Sách trắng Nhật Bản cảnh báo Trung Quốc hung hăng ở biển Đông
Trung Quốc diễn tập bắn đạn thật trên Biển Đông
Phe đối lập yêu cầu Thủ tướng Malaysia nghỉ phép
Cảnh sát Pháp phát hiện vũ khí trong nhà nghi can vụ khủng bố ở Nice
Liên quân ra tối hậu thư 48 giờ để IS buông súng, 'nộp thành'
Tin thế giới đọc nhanh chiều 20-07-2016
- Cập nhật : 20/07/2016
Phán quyết của PCA giải quyết về lâu dài tranh chấp tại Biển Đông
Tàu đánh cá Trung Quốc neo đậu tại bãi đá ngầm Chữ Thập thuộc chủ quyền Việt Nam ngày 17/7/2012. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Sự kiện Tòa Trọng tài thường trực (PCA) tại La Haye (Hà Lan) ra phán quyết về vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc liên quan các tranh chấp tại Biển Đông tiếp tục là chủ đề được dư luận thế giới quan tâm.
Các chuyên gia chính trị quốc tế đều đánh giá cao ý nghĩa của phán quyết này và nhấn mạnh phán quyết sẽ giúp giải quyết về lâu dài tranh chấp tại Biển Đông.
Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Singapore, chuyên gia Malcolm Cook thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, đánh giá rằng phán quyết của PCA, với việc bác bỏ yêu sách “đường 9 đoạn” và kết luận về các thực thể tại Biển Đông, không chỉ có ý nghĩa với Philippnes mà còn ý nghĩa đối với Trung Quốc và cả khu vực.
Sau phán quyết của Tòa, Trung quốc đang phải đối với mặt với thách thức lớn là làm thế nào để thay đổi cách tiếp cận với vấn đề Biển Đông.
Cùng đánh giá về phán quyết của PCA, tiến sỹ Lê Hồng Hiệp, thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, cho rằng có thể coi đây là một cột mốc lịch sử trong tiến trình tranh chấp Biển Đông từ trước tới nay, vì đây là lần đầu tiên một quốc gia đã sử dụng các công cụ pháp lý để thách thức các yêu sách của một quốc gia khác tham gia vào tranh chấp này.
Theo tiến sỹ Hồng Hiệp, ý nghĩa quan trọng của phán quyết thể hiện ở chỗ nó đã làm sáng tỏ một số các yêu sách của các bên liên quan, qua đó có thể thúc đẩy các bên hướng tới khả năng giải quyết được cuộc xung đột này về lâu dài.
Đặc biệt, phán quyết của Tòa đã giúp thu hẹp đáng kể phạm vi tranh chấp ở trên Biển Đông, nhất là các tranh chấp liên quan tới yêu sách của Trung Quốc xung quanh đường lưỡi bò và các thực thể ở quần đảo Trường Sa.
Cụ thể, Tòa đã ra phán quyết tuyên bố rằng các yêu sách của Trung Quốc đối với các quyền lịch sử trong phạm vi "đường 9 đoạn" là đi ngược lại Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982, vì vậy nó không có giá trị pháp lý.
Một điểm nữa là Tòa xác nhận rằng không có một thực thể nào ở quần đạo Trường Sa có đủ điều kiện để coi là một đảo có khả năng duy trì sự sống của con người, cũng như khả năng duy trì đời sống kinh tế riêng theo quy định của điều 121 của UNCLOS 1982, chính vì vậy không có thực thể nào ở trong quần đảo Trường Sa được hưởng vùng đặc quyền kinh tế lên tới 200 hải lý, mà chỉ có tối đa được hưởng vùng lãnh hải 12 hải lý. Vì vậy nó đã làm giảm đáng kể các chồng lấn trong các yêu sách của các bên ở trên Biển Đông.
Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp cho rằng phán quyết của PCA có tác động tới đâu còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có việc tuân thủ của các bên. Tuy nhiên, có thể khẳng định phán quyết của PCA là một bước ngoặt trong tranh chấp Biển Đông và có thể góp phần hóa giải bài toán phức tạp này về lâu dài.
Liên quan đến phán quyết của PCA, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình hôm 12/7 đã tuyên bố "Việt Nam hoan nghênh việc Tòa trọng tài đã đưa ra phán quyết cuối cùng ngày 12/7. Việt Nam sẽ có tuyên bố về nội dung phán quyết. Việt Nam một lần nữa khẳng định lập trường nhất quán của mình về vụ kiện này như đã được thể hiện đầy đủ trong Tuyên bố ngày 05/12/2014 của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Tòa trọng tài."
"Trên tinh thần đó, Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, bao gồm các tiến trình ngoại giao và pháp lý, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực theo quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, tôn trọng nguyên tắc thượng tôn pháp luật trên các vùng biển và đại dương."
"Nhân dịp này, Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chủ quyền đối với nội thủy và lãnh hải, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam được xác định phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, cũng như tất cả các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam liên quan đến các cấu trúc địa lý thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa"./. (VN+)
Lòng tin vào Chính phủ Pháp giảm mạnh
Trong một điều tra dư luận sau vụ tấn công khủng bố ở Nice, 67% người được hỏi cho biết không còn tin tưởng vào Tổng thống Hollande cũng như chính phủ của ông trong việc chống khủng bố.
Nếu so với bốn cuộc thăm dò dư luận trước đó cũng do IFOP (Cơ quan nghiên cứu dư luận xã hội Pháp) thực hiện cho báo Le Figaro trong khoảng thời gian từ 8-1-2015 đến 5-1-2016, tỉ lệ người dân tin tưởng vào chính phủ và tổng thống trong vấn đề này nằm trong khoảng 49-51%. Như vậy, sau vụ tấn công ở Nice, Chính phủ Pháp đã đánh mất ít nhất 16 điểm phần trăm lòng tin với người dân trong 6 tháng qua.
Vụ tấn công ở Nice xảy ra sau 8 tháng tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tiến hành loạt tấn công sát hại 130 người tại Paris và sau 18 tháng xảy ra loạt tấn công khủng bố nhằm vào tòa soạn tạp chí biếm Charlie Hebdo và siêu thị của người Do Thái làm chết 17 người.
Kết quả thăm dò cũng cho thấy một nửa dân Pháp tin rằng đất nước của họ đang trong tình trạng chiến tranh, đồng thời 81% số người được hỏi cho biết họ sẵn sàng chấp nhận những quy định kiểm soát và hạn chế khắt khe hơn về tự do cá nhân để được bảo vệ.
Trong vụ tấn công ở Nice xảy ra tuần trước, báo cáo điều tra của Quốc hội Pháp cũng đã chỉ ra vô số thiếu sót của cơ quan tình báo nước này.
Sau vụ tấn công khủng bố ở Nice, cựu tổng thống Nicolas Sarkozy lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ Chính phủ Pháp đã không hành động đủ để đảm bảo an ninh cho đất nước.
Ông Sarkozy kêu gọi cần thực thi những biện pháp quyết liệt như trục xuất khỏi Pháp những công dân nước ngoài có liên hệ với Hồi giáo cực đoan.
Ngày 18-7, nước Pháp đã cử hành một phút mặc niệm vào giữa trưa để tưởng niệm 84 nạn nhân thiệt mạng ở Nice. Chuông nhà thờ trên cả nước cùng vang lên vào thời khắc đó. Cho tới nay 85 người vẫn phải điều trị trong bệnh viện, trong đó 18 người vẫn ở tình trạng rất nguy kịch.
Công tác xác minh nhân thân những thi thể trong vụ tấn công vẫn đang được nhà chức trách tiến hành cẩn thận để tránh tối đa sai sót. Nhiều thân nhân người bị nạn vẫn đang sốt ruột chờ tin tức người nhà bởi cho tới nay vẫn chỉ có 35 thi thể được nhận diện.
Theo Bộ trưởng nội vụ Pháp Bernard Cazeneuve, các nhà điều tra vẫn chưa tìm ra manh mối nào cho thấy mối liên hệ giữa kẻ tấn công Mohamed Lahouaiej-Bouhlel với IS như lực lượng này đã tuyên bố nhận trách nhiệm.
Tới ngày 18-7, đã có 6 nghi can liên quan bị bắt giữ. Trong đó có nghi can người Albania 38 tuổi được cho là đã cung cấp khẩu súng ngắn mà Lahouaiej-Bouhlel sử dụng để bắn trả cảnh sát trước khi bị tiêu diệt.
Mỹ sẽ thiết lập 5 căn cứ quân sự ở khu vực người Kurd tại Iraq
Lực lượng quân sự Mỹ tại Iraq. (Nguồn: AP)
Một nguồn tin người Kurd ngày 18/7 tiết lộ Mỹ dự tính sẽ thiết lập 5 căn cứ quân sự ở khu vực người Kurd tại Iraq như một phần trong thỏa thuận an ninh mà nước này đã ký với Chính phủ Khu vực người Kurd tại Iraq (KRG).
Nguồn tin yêu cầu giấu tên cho biết, một căn cứ sẽ được thành lập ở khu vực Atroush, hai căn cứ khác ở Harir, cùng hai căn cứ lớn nhất ở Erbil và Duhok.
Nguồn tin được dẫn lời nói: "Dựa trên biên bản ghi nhớ (MoU), người Mỹ sẽ trả lương cho các lực lượng Peshmerga cũng như huấn luyện và trang bị cho các lực lượng này trong 10 năm."
Trước đó, Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 14/7 đã ký kết MoU với Bộ các lực lượng Peshmerga của KRG nhân chuyến thăm Iraq của quyền Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách các vấn đề an ninh quốc tế Elissa Slotkin./.