tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh tối 13-03-2016

  • Cập nhật : 13/03/2016

Trung Quốc nhờ Hồng Kông giúp bắt quan tham

hong kong duoc xem la cua ngo cac quan chuc trung quoc sau khi pham toi lua chon de tron ra nuoc ngoai - anh: reuters

Hồng Kông được xem là cửa ngõ các quan chức Trung Quốc sau khi phạm tội lựa chọn để trốn ra nước ngoài - Ảnh: Reuters

Đối mặt với những khó khăn trong chiến dịch bắt quan chức tham nhũng tẩu thoát ra nước ngoài, giới chức Trung Quốc lên tiếng kêu gọi sự giúp đỡ từ Hồng Kông.
Bên lề cuộc họp Quốc hội Trung Quốc hôm 11.3, tân giám đốc Cục hợp tác quốc tế của Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương Trung Quốc, ông Liu Jianchao kêu gọi giới chức Hồng Kông tham gia giúp đỡ Bắc Kinh bắt quan tham, vì Hồng Kông được xem là cửa ngõ các quan chức sau khi phạm tội lựa chọn để trốn ra nước ngoài.
Theo ông Liu, Ủy ban độc lập chống tham nhũng Hồng Kông có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động này trong thời gian dài. "Chúng tôi cũng đã làm việc với nhau để trấn áp tội phạm xuyên biên giới, và tôi nghĩ rằng chúng tôi có tiềm năng biết thêm về điều này", ông Liu nói, theo South China Morning Post.
Ông Liu không cho biết có bao nhiêu trường hợp quan tham được cho là dùng cửa ngõ Hồng Kông để trốn ra nước ngoài, nhưng nói rằng họ đã “thông qua nhiều kênh và nhiều cách” để tẩu thoát.
Chuyên gia về quản trị thuộc đại học Bắc Kinh Zhuang Deshui cho biết đề nghị hơp tác của ông Liu cho thấy các cơ quan chống tham nhũng Trung Quốc đã có một số bằng chứng quan chức tham nhũng chuyển tiền qua đặc khu hành chính này.
"Vấn đề này đặt ra những thách thức mới cho đại lục và Hồng Kông, và hai bên cần tăng cường hợp tác để cắt nguồn vốn chảy ra và đường thoát của các quan chức tham nhũng", ông Zhuang nói.
Trung Quốc đang thực hiện chiến dịch chống tham nhũng theo chỉ đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình. Chiến dịch này gặp khó khăn vì nhiều quan tham sau khi vơ vét túi tham đã trốn chạy ra nước ngoài, trong khi các cơ quan chống tham nhũng Trung Quốc không có khả năng vươn ra các nước để yêu cầu hợp tác, đặc biệt là ở Mỹ và châu Âu.
Việc Trung Quốc không có hiệp định dẫn độ với nhiều nước là nguyên nhân khiến cho chiến dịch săn lùng quan tham ở nước ngoài của Bắc Kinh trở nên bất khả thi.
Chưa rõ có bao nhiêu quan chức Trung Quốc tham nhũng trốn ra nước ngoài bị bắt và dẫn độ về nước. Một báo cáo hồi năm 2015 cho biết Bắc Kinh công bố danh sách hơn 100 quan chức trốn ra nước ngoài bị săn lùng. Báo chí Trung Quốc cho biết trong năm 2015 có hơn 300.000 quan chức bị kỷ luật trong chiến dịch chống tham nhũng so với 400.000 người của cả 2 năm 2013 và 2014.

Kiev sẵn sàng "phá nát quan hệ" với Moscow

Theo Báo Độc lập Nga, một nhóm nghị sĩ thuộc các phe phái trong Quốc hội Ukraine đang soạn thảo một dự luật nhằm cắt đứt quan hệ ngoại giao với Nga.

bieu tinh yeu cau tha nu phi cong savchenko

Biểu tình yêu cấu thả nữ phi công Savchenko

Đây là thời điểm Nga tuyên án đối với nữ phi công người Ukraine - Nadia Savchenko, người bị cáo buộc gây ra cái chết của 2 nhà báo Nga là Igor Kornelyuk và Anton Voloshin.

Trước đó, tại nhiều thành phố lớn ở Ukraine, hàng trăm người đã tổ chức mít tinh, biểu tình ủng hộ nữ phi công Savchenko. Ở thủ đô Kiev, hàng trăm người đã tụ tập, biểu tình tại Quảng trường Độc lập và khu vực bên ngoài Đại sứ quán Nga.

Trước đó, ngày 9/3, khoảng 200 người tụ tập bên ngoài sứ quán Nga tại Ukraine, yêu cầu Moscow phải trả tự do cho nữ phi công Savchenko. Những hành động này cho thấy dường như Kiev đã sẵn sàng "phá nát"quan hệ ngoại giao với Nga.

Đa số người dân Ukraine coi nữ phi công Nadia Savchenko như một anh hùng dân tộc. Quá trình xét xử ở Donetsk đã được truyền thông Ukraine theo dõi sát sao.

Trả lời chất vấn của người dân về vụ án Savchenko, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko khẳng định rằng: Trong những ngày gần đây, Ukraine đã bằng mọi cách kêu gọi cộng đồng quốc tế, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và các đồng minh của mình gây áp lực đối với Nga, yêu cầu Moscow phải trả tự do cho nữ phi công Savchenko một cách vô điều kiện.

Tuy nhiên, có vẻ như nỗ lực của chính quyền Ukraine đến nay vẫn không thành công, làm dấy lên một câu hỏi về tính hiệu quả khi Kiev cố duy trì quan hệ ngoại giao với Moscow.

Hiện đã xuất hiện không ít quan điểm cho rằng Ukraine cần cắt đứt quan hệ ngoại giao với Nga.

Sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014, ở Ukraine xuất hiện ý tưởng cắt đứt quan hệ ngoại giao với Nga. Nhưng khi tình hình tại Donbass trở nên phức tạp, chính quyền Kiev cho rằng cần duy trì quan hệ đối thoại với Moscow nhằm tránh nguy cơ nổ ra một cuộc chiến tranh quy mô lớn giữa hai nước.

Trả lời phỏng vấn tờ báo "Zekarrlo Nhedela", Ngoại trưởng Ukraine Pavlo Klimkin cho rằng Kiev đã thực hiện đầy đủ những biện pháp mà Ukraine cho là cần thiết. Trong đó, Quốc hội đã công nhận Nga là kẻ thù xâm lược và toàn bộ nội các Ukraine nhất trí sẽ giải quyết vấn đề này thông qua đàm phán quốc tế.

Ukraine cũng đã rút bớt các đại diện ngoại giao tại Nga, song vấn đề này cần hết sức thận trọng bởi giữa hai nước còn cần giải quyết nhiều vấn đề, trước hết là trong lĩnh vực lãnh sự.

Về cuộc chiến ở Donbass, ông Pavlo Klimkin cho rằng giải quyết vấn đề này không đơn giản và cũng không nên áp dụng các biện pháp theo chuẩn mực thông thường.

Còn theo Alexey Leshchenko - Phó Chủ tịch Viện Gorshenin, các nghiên cứu xã hội học cho thấy người Ukraine có thái độ tiêu cực đối với các nỗ lực ngoại giao của chính quyền Ukraine cũng như đối với Thỏa thuận Minsk.

70% số người được hỏi phản đối quyết định ân xá cho những người bảo vệ Donetsk và Lugansk đồng thời chống lại chính quyền trung ương. Khoảng 55% số người không ủng hộ thực hiện các điều khoản của Thỏa thuận Minsk, cụ thể là các điều khoản cho phép thành lập lực lượng vũ trang ở Donetsk và Lugansk, cũng như cho phép hai vùng đất này thi hành chính sách độc lập và có quyền tự chủ nhiều hơn nữa.

Tuy nhiên, hiện chỉ còn khoảng 34% số người ủng hộ ý tưởng dùng sức mạnh tấn công và lấy lại các vùng lãnh thổ bị Nga chiếm đóng. Năm ngoái, con số này là 44%.


Nhóm chuyên biểu tình chống Đạt Lai Lạt Ma bất ngờ tuyên bố giải tán

thanh vien cua isc chuyen to chuc bieu tinh chong doi dat lai lat ma bat ky noi nao ong den - anh: reuters

Thành viên của ISC chuyên tổ chức biểu tình chống đối Đạt Lai Lạt Ma bất kỳ nơi nào ông đến - Ảnh: Reuters

Một nhóm người chuyên tổ chức biểu tình chống Đạt Lai Lạt Ma ở bất kỳ đâu ông đến, bất ngờ tuyên bố giải tán, chấm dứt chiến dịch chỉ trích lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng này.
Nhóm có tên gọi Cộng đồng Shugden quốc tế (ISC). Các thủ lĩnh của ISC đăng một thông báo trên trang web của mình nói rằng họ quyết định giải tán, không tiếp tục tổ chức chiến dịch chống đối nhằm bôi nhọ uy tín của Đạt Lai Lạt Ma, theo Reuters hôm 11.3.
Cùng với thông báo trên, từ 10.3 tổ chức này cũng đóng luôn trang web lâu nay vẫn kêu gọi mọi người tham gia tẩy chay lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng. ISC không giải thích lý do của việc ngưng hoạt động cũng như đóng trang web. Reuters cố liên lạc với người phát ngôn của ISC Len Foley, người đứng tên trong thông báo, nhưng không được.
Thông báo ngưng hoạt động của ISC được cho là được đưa ra sau bài phóng sự điều tra của Reuters thực hiện hồi tháng 12.2015. Theo đó, ISC được sự hỗ trợ từ đảng Cộng sản Trung Quốc chuyên tổ chức những chiến dịch biểu tình phản đối và nói xấu Đạt Lai Lạt Ma tại bất kỳ nơi đâu ông xuất hiện.
ISC là công cụ để Trung Quốc hạ uy tín của lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng. Lama Tseta, một nhà sư và là cựu thành viên của phong trào Shugden có trụ sở tại Ấn Độ và Nepal nói với Reuters rằng Ban công tác mặt trận thống nhất của Trung Quốc chỉ đạo các chiến dịch chống đối cho nhóm. Bắc Kinh luôn cáo buộc Đạt Lai Lạt Ma là “phần tử phản động, ly khai” nhưng luôn bị Đạt Lai Lạt Ma bác bỏ.
Trước vụ đóng cửa ngưng hoạt động của ISC, Đạt Lai Lạt Ma nói rằng ông biết thông tin này nhưng không rõ lý do vì sao. “Bài báo thật hữu ích đã hoàn thành nhiệm vụ”, ông trả lời Reuters với hàm ý nói đến bài phóng sự điều tra mà theo ông có thể là lý do.
ISC được thành lập ở California, Mỹ như một tổ chức từ thiện. Từ năm 2014, những người phát ngôn của ISC nói rằng họ có nhiệm vụ tổ chức các cuộc chống đối nhưng phủ nhận có mối liên hệ với Bắc Kinh hay đảng Cộng sản Trung Quốc.
Trước câu hỏi của Reuters về sự hỗ trợ của đảng Cộng sản Trung Quốc cho phái Dorje Shugden, Bộ Ngoại giao Trung Quốc không trả lời trực tiếp mà thay vào đó nói rằng Đạt Lai Lạt Ma đã hành nghề "độc tài tôn giáo".
Người ủng hộ tham gia ISC là những tín đồ của một giáo phái thờ Dorje Shugden, vị thần trong Phật giáo Tây Tạng. Đạt Lai Lạt Ma khuyên mọi người không nên theo tôn giáo này vì cho rằng đây là vị thần “ác”, tư tưởng có hại cho tín đồ. Trong khi đó các tín đồ Dorje Shugden buộc tội Đạt Lai Lạt Ma - người đoạt giải Nobel Hòa bình, đã 80 tuổi này - là đàn áp họ và muốn chia rẽ Phật giáo Tây Tạng.

Nga và Trung Quốc hối thúc Triều Tiên trở lại đàm phán hạt nhân

Các tuyên bố của Ngoại trưởng Nga, Mỹ được đưa ra chỉ một ngày sau khi Triều Tiên bắn hai tên lửa đạn đạo tầm ngắn xuống biển.

ngoai truong nga sergei lavrov (phai) va bo truong ngoai giao trung quoc vuong nghi. (nguon: afp/ttxvn)

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (phải) và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị. (Nguồn: AFP/TTXVN)


Ngày 11/3, sau cuộc hội đàm tại Moskva, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị đã lên tiếng kêu gọi các bên không làm gia tăng căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên, theo đó hối thúc nối lại các cuộc đàm phán sáu bên về chương trình hạt nhân Triều Tiên đồng thời kêu gọi Bình Nhưỡng tuân thủ nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cấm Triều Tiên thử tên lửa đạn đạo.

Phát biểu tại cuộc họp báo sau hội đàm, ông Lavrov cho biết Nga và Trung Quốc đều ủng hộ việc áp đặt các biện pháp trừng phạt để một mặt ngăn Triều Tiên phát triển chương trình hạt nhân, mặt khác không được dẫn tới gia tăng căng thẳng trong khu vực và không cản trở việc tìm ra giải pháp ngoại giao và chính trị. 

Theo ông Lavrov, các biện pháp trừng phạt đã gửi một thông điệp rất cứng rắn tới Bình Nhưỡng. 

Tuy nhiên, ông nhấn mạnh ngoài các biện pháp trừng phạt của Hội đồng Bảo an, Moskva phản đối việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đơn phương để cô lập hoàn toàn Triều Tiên bởi điều này sẽ khiến nỗ lực nối lại đàm phán sáu bên thất bại. 

Moskva bày tỏ hy vọng Bình Nhưỡng sẽ lắng nghe những yêu cầu của Hội đồng Bảo an và quay lại bàn đàm phán.

Về phần mình, ông Vương Nghị kêu gọi Triều Tiên chấp nhận các nghị quyết của Liên hợp quốc, theo đó dừng tất cả các hoạt động gây mất ổn định bao gồm việc phóng tên lửa. 

Đồng thời, ông kêu gọi tất cả các bên liên quan trở lại bàn đàm phán và ngăn chặn bất cứ động thái nào làm leo thang căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.

Tân Hoa xã dẫn lời ông Vương Nghị nhấn mạnh: "Bảo vệ hoà bình và ổn định trên Bán đảo Triều Tiên là vì lợi ích của tất cả các bên," theo đó, Bắc Kinh ủng hộ một giải pháp chính trị và ngoại giao và sẽ không ngừng nỗ lực để nối lại các cuộc đàm phán sáu bên.

Ông Lavrov và ông Vương Nghị cũng chỉ trích kế hoạch của Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) trên lãnh thổ Hàn Quốc, cho rằng kế hoạch này có thể dẫn tới một cuộc chạy đua vũ trang mới.

Theo quân đội Hàn Quốc, vào khoảng 5 giờ 20 phút (giờ Hàn Quốc - tức 3 giờ 20 phút giờ Việt Nam) ngày 10/3, Triều Tiên đã bắn hai tên lửa đạn đạo tầm ngắn, được cho là tên lửa Scud, từ khu vực Kangwon, tỉnh Bắc Hwanghae. 

Tên lửa đã bay được khoảng 500km trước khi rơi xuống vùng biển phía Đông Triều Tiên. 

Đây là lần đầu tiên Triều Tiên bắn tên lửa đạn đạo tầm ngắn trong năm 2016.


Phần Lan sẽ rời khỏi eurozone?

Vài tuần tới, Quốc hội Phần Lan sẽ tranh luận về việc liệu nước này có nên rút khỏi khu vực các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu (eurozone) hay không.
Reuters dẫn lời một quan chức Phần Lan cho hay quốc hội nước này quyết định tranh luận về vấn đề trên sau một thỉnh nguyện thư với hơn 50.000 chữ ký của người dân. Hiện chưa rõ ngày tổ chức cuộc tranh luận này.
Hãng tin Reuters cho hay cuộc tranh luận khó có thể dẫn đến việc Phần Lan rời khỏi eurozone, khu vực có 18 nước sử dụng chung đồng euro, song số lượng chữ ký của người dân trên thỉnh nguyện thư cho thấy sự thất vọng lớn của người Phần Lan về diễn biến kinh tế đất nước.
Kiến nghị có 53.000 chữ ký đã được chính trị gia Paavo Vayrynen nộp lên. Ông cho rằng Phần Lan sẽ mất vị trí độc lập về kinh tế và chính trị nếu còn tiếp tục là thành viên của eurozone.
“Chúng tôi nên hồi sinh nền kinh tế đất nước bằng cách rời khỏi khu vực eurozone và khôi phục bản tệ riêng của chúng tôi với tỷ giá hối đoái thả nổi. Điều này sẽ giúp chúng tôi phục hồi khả năng cạnh tranh”, ông Vayrynen nói, cho biết thêm rằng ý tưởng đưa Phần Lan rời khỏi eurozone rất phổ biến.
Tuy vậy, thỉnh nguyện thư trên không được bất kỳ phía nào trong Quốc hội ủng hộ, bao gồm cả đảng của ông Paavo Vayrynen. Theo cuộc thăm dò được Eurobarometer công bố hồi tháng 11.2015, 64% người Phần Lan ủng hộ đồng euro. Kinh tế quốc gia Bắc Âu tăng trưởng 0,4% trong năm ngoái sau ba năm sụt giảm.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục