng của IL-76 là khu vực Kachug, vùng Irkutsk, nơi khói từ đám cháy rừng phía dưới bốc lên rất dày.

"Phi hành đoàn đều là người dày dạn kinh nghiệm trong chữa cháy, vận chuyển hàng nhân đạo và cứu hộ", TASS dẫn một nguồn tin khác nói. Theo thông báo từ cơ quan khẩn cấp khu vực, hiện có 8 phi cơ đang tham gia cứu hộ.

IL-76, biệt danh "quả bom nước", là loại phi cơ chữa cháy lớn nhất thế giới, theo RT. Nó có thể thả 42 tấn nước cùng một lúc.


Nhật-Trung nên lập đường dây nóng để tránh xung đột

Đây là đề nghị của tổ chức nghiên cứu Nhóm Khủng hoảng quốc tế nêu trong báo cáo 21 trang với tiêu đề “Biển Hoa Đông: Phòng chống va chạm để không trở thành khủng hoảng”.

Báo cáo được công bố ngày 30-6 ghi nhận vụ tranh chấp quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) giữa Nhật và Trung Quốc đã gây trở ngại cho tiến trình đàm phán thiết lập một cơ chế giám sát khủng hoảng. Đàm phán về vấn đề này được nối lại hồi tháng 1-2015 nhưng rồi tiếp tục kéo dài.

Báo cáo đề nghị Bắc Kinh rút yêu sách chủ quyền Senkaku khỏi các cuộc đàm phán và không dùng điều đó làm công cụ để gây sức ép chính trị hoặc đòi hỏi Tokyo nhượng bộ. Về phía Nhật, báo cáo đề nghị Nhật không quy kết và phê phán quyền tự do đi lại của Trung Quốc trong hải phận quốc tế phía tây Thái Bình Dương.

Báo cáo đề nghị hai nước lập đường dây nóng tránh xung đột. Đường dây nóng từng được thiết lập vào tháng 10-2000 nhưng sau đó bị hủy bỏ sau khi Thủ tướng Nhật Junichiro Koizumi (cầm quyền từ năm 2001 đến 2006) đến thăm đền tưởng niệm Yakukuni.

Báo cáo của Nhóm Khủng hoảng quốc tế nhận định tái lập đường dây nóng sẽ là bước đầu tiên để lập một cam kết quản lý khủng hoảng mà nếu được áp dụng trong từng giai đoạn thì có thể “dẹp qua một bên” chuyện tranh chấp chủ quyền. Đường dây nóng cũng tạo nền tảng cho các cuộc liên lạc quốc phòng để về lâu dài giúp ổn định quan hệ song phương và bảo đảm liên lạc giữa quân đội hai nước.

Nhóm Khủng hoảng quốc tế đề nghị đường dây nóng luôn được mở suốt, người điều hành phải có quyền tiếp xúc ngay với các nhà hoạch định chính sách và lực lượng tiền phương, đồng thời có quyền ban hành quyết định kiềm chế khủng hoảng. Mục đích nhằm tránh va chạm ngoài ý muốn giữa máy bay và tàu chiến hai nước ở biển Hoa Đông.

Nhóm Khủng hoảng quốc tế lưu ý quan hệ lạnh lẽo Trung-Nhật đã được cải thiện từ cuộc gặp giữa Chủ tịch Tập Cận Bình với Thủ tướng Shinzo Abe hồi năm 2014. Nhờ thủ tướng Nhật tránh tranh cãi, Bắc Kinh đã giảm căng thẳng với Nhật. Bởi thế “Trung-Nhật cần tranh thủ cơ hội từ sự hòa giải mong manh hiện nay để lập quan hệ quản lý khủng hoảng”.

Báo South China Morning Post ghi nhận do Trung Quốc toan tính mở rộng sự hiện diện ở phía tây Thái Bình Dương, Nhật đã phản ứng lại bằng cách tăng cường phòng thủ ở phía nam. Nhật cũng lo ngại Bắc Kinh lợi dụng cơ chế giám sát khủng hoảng để bào chữa cho sự hiện diện quanh quần đảo Senkaku hoặc sẽ yêu cầu Nhật giảm tuần tra quanh quần đảo này.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục