3/4 dân Philippines lo ngại Trung Quốc
Nhật hỗ trợ Ấn Độ phát triển quần đảo chiến lược
Thuốc kháng sinh của Abbott bị cấm bán tại Ấn Độ
Nga - châu Âu bắt đầu tìm kiếm sự sống sao Hỏa
Nhiều người Việt ở Mỹ nói 'không' với tỉ phú Donald Trump
Tin thế giới đọc nhanh chiều 14-03-2016
- Cập nhật : 14/03/2016
Nhật - Ấn hợp tác đầu tư chiến lược ở Ấn Độ Dương
Dự án đầu tiên giữa Nhật và Ấn Độ ở Ấn Độ Dương là nhà máy điện trên đảo Nam Andaman - Ảnh minh họa: AFP
Thổ Nhĩ Kỳ không kích, 67 người Kurd ở Iraq thiệt mạng
14 máy bay ném bom F-16 và F-4 của Thổ Nhĩ Kỳ trong tuần đã đánh trúng các trại đóng quân và cơ sở hạ tầng của đảng Công nhân người Kurd (PKK), AFP hôm nay dẫn lại tuyên bố của lực lượng này đưa ra với truyền thông địa phương.
Đây là cuộc tấn công đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ chống lại PKK ở Iraq nhằm trả đũa vụ đánh bom tự sát ở Ankara khiến 29 người thiệt mạng hôm 18/2. Vụ tấn công nhắm vào đoàn xe gồm 5 xe bus chở các quân nhân Thổ Nhĩ Kỳ, do Lực lượng Chim ưng tự do người Kurd (TAK) nhận trách nhiệm, có liên quan tới PKK.
Thổ Nhĩ Kỳ trong các tháng gần đây bắt đầu tiến hành cuộc tấn công tổng lực vào PKK, lực lượng bị cho là đấu tranh đòi quyền tự trị. Sau hơn hai năm ngừng bắn, các vụ đụng độ chết người tái phát trong năm ngoái giữa các lực lượng an ninh Ankara và PKK ở khu vực đông nam do người Kurd kiểm soát.
Thổ Nhĩ Kỳ tháng trước nã pháo sang khu vực người Kurd ở Syria và đe dọa mở rộng chiến dịch, bao gồm các cuộc không kích. Ankara cũng nhắm vào Các Đơn vị Bảo vệ Nhân dân (YPG), lực lượng bị coi là nhóm khủng bố liên quan đến PKK, bất chấp đồng minh là Washington ủng hộ nhóm này.
Hàng loạt tên lửa do Mỹ sản xuất “biến mất” ở Syria
Phong trào Mặt trận Al-Nusra liên hệ với tổ chức khủng bố Al-Qaeda đã chiếm được nhiều căn cứ và thu giữ vũ khí của nhóm phiến quân "Sư đoàn 13" thuộc lực lượng Quân đội Syria Tự do (FSA) do Mỹ hậu thuẫn.
Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria (SOHR) hôm 13-3 cho biết cuộc giao tranh ác liệt giữa 2 nhóm này đã diễn ra tại tỉnh Idlib, phía Tây Bắc Syria, khiến 6 tay súng thiệt mạng, 40 người bị thương trong khi hàng chục người khác bị bắt làm tù binh.
Theo báo cáo, 2 xe bọc thép thuộc FSA bị phá hủy và các tay súng buộc phải rời khỏi căn cứ, chỉ huy của Sư đoàn 13 cũng mất tích. Cả Mặt trận Al-Nusra lẫn Sư đoàn 13 đều cáo buộc đối phương tấn công vào các căn cứ của mình trước.
Sư đoàn 13 cho biết phiến quân Al-Nusra đã đột kích các căn cứ của họ và trộm cắp thiết bị vũ khí ở thị trấn Maarat al-Numan, tỉnh Idlib. Thêm vào đó, Al-Nusra đã đánh đuổi nhóm này ra khỏi 3 thị trấn lân cận và thu giữ các tên lửa chống tăng do Mỹ sản xuất.
Căng thẳng giữa Al-Nusra và FSA gia tăng trong những tháng gần đây. Trong khi đó, một cuộc giao tranh khác đã nổ ra giữa tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và các tay súng vũ trang gần một ngôi làng ở vùng ngoại ô phía Bắc tỉnh Aleppo và vùng Hasakah.
Những cuộc đụng độ xảy ra chỉ một ngày trước khi các bên tham chiến tại Syria đang chuẩn bị cho cuộc đàm phán hòa bình mới do Liên Hiệp Quốc làm trung gian diễn ra vào ngày 14-3 tại TP Geneva - Thụy Sĩ.
Mỹ, Pháp tố chính phủ Syria muốn phá đàm phán hòa bình
Ngoại trưởng Pháp Jean-Marc Ayrault (trái) và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tố chính phủ của ông Assad muốn phá cuộc đàm phán hòa bình của Syria - Ảnh: Reuters
Trung Quốc muốn viện trợ cho Afghanistan để làm gì?
Báo Wall Street Journal cho biết đề nghị trên được đưa ra trong chuyến thăm cấp cao hiếm hoi của tướng Phòng Phong Huy, Tổng tham mưu trưởng quân đội TQ, hồi cuối tháng trước.
Trong buổi yết kiến Tổng thống Ashraf Ghani, tướng Phòng Phong Huy bày tỏ hy vọng TQ có thể tăng cường hợp tác với Afghanistan về an ninh và chống khủng bố. Đề nghị đó rõ ràng bao gồm triển vọng tiếp nhận viện trợ quân sự từ Bắc Kinh.
Ông Mohammad Radmanish, phó phát ngôn Bộ Quốc phòng Afghanistan, nói với Wall Street Journal rằng tính chất chính xác của khoản viện trợ trên chưa được xác định, tuy nhiên một ủy ban của chính phủ đã được giao nhiệm vụ lập danh sách đề nghị có thể bao gồm vũ khí hạng nhẹ, phụ tùng máy bay và quân phục.
Trong lịch sử, TQ chỉ giới hạn viện trợ cho Afghanistan trong khuôn khổ viện trợ nhân đạo và kinh tế ở mức độ khiêm tốn. Khi TQ bắt đầu ngỏ lời cung cấp viện trợ quân sự như trong cuộc gặp mùa hè năm ngoái giữa Tổng thống Ashraf Ghani và Chủ tịch Tập Cận Bình, phía Bắc Kinh cũng chỉ nói đến viện trợ trong phạm vi huấn luyện và tiếp tế.
Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (Thụy Điển) ghi nhận không có bất kỳ thỏa thuận vũ khí lớn nào của TQ với Afghanistan từ năm 2001. Dù vậy, theo chuyên san The Diplomat (Nhật), điều này không có nghĩa TQ không quan tâm đến Afghanistan.
Tình trạng bất ổn ngày một nghiêm trọng và sự trỗi dậy của Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng là các tác nhân thúc ép Bắc Kinh thể hiện vai trò chủ động hơn ở Afghanistan. Nguyên do vì TQ lo ngại Afghanistan trở thành nơi trú ẩn an toàn của các nhóm chiến binh người dân tộc Duy Ngô Nhĩ vốn tìm cách tổ chức tấn công bên trong TQ nhằm theo đuổi giấc mơ độc lập cho Tân Cương.
Ngay cả nếu bạo lực từ Afghanistan không lan sang TQ thì cũng có thể đe dọa dự án “Con đường tơ lụa” của TQ. Báo Wall Street Journal dẫn lời ông Barnett Rubin, nguyên cố vấn về Afghanistan của Bộ Ngoại giao Mỹ, chuyên gia cao cấp tại ĐH New York, nhận định: “TQ xem an ninh và ổn định của Afghanistan là quan trọng với an ninh nội địa lẫn tăng trưởng kinh tế TQ”.
Cho đến nay, chiến lược của TQ nhằm bảo đảm ổn định lâu dài ở Afghanistan là vận dụng ảnh hưởng ngoại giao qua đàm phán bốn bên (Afghanistan, Pakistan, TQ và Mỹ) về tiến trình hòa bình giữa chính phủ Afghanistan với Taliban. Tuy nhiên, hòa đàm đến nay vẫn chưa thành công.
Lời ngỏ cung cấp viện trợ quân sự cho Kabul mà tướng Phòng Phong Huy vừa đưa ra có thể là cách Bắc Kinh phản ứng với tình hình nỗ lực ngoại giao thiếu tiến triển.
Khi nói đến vấn đề chống khủng bố ở nước ngoài, “sách” của TQ là giúp tăng cường năng lực nội tại của các nước có rủi ro. Theo The Diplomat, riêng với Afghanistan, TQ sẽ phải nỗ lực duy trì sự cân bằng mong manh, nếu không khoản viện trợ cho Kabul có thể phá hỏng quan hệ giữa Bắc Kinh với Taliban và đe dọa tiến trình đàm phán hòa bình không mấy suôn sẻ hiện nay.