Ngư dân Philippines chống lại tàu tuần duyên Trung Quốc ở Biển Đông
Nắng nóng 37 độ, Malaysia đóng cửa hơn 250 trường học
Đồn cảnh sát Nga bị đánh bom tự sát
Cảnh sát Macedonia và người nhập cư đánh nhau, 260 người bị thương
Truyền thông Trung Quốc và Triều Tiên khẩu chiến
Tin thế giới đọc nhanh sáng 11-04-2016
- Cập nhật : 11/04/2016
Mỹ đứng sau vụ rò rỉ tài liệu Panama?
Chưa ai thấy những tập tin cụ thể
Bằng việc tấn công vào Công ty Mossack Fonseca, tình báo Mỹ muốn nắn dòng tiền trốn thuế ở Panama chảy về nước mình? (Ảnh: INDIAN EXPRESS)
Vụ tiết lộ tài liệu Panama là do Dự án Báo cáo về Tham nhũng và Tội phạm có tổ chức (OCCPR – Mỹ) lên kế hoạch tiến hành dưới sự tài trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAIDS), theo thông tin WikiLeaks đưa lên trang xã hội Twitter của mình.
Trong cuộc họp báo tuần trước, phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner đã cho biết chính phủ Mỹ có tài trợ cho hoạt động của Dự án OCCPR, thông qua USAIDS.
Trong khi đó, trả lời phỏng vấn báo Sputnik (Nga), nhà báo đồng thời là chuyên gia tài chính Đức Ernst Wolff nhận định tình báo Mỹ chính là kẻ đứng sau việc rò rỉ tài liệu Panama.Thủ tướng Ukraine tuyên bố từ chức
"Tôi đã quyết định từ chức thủ tướng Ukraine. Vào ngày thứ ba, 12/4, đề nghị này sẽ được trình lên Quốc hội", Reuters dẫn lời ông Yatseniuk nói. "Cuộc khủng hoảng chính trị trong nước bị tạo ra một cách giả tạo. Mong muốn thay thế một người đã khiến các chính trị gia mờ mắt và làm tê liệt ý chí chính trị nhằm đấu tranh cho một sự thay đổi thực chất của họ", ông nhấn mạnh.
Đảng Khối Petro Poroshenko (PBB) của tổng thống Ukraine đương nhiệm và đảng Mặt trận Nhân dân của ông Yatseniuk dự kiến công bố việc thành lập một liên minh mới trong tuần tới. Trong bài phát biểu của mình, ông Yatseniuk cho hay đảng của ông cam kết trung thành với liên minh đồng thời ra tín hiệu sẽ đề cử Chủ tịch Quốc hội Volodymyr Groysman vào vị trí thủ tướng.
"Chúng ta không cho phép bất ổn xảy ra trong thời kỳ chiến tranh. Điều đó là không thể tránh khỏi nếu sau khi tôi từ chức chúng ta không ngay lập tức thành lập một chính phủ Ukraine mới", ông Yatseniuk nhấn mạnh.
Quyết định của ông Yatsenyuk được đưa ra trong bối cảnh Ukraine đang phải trải qua nhiều bất ổn chính trị. Trước đó, hồi tháng hai, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko cũng yêu cầu ông Yatsenyuk từ chức song chính quyền của Thủ tướng Yatsenyuk đã vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm của Quốc hội.
Mỹ củng cố chính sách tái cân bằng
Ngày 9-4 (giờ địa phương), Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter sẽ bắt đầu chuyến công du đến châu Á-Thái Bình Dương và Trung Đông trong vòng hai tuần. Người phát ngôn Lầu Năm Góc Peter Cook thông báo như trên.
Hai ưu tiên quốc tế then chốt
Người phát ngôn Peter Cook cho biết chuyến công du của Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter nhằm thúc đẩy hai ưu tiên quốc tế then chốt: Củng cố chính sách tái cân bằng của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương và thúc đẩy tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Trang web của Bộ Quốc phòng Mỹ đưa tin tại châu Á-Thái Bình Dương, ông Ashton Carter sẽ thúc đẩy bảo vệ an ninh Mỹ bằng cách phát triển các quan hệ đối tác mới và xúc tiến hiện đại hóa đối với các đồng minh lâu dài Ấn Độ và Philippines.
Tại Trung Đông, ông sẽ đến thăm Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất và Saudi Arabia.
Theo báo Stars and Stripes (Mỹ), Bộ trưởng Ashton Carter đến Ấn Độ và Philippines nhằm thảo luận về các căn cứ mới của Mỹ và đầu tư quốc phòng mạnh hơn vào hai nước này vào lúc Lầu Năm Góc muốn gia tăng ảnh hưởng để đối phó với Trung Quốc.
Phát biểu hôm 8-4 trước Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (tổ chức tư vấn phi chính phủ), ông Ashton Carter nói: “Các nước châu Á-Thái Bình Dương đang bày tỏ lo ngại về tình hình quân sự hóa, đặc biệt là các hành động của Trung Quốc... Họ đang bày tỏ lo ngại cả công khai lẫn riêng tư, ở cấp cao nhất”.
Ông giải thích: “Đó là lý do vì sao chúng tôi đang đầu tư lớn trong khả năng của chúng tôi, vì sao nhiều người yêu cầu chúng tôi phải làm nhiều hơn và vì sao chúng tôi sẽ tiếp tục hoạt động trên không, trên biển và ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép”.
Cuộc tập trận “Vai kề vai” của Mỹ và Philippines đang diễn ra tại Philippines. Ảnh: BỘ QUỐC PHÒNG MỸ
Hai đồng minh Ấn Độ và Philippines
Báo Stars and Stripes cho biết tại Ấn Độ, Bộ trưởng Ashton Carter và người đồng cấp Ấn Độ Manohar Parrikar sẽ tập trung vào thỏa thuận đạt được hồi năm ngoái về hợp tác phát triển một tàu sân bay và chia sẻ công nghệ.
Ấn Độ đang sở hữu hai tàu sân bay và mong muốn có nhiều hơn. Tháng 6-2015, lần đầu tiên Ấn Độ ra mắt tàu sân bay tự chế tạo INS Vikrant. Năm 2013, Ấn Độ đã mua và tân trang lại tàu INS Vikramaditya vốn là tàu sân bay Đô đốc Gorshkov của Nga.
Nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết ông Ashton Carter sẽ lên thăm tàu sân bay Vikramaditya.
Các nhân viên cấp cao của Bộ Quốc phòng Mỹ đã đến Ấn Độ trước cả tuần để thảo luận các điều khoản về hợp tác phát triển tàu sân bay và tiềm năng Mỹ-Ấn hợp tác phát triển máy bay tiêm kích.
Ông Ashton Carter nhận xét: “Dù đàm phán có thể gặp nhiều khó khăn và tính cạnh tranh toàn cầu cao nhưng tôi tin chắc trong những năm tới Mỹ và Ấn Độ sẽ đạt được thỏa thuận hợp tác sản xuất lịch sử thúc đẩy hai nước xích lại gần nhau và quân đội sẽ mạnh hơn”.
Tại Philippines, Bộ trưởng Ashton Carter sẽ đến thăm căn cứ không quân Antonio Bautista trên đảo Palawan và căn cứ Magsaysay.
Đây là hai trong năm căn cứ Mỹ dự định triển khai luân phiên các lực lượng Mỹ trong khuôn khổ Hiệp định Tăng cường hợp tác quốc phòng đã ký kết hồi năm ngoái.
Hai căn cứ này có ý nghĩa quan trọng đối với chiến lược của Mỹ nhằm ngăn chặn hành động hiếu chiến gần đây của Trung Quốc qua ý đồ bồi đắp xây đảo nhân tạo trái phép ở biển Đông. Các căn cứ tọa lạc gần nhất với các thực thể Trung Quốc xây dựng ở quần đảo Trường Sa, chỉ khoảng 100 hải lý về phía đông.
121 triệu USD viện trợ
Ngày 8-4, phát biểu trước các thành viên Phòng Thương mại Mỹ tại Manila, Đại sứ Philippines tại Mỹ Jose Cuisia thông báo Philippines sẽ nhận được gói viện trợ quân sự lớn nhất từ Mỹ trong 15 năm qua để gia tăng phòng thủ và an ninh quốc gia.
Ông cho biết 121 triệu USD viện trợ quân sự của Mỹ trong năm nay gồm 79 triệu USD viện trợ quân sự hằng năm (tăng 50 triệu USD so với năm trước) và 42 triệu USD từ chương trình Sáng kiến Hàng hải Mỹ-Đông Nam Á. Đây là chương trình củng cố năng lực hàng hải sẽ được Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter công bố trong chuyến thăm Philippines.
Từ năm 2002, Mỹ đã viện trợ cho Philippines gần 500 triệu USD viện trợ quân sự và các thiết bị quân sự khác. Tháng 11-2015, bên lề Hội nghị thượng đỉnh APEC tại Manila, Tổng thống Barack Obama đã công bố Mỹ sẽ viện trợ cho các đồng minh ở Đông Nam Á 259 triệu USD trong hai năm nhằm hỗ trợ an ninh hàng hải.
Báo The Straits Times (Singapore) ghi nhận Mỹ tăng cường viện trợ cho Philippines vào lúc căng thẳng trên biển Đông ngày càng nóng lên sau khi Trung Quốc bồi đắp xây đảo nhân tạo phục vụ cho mục đích quân sự.
Trong bối cảnh đó, Philippines đã gia tăng chi tiêu quân sự để xây dựng hải quân và không quân đáng tin cậy hơn. Từ năm 2012, Philippines đã chi 41,2 tỉ peso (1,2 tỉ USD) mua hai tàu tuần duyên của Mỹ và 12 máy bay tiêm kích hạng nhẹ FA-50.
Mới đây Philippines đã ký với Mỹ hợp đồng trị giá 114 triệu USD mua hai máy bay trực thăng chống tàu ngầm và thông báo ý định thành lập hạm đội tàu ngầm đầu tiên. Philippines cũng đã thuê của Nhật năm máy bay tuần tra tầm xa TC-90, đồng thời xúc tiến mua hai tàu khu trục mới, máy bay giám sát và radar.
Trung Quốc đưa vài ngàn quân đến căn cứ ở Djibouti
Đây là khu vực Mỹ đã bố trí căn cứ quân sự với 4.500 quân làm nhiệm vụ chống khủng bố trong khu vực và Nhật bố trí căn cứ quân sự duy nhất ở nước ngoài tại đây. Trong khi đó, Mỹ và Nhật lại đang phản đối hành động tranh chấp chủ quyền trên biển của Trung Quốc.
Djibouti giữ vai trò chiến lược như tuyến đường phía nam duy nhất đi từ Ấn Độ Dương vào biển Đỏ, chiếm 30% hoạt động tàu thuyền trên thế giới. Trung Quốc vốn có xu hướng đối nội và không can thiệp ở nước ngoài, do đó căn cứ quân sự ở Djibouti là động thái cho thấy Trung Quốc thay đổi chính sách, muốn khẳng định là cường quốc quân sự thế giới.
Đến giờ Trung Quốc chỉ cho biết căn cứ ở Djibouti là dự án hậu cần cho hải quân, bao gồm hỗ trợ hoạt động chống cướp biển và không cho biết quân số ở đó bao nhiêu. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng từ chối cung cấp thông tin về căn cứ này.
Tuy nhiên, trả lời báo Financial Times, lần đầu tiên Ngoại trưởng Djibouti Mahmoud Ali Youssouf nêu rõ quy mô căn cứ của Trung Quốc tại cửa eo biển Bab el-Mandeb dẫn vào kênh đào Suez.
Ngoại trưởng Youssouf cho biết năm 2014, Mỹ đồng ý gấp đôi chi phí thuê địa điểm lên 63 triệu USD/năm thì Trung Quốc chỉ phải trả 20 triệu USD do quy mô hoạt động chỉ “vài ngàn người”. Trung Quốc cũng như Mỹ đều ký hợp đồng 10 năm với điều kiện có thể gia hạn thêm 10 năm.
Ông nói mục đích sử dụng căn cứ hải quân của Trung Quốc là bảo vệ lợi ích quốc gia, đó là giám sát tàu buôn Trung Quốc đi qua eo biển Bab el-Mandeb và tiếp tế cho hải quân. Ông nói Trung Quốc hoàn toàn có quyền sử dụng máy bay không người lái như Mỹ và Pháp.
Trung Quốc đã cho Djibouti vay hơn 1 tỉ USD không lãi suất vào các dự án cơ sở hạ tầng, bao gồm lắp đặt đường ống nước và tuyến đường sắt vào các vùng đông dân sâu trong lục địa như Ethiopia. Trung Quốc cũng đã lên kế hoạch xây dựng sân bay trọng yếu thứ hai tại đây.
Châu Phi là khu vực bản lề của các nhà đầu tư Trung Quốc. Trung Quốc đã đưa các tàu tuần tra chống cướp biển đến vịnh Aden ngoài khơi Djibouti và Somalia từ năm 2008, năm đầu tiên Trung Quốc đưa tàu hải quân ra nước ngoài sau hơn 600 năm. Trung Quốc cũng đã tuyên bố tăng gấp bốn lần quân số cho hoạt động giữ gìn hòa bình lên 8.000 người, đang hoàn thiện tàu ngầm và máy bay chiến đấu làm nhiệm vụ bảo vệ hòa bình.
Tom Kelly, đại sứ Mỹ tại Djibouti, nhận định căn cứ quân sự của Mỹ và Trung Quốc cùng hiện diện ở một nước có thể gây khó khăn cho các bên liên quan như căn cứ Mỹ có thể bị theo dõi gián điệp. Có ý kiến lo ngại Trung Quốc có thể phát triển hàng loạt căn cứ để kiểm soát đường thủy dẫn vào châu Âu.
Tình báo Đức: IS muốn tấn công Đức
Nghi phạm Mohamed Abrini bị bắt giữ hôm 8.4 đã thừa nhận mình là người đội mũ xuất hiện bên cạnh hai kẻ đánh bom ở sân bay Brussels ngày 22.3.2016 - Ảnh: Công tố Bỉ