Tân tổng thống Philippines từng hứa đi tàu rẽ sóng ra biển đuổi tàu Trung Quốc
Nga điều tàu siêu tàu ngầm tối tân đến Hạm đội Biển Đen
2 ngày có tân tổng thống, cảnh sát Philippines bắn hạ 10 nghi phạm buôn ma túy
Nga - Trung tập trận chống khủng bố quy mô
“Cử tri muốn nhiều hơn một Thủ tướng Brexit”
Tin thế giới đọc nhanh chiều 02-07-2016
- Cập nhật : 02/07/2016
IS tấn công một nhà hàng ở Bangladesh khiến 24 người thiệt mạng
Ngày 1/7, Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã thực hiện vụ tấn công bằng súng nhằm vào một nhà hàng có đông người nước ngoài ở thủ đô Dhaka của Bangladesh.
Trong một thông báo, hãng tin Aamaq có quan hệ với IS cho biết "các tay súng của lực lượng này đã tấn công một nhà hàng có nhiều người nước ngoài hay lui tới ở Dhaka."
Hãng tin này đưa tin 24 người đã thiệt mạng và hơn 40 người khác bị thương trong vụ tấn công này.
Trong khi đó, cảnh sát và nhân chứng ở Dhaka cho hay các tay súng đã xông vào nhà hàng Holey Artisan Bakery, dường như đã bắt cóc con tin là những người đang ăn tối trong nhà hàng này và dẫn đến một cuộc đấu súng với cảnh sát.
Tuy nhiên, cảnh sát cho biết chỉ có 2 cảnh sát thiệt mạng và hơn 20 cảnh sát khác bị thương và họ đang tìm cách giải cứu con tin./.
Nga - Mỹ không dễ hợp tác ở Syria
Chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama đang xem xét kế hoạch cùng Nga điều phối các cuộc không kích nhắm vào nhóm Mặt trận al-Nusra có liên hệ mạng lưới khủng bố al-Qaeda và tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Syria.
Hãng tin Reuters hôm 30-6 dẫn lời giới chức Mỹ cho biết kế hoạch này phụ thuộc vào việc Moscow có chịu thúc ép chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad ngừng ném bom phe nổi dậy ôn hòa đang được Washington hậu thuẫn hay không. Trong trường hợp Moscow đáp ứng, Mỹ sẽ cân nhắc giúp Nga tấn công chính xác hơn những nhóm khủng bố nói trên, như tăng cường chia sẻ thông tin tình báo về vị trí mục tiêu.
Kế hoạch trên cũng đòi hỏi phe đối lập ôn hòa rời khỏi những nơi các tay súng Mặt trận al-Nusra hoạt động và chuyển đến những khu vực dễ nhận biết. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng động thái này có thể khiến họ dễ trở thành mục tiêu bị tấn công hơn trong các cuộc không kích của Nga và Syria. “Nếu lực lượng ôn hòa không trộn lẫn cùng Mặt trận al-Nusra, lực lượng Nga và phe trung thành với ông Assad sẽ tiêu diệt họ ngay lập tức” - chuyên gia phân tích Chris Harmer thuộc Viện Nghiên cứu Chiến tranh (Mỹ) nhận định.
Theo tờ The Washington Post, chính quyền ông Obama đã gửi đến Nga đề xuất trên - một động thái phản ánh sự mong manh của thỏa thuận ngừng bắn đạt được hôm 27-2 cũng như sự yếu kém của lực lượng nổi dậy ôn hòa được Mỹ hậu thuẫn. Phát biểu tại Lầu Năm Góc hôm 30-6, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ashton Carter không đề cập trực tiếp về đề xuất mà chỉ nhắc lại lập trường rằng Mỹ sẵn sàng hợp tác với Nga nếu họ giữ lời hứa chỉ tấn công IS.
Tuy nhiên, nhiều quan chức Mỹ và chuyên gia không tin Moscow sẵn sàng cho một sự hợp tác như thế bởi 2 bên có quan điểm khác biệt về khủng bố ở Syria và tương lai chính trị của ông Assad. Kể từ khi can thiệp quân sự vào Syria hồi tháng 9-2015, Nga xem mọi nhóm chiến đấu chống chế độ Assad là “khủng bố”. Ngoài ra, lập trường của Washington là ông Assad phải ra đi trong khi Moscow nhấn mạnh số phận nhà lãnh đạo này do người dân Syria quyết định.
Không chỉ căng với Mỹ về tình hình Syria, Nga còn đối mặt nhiều sức ép ở châu Âu kể từ khi sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine. Mới nhất, truyền thông Canada hôm 30-6 đưa tin nước này sẽ triển khai 1.000 binh sĩ đến Latvia để tham gia vào 1 trong 4 tiểu đoàn mà NATO đang tập hợp ở Đông Âu. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Canada Harjit Sajjan cho biết những chi tiết về bước đi trên sẽ được công bố tại hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra ở Ba Lan vào tuần tới. Theo kế hoạch dự kiến được chính thức thông qua tại hội nghị này, NATO sẽ triển khai tổng cộng 4.000 binh sĩ tại Ba Lan và 3 nước Baltic - Estonia, Latvia, Lithuania - để đối phó với “mối đe dọa” từ Nga. Quá trình triển khai nhiều khả năng sẽ hoàn tất vào năm tới.
Đáp lại, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố sẽ có những biện pháp tương xứng để đối phó “sự gây hấn” của NATO. Phát biểu trước các nhà ngoại giao Nga hôm 30-6, ông Putin khẳng định Moscow luôn sẵn sàng tự vệ trong một thế giới đang ngày càng bất ổn và khó đoán.
Trung Quốc muốn cải thiện quan hệ với Philippines
Trong bức thư chúc mừng tân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh Bắc Kinh muốn cải thiện quan hệ với Manila thông qua các nỗ lực chung.
Ông Duterte, 71 tuổi, đã tuyên thệ nhậm chức tại Điện Malacañang ở thủ đô Manila hôm 30-6, trở thành tổng thống thứ 16 của quốc gia Đông Nam Á 102 triệu người.
Không giống người tiền nhiệm, ông Duterte được các nhà phân tích dự báo sẽ giải quyết tranh chấp ở biển Đông với Trung Quốc một cách “thực dụng”.
Quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc rạn nứt sau khi cựu Tổng thống Benigno Aquino kiện yêu sách “đường chín đoạn” phi pháp của Bắc Kinh lên Tòa Trọng tài Thường trực (PCA), The Hague – Hà Lan vào năm 2013.
Trong bức thư chúc mừng gửi đến tân tổng thống Philippines, ông Tập Cận Bình mô tả hai nước là những người láng giềng và “thân thiện” vốn là truyền thống đã tồn tại cách đây hơn 1.000 năm.
Phát biểu tại lễ tuyên thệ nhậm chức, ông Duterte hứa hẹn chống tham nhũng, tội phạm và ma túy, khẳng định đây là cuộc chiến liên tục, bền vững. Tuy nhiên, ông không đề cập đến chính sách của Manila đối với Bắc Kinh.
Tiến sĩ Zhu Feng, Giám đốc Trung tâm Hợp tác nghiên cứu về biển Đông của Đại học Nam Kinh, Trung Quốc, nhận xét Tổng thống Duterte có thể theo đuổi lập trường mềm mỏng hơn người tiền nhiệm Aquino về tranh chấp biển Đông nhưng vẫn chưa rõ quan điểm của ông đối với phán quyết sắp tới của PCA.
Hôm 1-7, Trung Quốc một lần nữa nhấn mạnh nước này không công nhận phán quyết của PCA – sẽ được công bố vào ngày 12-7 tới. Bắc Kinh cho rằng tòa án không có thẩm quyền để ra phán quyết cuối cùng. Các phán quyết tương tự của PCA trong quá khứ cũng không mang tính ràng buộc.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cách đây 2 ngày tuyên bố PCA không có thẩm quyền về vụ kiện Philippines cũng như các vấn đề liên quan. “Đối với các vấn đề tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải, Trung Quốc không chấp nhận bất kỳ phương tiện và phương án giải quyết nào của bên thứ ba” – ông Hồng nói.
Trong lúc chờ đợi, phương tiện truyền thông Trung Quốc kêu gọi Tổng thống Duterte thể hiện “sự chân thành” về việc cải thiện mối quan hệ bằng cách tham gia các cuộc đàm phán song phương về biển Đông.
Tại cuộc họp nội các đầu tiên hôm 30-6, nhà lãnh đạo Philippines nhắc nhở bất kỳ phán quyết của PCA có lợi cho Manila cũng không nên được sử dụng cho mục đích “chế nhạo hoặc phô trương”.
Chuyên gia Ian Storey của Viện Iseas-Yusof Ishak (Singapore) dự đoán trên báo The Straits Times: "Nếu phán quyết bất lợi cho Trung Quốc, nước này có thể đáp trả mạnh, làm căng thẳng tăng cao trong khu vực".
Nhiều nhà nghiên cứu lo ngại Trung Quốc có thể thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Đông hoặc cải tạo bãi cạn Scarborough của Philippines. "Tuy nhiên, cũng có thể phán quyết sẽ giữ thể diện một chút cho Trung Quốc bằng cách không xem xét đường chín đoạn" - ông Storey nói.
Cận kề PCA, Mỹ càng mạnh tay, Trung Quốc càng run
Gần tới ngày phán quyết, My càng đưa ra những biện pháp mạnh tay hơn còn Trung Quốc có phần 'mạnh mồm' phản đối nhưng chỉ càng làm lộ rõ sự thật rằng họ đang run.
Ngày 29/6 phát biểu trong một cuộc hội thảo tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở thủ đô Washington, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thủy quân Lục chiến Mỹ, Trung tướng John Wissler cho biết sẽ chuyển một trong những đơn vị thủy quân lục chiến viễn chinh được trang bị tốt nhất từ bờ biển miền Tây nước này tới khu vực tiến hành các cuộc tuần tra quanh châu Á-Thái Bình Dương trước năm 2019, bao gồm một nhóm 3 tàu đổ bộ tại khu vực Thái Bình Dương, cùng với với 2.500 lính thủy đánh bộ và thủy thủ.
Mỹ sẽ chuyển một trong những đơn vị thủy quân lục chiến viễn chinh được trang bị tốt nhất tới khu vực tiến hành các cuộc tuần tra quanh châu Á-Thái Bình Dương
Theo Tướng John Wissler, Mỹ sẽ không chỉ có lực lượng triển khai hiện nay với các tàu chiến đóng tại Nhật Bản, trong tương lai Hải quân Mỹ sẽ được tăng cường năng lực đổ bộ để tiến hành các chuyến tuần tra kéo dài 90 ngày tại châu Á-Thái Bình Dương và khu vực xung quanh.
Theo Tướng John Wissler, trọng tâm của chiến lược triển khai mới này là thiết lập một sự hiện diện mạnh mẽ hơn tại Đông Á. Nhóm đổ bộ bổ sung sẽ giúp cho lực lượng Thủy quân Lục chiến và Hải quân Mỹ có hoạt động ở quy mô rộng lớn hơn.
Trước đó, bắt đầu từ ngày 22/6, Mỹ đã điều ba tàu khu trục hiện đại nhất trong Hải quân Mỹ tới biển Đông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, cảnh giới.
Hải quân Mỹ cho biết, đây là chuyến tuần tra thường lệ, triển khai Nhóm hành động nổi Thái Bình Dương (PAC SAG), tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương.
Sáng kiến PAC SAG của Mỹ nhằm tận dụng các tàu khu trục hiện đại này nhằm phản ứng nhanh với bất kỳ tình huống nào trong khu vực.
Khi nói về điều này, hải quân Mỹ tuyên bố "sẵn sàng chiến đấu bảo vệ an ninh trên biển", đối đầu với "những hành vi hải tặc và hành vi vi phạm, thách thức luật quốc tế".
Được biết cả ba tàu này đều trang bị hệ thống tên lửa phòng thủ Aegis tối tân.
Sự xuất hiện của các tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường của Mỹ tại Biển Đông như lời cảnh báo của Bộ Ngoại giao Mỹ tới Trung Quốc rằng không nên có hành động khiêu khích trong khu vực liên quan tới phán quyết sắp tới của Tòa Trọng tài Thường trực trong vụ Philippines kiện Trung Quốc về những đòi hỏi chủ quyền phi lý tại Biển Đông.
PCA ấn định ngày 'định tội', Trung Quốc lo lắng
Hôm 29/6, Tòa án Trọng tài Thường trực Liên Hợp Quốc (PCA) ở La Hay (Hà Lan) đã ấn định ngày ra phán quyết vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan đến các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. Cùng ngày, Bắc Kinh tiếp tục đưa ra phản ứng của mình.
Hôm 29/6, Tòa án Trọng tài Thường trực Liên Hợp Quốc (PCA) ở La Hay (Hà Lan) đã ấn định ngày ra phán quyết vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan đến các tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.
Theo đó, vào khoảng 11 giờ giờ địa phương (16 giờ giờ Việt Nam) ngày 12/7 tới tòa án này sẽ phán quyết vụ kiện "đường lưỡi bò" mà Trung Quốc ngang nhiên vạch ra trên Biển Đông để phục vụ cho tham vọng chủ quyền quá đáng của mình.
Trước đó, PCA cho biết qua xem xét đơn kiện của Manila, tòa án đã bác bỏ luận cứ của Trung Quốc cho rằng, vụ tranh chấp trên thực tế không thuộc quyền tài phán của PCA.
Đáp lại, trong một tuyên bố dài đưa ra hôm 29/6, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi ngang nhiên cho biết, viện Manila đơn phương đệ đơn kiện lên PCA là vi phạm luật pháp quốc tế và Bắc Kinh sẽ không chấp nhận bất cứ giải pháp giải quyết tranh chấp bắt buộc nào.
Trong một bài bình luận bằng tiếng Anh, hãng thông tấn Tân Hoa Xã của Trung Quốc khẳng định rằng, vụ việc này sẽ chỉ làm cho cuộc tranh chấp xấu đi.
"Manila không nhận thấy rằng, phán quyết của tòa sẽ chỉ làm cho Biển Đông thêm rắc rối, không đem lại lợi ích cho các bên liên quan", bài báo có đoạn viết.
Trước đó, các nhà ngoại giao, học giả Trung Quốc nhiều lần tuyên bố rằng Bắc Kinh không có nghĩa vụ tuân thủ phán quyết của tòa trọng tài Liên Hợp Quốc, bởi họ cho rằng thẩm quyền xét xử của tòa án này không bao gồm các tranh chấp về "chủ quyền hay lãnh thổ".
Các quan chức Trung Quốc còn ngang nhiên nói rằng việc phớt lờ phán quyết của PCA là hành động cần thiết để "bảo vệ và duy trì luật pháp quốc tế", đồng thời cáo buộc ngược Philippines đã "vi phạm" luật pháp quốc tế khi tiến hành vụ kiện.
Như vậy, gần tới ngày phán quyết, Mỹ càng đưa ra những biện pháp mạnh tay hơn, thậm chí còn đưa ra kế hoạch lớn trong vòng 3 năm. Còn Trung Quốc có phần 'mạnh mồm' liên tục lên tiếng phản pháo về phán quyết của PCA.
Trung Quốc làm vậy là đang tự mâu thuẫn với chính mình, một mặt ngang nhiên tuyên bố về chủ quyền của mình trên Biển Đông và đưa ra các chứng cứ giải thích chủ quyền, nhưng mặt khác lại rất sợ quốc tế hóa giải quyết tranh chấp ở Biển Đông và lo lắng khi vấn đề được đưa ra Tòa án luật biển quốc tế phán quyết. Càng như vậy, Trung Quốc càng làm lộ cái đuôi sai trái của mình mà thôi.
Trung Quốc kêu gọi Philippines giải quyết tranh chấp bằng đàm phán
Trung Quốc ngày 1/7 đã kêu gọi Philippines phối hợp với nước này sử dụng sức mạnh của đàm phán để giải quyết những tranh chấp trên Biển Đông.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi. Ảnh: AP/TTXVN
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đưa ra tuyên bố trên tại một cuộc họp báo thường kỳ nhằm phản ứng với những bình luận của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte trong cuộc họp Nội các đầu tiên của ông này sau khi tuyên thệ nhậm chức ngày 30/6.
Ông Hồng Lỗi nêu rõ: "Tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines chỉ có thể được giải quyết thông qua đàm phán song phương trên cơ sở tôn trọng đầy đủ sự thật lịch sử và phù hợp với luật pháp quốc tế. Chúng tôi hy vọng Philippines có thể làm việc cùng với Trung Quốc và thỏa hiệp lẫn nhau để những tranh chấp này được giải quyết một cách thỏa đáng".
Cùng ngày, người phát ngôn của tổng thống Philippines Ernesto Abella cho biết ông Duterte muốn một "cuộc thảo luận" với Trung Quốc về Biển Đông nhằm đạt được "mối quan hệ hai bên cùng thắng" với quốc gia này.
Trước thềm Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ra phán quyết về vụ kiện của Philippines liên quan tới “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc vạch ra gần liếm trọn Biển Đông, Tổng thống Rodrigo Duterte đã nêu điều kiện để đối thoại với Trung Quốc. Nếu trong 2 năm sau khi PCA ra phán quyết mà phía Philippines không có lợi gì từ phán quyết đó, ông Duterte sẽ cùng Trung Quốc khởi động lại đối thoại song phương giải quyết tranh chấp liên quan.