tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh sáng 03-07-2016

  • Cập nhật : 03/07/2016

Tổng thống Putin: Nga sẽ phản ứng nếu Phần Lan gia nhập NATO

Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Nga sẽ có phản ứng đối phó nếu Phần Lan gia nhập NATO.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 1.7 đã có chuyến thăm Phần Lan lần đầu tiên kể từ khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine xảy ra vào năm 2014. Sau cuộc gặp Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto, Tổng thống Putin không ngần ngại cảnh báo về việc sẽ phản ứng nếu Phần Lan quyết định gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), theo Russia Today.
Ông Putin cho biết Nga sẽ tôn trong lựa chọn của Phần Lan nếu nước này gia nhập NATO nhưng Moscow sẽ phải có phản ứng cần thiết. "Lực lượng vũ trang Phần Lan sẽ trở thành một phần của quân đội NATO. Bạn có nghĩ chúng tôi sẽ tiếp tục hành động như trước? Quân đội của Nga đang cách biên giới với Phần Lan 1.500 km. Bạn có nghĩ chúng tôi giữ nguyên vị trí đó?", ông Putin nói.
Theo Reuters, phát biểu của Tổng thống Nga ngụ ý rằng Moscow có thể sẽ đưa quân đội tới gần biên giới với Phần Lan nếu nước này gia nhập NATO.
Cũng trong cuộc hội đàm, hai nhà lãnh đạo Nga và Phần Lan đã thảo luận về các biện pháp ngăn chặn xung đột tại vùng Baltic. Cụ thể, ông Putin cho biết: "Tổng thống Phần Lan đã đưa ra đề nghị với tôi về tăng cường lòng tin và ngăn ngừa xung đột trên bầu trời Baltic. Tôi đồng ý với đề nghị này và sẽ cố gắng để bắt đầu đối thoại với NATO tại cuộc gặp giữa hai bên sắp tới".
tong thong nga vladimir putin (trai) va tong thong phan lan sauli niinisto tai cuoc hop bao chung o helsinki, phan lan ngay 1.7.2016reuters

Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto tại cuộc họp báo chung ở Helsinki, Phần Lan ngày 1.7.2016REUTERS

Theo đó, Nga và Phần Lan nhất trí thiết lập các biện pháp an ninh để kiểm soát hoạt động bay trên vùng trời Baltic. Tổng thống Phần Lan cho rằng các máy bay quân sự không được tắt thiết bị nhận dạng, điều mà Nga và NATO thường làm. Tuy nhiên ông Putin lưu ý rằng NATO thực hiện các chuyến bay tắt thiết bị nhận dạng như vậy ở Baltic nhiều gấp đôi Nga.
Tổng thống Nga khẳng định Moscow sẽ bàn với NATO về tăng cường niềm tin giữa hai bên và ngăn chặn xung đột trong cuộc họp Hội đồng Nga - NATO sẽ diễn ra sau hội nghị thượng đỉnh NATO. Hội nghị thượng đỉnh của khối quân sự NATO sẽ diễn ra vào ngày 7.7 tại Warsaw, Ba Lan.

Ba Lan, Đức hợp nhất lực lượng tàu ngầm

Trong động thái chưa từng có nhằm tăng cường sức mạnh chung, Đức và Ba Lan đã đồng ý sáp nhập lực lượng tàu ngầm của hai bên.
tau ngam lop 212a cua duc (trai) va chiec kilo cua ba lan se som song hanh

Tàu ngầm lớp 212A của Đức (trái) và chiếc Kilo của Ba Lan sẽ sớm song hành

Theo chuyên san Defense News, giới chức quân sự Đức và Ba Lan đã ký kết bản ghi nhớ về việc thành lập một trung tâm chỉ huy - vận hành tàu ngầm chung đặt tại TP.Glucksberg của Đức. Cơ quan này sẽ có quyền kiểm soát quy trình hoạt động của các hạm đội tàu ngầm hai nước. Tuy nhiên về nguyên tắc, quyền quyết định cuối cùng vẫn nằm trong tay mỗi quốc gia, theo thông báo của hải quân Đức.
Nội dung bản ghi nhớ cũng ghi rõ hải quân Ba Lan sẽ kết nối hạm đội tàu ngầm của mình với hệ thống kiểm soát hệ thống phát sóng tàu ngầm của quân đội Đức. Ngoài ra, 2 sĩ quan hải quân Ba Lan sẽ đồn trú thường trực tại Glucksberg.

Bước ngoặt lịch sử
“Việc trao quyền kiểm soát tài sản chiến lược quốc gia như tàu ngầm vào tay nước khác là bước đi rất đặc biệt”, Defense News dẫn lời Tham mưu trưởng hải quân Đức Andreas Krause phát biểu tại lễ ký kết với người đồng cấp Ba Lan Miroslaw Mordel. Tàu ngầm luôn là một trong những khí tài chiến lược nhất của mọi đất nước có biển và được xem là vấn đề an ninh quốc gia, được kiểm soát vô cùng chặt chẽ. Vì thế, cả Đức lẫn Ba Lan đều ca ngợi thỏa thuận giữa hai nước là “bước ngoặt lịch sử”.
Bên cạnh đó, Berlin và Warsaw cũng sẽ tổ chức các khóa đào tạo cho sĩ quan hai bên về cách điều khiển tàu ngầm của nhau.
Tính gộp lại thì lực lượng chung sẽ cùng vận hành 11 tàu ngầm với 6 tàu lớp 212A của Đức và 5 tàu thuộc hải quân Ba Lan - gồm 1 chiếc lớp Kilo do Nga sản xuất và 4 chiếc lớp Kobben của Na Uy. Giới sĩ quan hai nước và các nhà phân tích cũng bày tỏ kỳ vọng trong tương lai sẽ có thêm một số nước gia nhập trung tâm vận hành tàu ngầm chung. Theo Defense News, Đức đã đưa ra đề nghị với Na Uy và dựa trên quan hệ hiện có giữa 3 nước thì viễn cảnh Oslo nhận lời là điều có thể xảy ra.
Trong 5 tàu ngầm của Ba Lan có 4 chiếc được mua từ Na Uy, và Warsaw vẫn đang đàm phán với Oslo về các hợp đồng mới nhằm nâng cấp hạm đội của mình. Đức thì đang hy vọng ký được hợp đồng bán tàu ngầm cho Na Uy để thay thế 6 chiếc lớp Ula đã già cỗi trong thập niên tới. Bản thân Đức cũng sẵn sàng trang bị thêm tàu có thiết kế tương tự để có thể vận hành chung với quốc gia Bắc Âu này, theo Defense News.

Mục tiêu quân đội EU
Trung tâm vận hành tàu ngầm chung Ba Lan - Đức có thể giúp mở ra mô hình liên kết mới ở châu Âu, đặc biệt là các nước Baltic gần Nga. Bên cạnh Glucksberg, Đức còn dự định xây dựng trung tâm vận hành mới tại TP.Rostock, nằm ở bờ biển phía tây của vùng biển Baltic vào năm 2022. Cơ sở mới này có thể hoạt động như trung tâm chỉ huy của Bộ Tư lệnh hàng hải đa quốc gia NATO.
Theo nguồn tin quốc phòng từ Berlin, kế hoạch này đã nhận phản hồi tích cực từ các nước Baltic, vốn luôn tỏ ra quan ngại về cái gọi là “mối đe dọa từ Nga”, và nhiều khả năng sẽ được đưa ra thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh NATO từ ngày 8 - 9.7 tại thủ đô Warsaw của Ba Lan.
Bên cạnh đó, kế hoạch hợp nhất hạm đội của Ba Lan và Đức còn được đánh giá có thể là bước đầu tiên hướng tới mục tiêu lớn là thành lập quân đội EU. Vấn đề này từng được mang ra thảo luận nhưng chưa đi đến đâu. Nay trong bối cảnh quan hệ với Nga vẫn vô cùng căng thẳng và nội bộ liên minh chao đảo vì quyết định chia tay của Anh, nhiều lãnh đạo trong khối đã kêu gọi thành lập bộ chỉ huy quân sự chung, mở đường cho việc xây dựng quân đội châu Âu trong tương lai.
Tờ Die Welt dẫn lời Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Nghị viện châu Âu Elmar Brok nhận định quân đội EU một khi ra đời sẽ giúp “tăng cường vai trò của châu Âu trong chính sách an ninh và quốc phòng toàn cầu, giúp châu Âu thực hiện tốt hơn trách nhiệm của mình trong thế giới cũng như giúp chi tiêu quốc phòng trong khối hiệu quả hơn”.
Hôm 28.6, EU đã công bố báo cáo kêu gọi sớm lập lực lượng vũ trang chung và giảm lệ thuộc vào NATO về an ninh. Mang tên Chia sẻ tầm nhìn, hành động chung: Một châu Âu hùng mạnh hơn, tài liệu dài 60 trang đề ra chiến lược toàn cầu mới cho khối trong bối cảnh “mục đích, thậm chí sự tồn tại” của EU “đang bị đặt dấu hỏi”, theo Đài Euronews.

Nội bộ EU vẫn lục đục vì Brexit

Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), ông Jean-Claude Juncker đã “thất vọng” với lời kêu gọi cải cách EU nếu nước Anh rời khối này, và khẳng định chẳng cần cải cách gì cả, theo Reuters.

chu tich ec juncker cho rang cac y kien keu goi cai cach o eu luc nay chi chung chung, chua ai noi ro cai cach la cai cach dieu gi

Chủ tịch EC Juncker cho rằng các ý kiến kêu gọi cải cách ở EU lúc này chỉ chung chung, chưa ai nói rõ cải cách là cải cách điều gì

Việc Vương quốc Anh bỏ phiếu chọn rời EU (Brexit) tiếp tục khiến nội bộ liên minh này lâm vào tình trạng rối ren. Trước nhiều ý kiến kêu gọi cải cách sâu rộng EU để ứng phó với Brexit, ông Juncker nói rằng chẳng có đề xuất nào chính xác về những thay đổi cần thiết để bảo vệ sự hội nhập của châu Âu.

“Chúng ta phải giải thích lại chương trình cải cách xem nó đi theo hướng nào. Chúng ta đang chiến đấu với tình trạng quan liêu... Chúng ta đang hiện đại hóa kinh tế châu Âu – đoàn kết về kỹ thuật, năng lượng, tạo ra thị trường nội bộ tương tác sâu sắc, liên kết thị trường vốn, liên kết ngân hàng”, Reuters dẫn lời ông Juncker, người đứng đầu ban điều hành EU tại Slovakia ngày 1.7.

Cuộc trưng cầu dân ý của Anh hôm 24.6 tạo ra cú sốc trên toàn cầu. Đối với EU, khối này phải đương đầu với viễn cảnh mất đi một thành viên mạnh, từ đó tạo tâm lý bi quan và khủng hoảng nội bộ.

Ông Jean-Claude Juncker trong khi đó luôn muốn trấn an các thành viên còn lại, đặc biệt với nguy cơ tồi tệ nhất là sự tan rã của EU. Trong phát biểu hôm 1.7, Reuters mô tả ông Juncker đã tỏ ra “thất vọng” với những ý kiến bi quan, đòi hỏi thay đổi trong khối chỉ vì việc Anh rời EU.

“Ai cũng nói rằng ‘chúng ta cần cải cách nhiều hơn’. Không ai đề cập tới phải cải cách kiểu gì... Tôi không nói là không thay đổi bất cứ điều gì, nhưng mọi việc đang đi theo hướng đúng đắn sẽ không phải thay đổi”, ông Juncker nói thêm.

Viễn cảnh Anh rời EU đã khiến nhiều nước nao núng. Tuy vậy cũng trong ngày 1.7, Thủ tướng Cộng hòa Czech, ông Bohuslav Sobotka khẳng định sẽ không tổ chức bất kỳ cuộc trưng cầu dân ý nào liên quan tới tư cách thành viên của Czech ở EU hay NATO, theo Reuters.

Tuyên bố này đáp lại lời kêu gọi của Tổng thống Czech, Milos Zeman hôm 30.6, cho rằng nước này cần tổ chức trưng cầu dân ý, bất kể ông Zeman khẳng định quan điểm của mình là muốn ở lại EU và NATO.


Bất chấp Brexit, EU vẫn gia hạn lệnh trừng phạt kinh tế Nga

Liên minh châu Âu (EU) ngày 1.7 gia hạn lệnh trừng phạt kinh tế với Nga thêm 6 tháng, nhằm gây áp lực lên Moscow trong việc thúc đẩy hòa bình cho miền đông Ukraine, theo AP.

Quyết định của EU được cho là không quá bất ngờ. Theo đó, lệnh trừng phạt mới kéo dài tới ngày 31.1.2017, bao gồm các biện pháp hạn chế nhắm vào tài chính, năng lượng và một số lĩnh vực thuộc quốc phòng như các mặt hàng có thể dùng cả trong dân sự lẫn quân sự.

Như vậy, EU tiếp tục giữ thái độ cứng rắn với Nga. Lệnh trừng phạt đầu tiên kiểu này nhằm vào Nga xuất hiện từ năm 2014, sau vụ sáp nhập bán đảo Crimea và các cuộc giao tranh ở miền đông Ukraine. EU và Mỹ tố Nga giúp đỡ các tay súng ly khai chống chính phủ Ukraine, trong khi Điện Kremlin luôn bác bỏ cáo buộc này.

Mối quan hệ giữa Nga và EU đã rạn nứt từ lúc ấy. Đáp lại các lệnh trừng phạt của EU, phía Nga cũng đã cấm nhập khẩu rau quả, sữa và thịt từ 28 nước thành viên của liên minh này.

Việc gia hạn lệnh trừng phạt lần này của EU diễn ra trong tình huống khá nhạy cảm. Liên minh này đang phải họp bàn nhiều biện pháp nhằm thích ứng với viễn cảnh Liên hiệp Anh không còn là thành viên, sau khi 52% cử tri Anh bỏ phiếu quyết định rời khỏi EU (Brexit) trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 24.6.

Đã có một số tín hiệu tốt về mối quan hệ giữa Nga và EU trước khi cuộc trưng cầu nêu trên diễn ra. Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Diễn đàn kinh tế Thế giới St. Petersburg từng tuyên bố sẵn sàng nối lại quan hệ với EU, bất kể tuyên bố đó trùng với thời điểm EU gia hạn lệnh trừng phạt bán đảo Crimea.


Tổng thống Philippines tuyên bố 'đi tới cùng' trong cuộc chiến chống tội phạm

Tân tổng thống Philippines, ông Rodrigo Duterte nói sẽ “đi tới cùng” trong cuộc chiến chấm dứt tội phạm tại Philippines, chống tham nhũng trong cảnh sát, nhưng cam kết sẽ không là nhà độc tài, theo AP.

tuyen bo manh tay voi toi pham, nhung ong duterte khang dinh minh khong doc tai

Tuyên bố mạnh tay với tội phạm, nhưng ông Duterte khẳng định mình không độc tài

Phát biểu trong một buổi nói chuyện với cảnh sát hôm 1.7, ông Duterte đặt ra thời hạn 6 tháng để giải quyết tội phạm và tẩy sạch những cảnh sát hành động sai lệch.

“Tôi cảnh báo các anh rằng tôi sẽ rất hà khắc, tôi sẽ đi đến cùng. Hãy thực hiện bổn phận của mình. Nếu trong quá trình công tác, các anh giết 1.000 người vì nhiệm vụ..., tôi sẽ bảo vệ các anh, và nếu họ muốn buộc tội tôi, tôi sẽ đẩy nhanh quá trình dù chúng ta cùng bị trục xuất”, ông Duterte nói.

Cựu thị trưởng thành phố Davao đã đắc cử Tổng thống Philippines và có buổi tuyên thệ nhậm chức hôm 30.6. Trước khi kế thừa vị trí của cựu tổng thống Benigno Aquino III, ông Duterte nổi tiếng với thành tích truy quét tội phạm tại Davao trong nhiều năm, và rất tự tin với cuộc chiến này.

Một điểm khiến nhiều người lo lắng nằm ở các phương án bị cho quá cực đoan và quyết liệt của ông Duterte. Các nhà hoạt động nhân quyền đã cảnh báo ông Duterte về nguy cơ lạm dụng quyền hành của cảnh sát, nếu họ được cho phép bắn tội phạm, theo Reuters.

Các quan chức Philippines cho biết hàng trăm người nghiện ma túy đã đầu thú với chính quyền trong vài tuần gần đây, do lo sợ sẽ bị giết vì chính sách mới.

Tuy vậy ngoài sự cứng rắn, ông Duterte cũng nói rằng sẽ theo đuổi những chính sách đàm phán hòa bình với các nhóm nổi dậy tại Philippines. Ông tuyên bố sẽ đến đảo Jolo, phía nam Philippines để gặp gỡ Nur Misuari, lãnh đạo một nhóm phiến quân Hồi giáo.

“Chúng ta không thể chiến đấu mãi được. Công việc của tôi là đem lại hòa bình, nhưng tùy tình hình, tôi cũng phải mang lại trật tự trong đất nước chúng ta”, ông Duterte nói thêm.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục