tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh 14-03-2016

  • Cập nhật : 14/03/2016

Mỹ-Hàn tiến hành cuộc tập trận có quy mô lớn nhất

 Mỹ và Hàn Quốc đang tiến hành cuộc tập trận chung với quy mô lớn nhất từ trước tới nay.

Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc dẫn nguồn tin lực lượng lính thủy đánh bộ nước này cho biết Hàn Quốc và Mỹ ngày 12-3 đã tiến hành một cuộc tập trận đổ bộ với quy mô lớn nhất từ trước tới nay tại TP cảng Pohang, thuộc bờ biển phía đông Hàn Quốc trong bối cảnh căng thẳng đang gia tăng trên bán đảo Triều Tiên.

my-han tap tran chung tai tp cang pohang, han quoc hoi 31-3-2014. anh: reuters

Mỹ-Hàn tập trận chung tại TP cảng Pohang, Hàn Quốc hồi 31-3-2014. Ảnh: Reuters

Lực lượng trên thông báo tham gia cuộc tập trận này có 17.200 binh sĩ, trong đó có khoảng 12.200 lính thủy đánh bộ và lính hải quân của Mỹ. 

Nguồn tin cho hay một số tàu lớn của Mỹ như USS Bonhomme Richard và USS Ashland cũng tham gia cuộc tập trận trên.

Cuộc tập trận lần này tập trung vào nội dung sử dụng các lực lượng đặc nhiệm chuyên phá hủy các chướng ngại vật dưới nước - Underwater Demolition Team (UDT) để phá hủy những cơ sở lớn của đối phương. 

Tham gia tập trận còn có Australia và New Zealand. Đây là lần đầu tiên New Zealand tham gia cuộc tập trận kiểu này tại Hàn Quốc và cũng là lần đầu tiên Australia cử quân có số lượng lớn nhất tới cuộc tập trận đổ bộ này.


Mỹ - Hàn theo dõi sát Triều Tiên tìm kiếm tàu ngầm mất tích

Mỹ và Hàn Quốc đang giám sát chặt chẽ quá trình Triều Tiên tìm kiếm con tàu ngầm của nước này mất tích hồi đầu tuần trước.
lanh dao kim jong-un dung tren mot tau ngam cua trieu tien. anh: reuters

Lãnh đạo Kim Jong-un đứng trên một tàu ngầm của Triều Tiên. Ảnh: Reuters

"Chiếc tàu ngầm được cho là mất tích khi đang thực hiện một nhiệm vụ nào đó", hãng thông tấn Yonhap dẫn lời một quan chức quân đội Hàn Quốc giấu tên tiết lộ. Theo ông, động cơ của tàu có thể gặp hỏng hóc dẫn tới việc nó bị chìm hoặc trôi dạt.

Quân đội Hàn Quốc và Mỹ khẳng định họ vẫn theo dõi chặt chẽ mọi nỗ lực tìm kiếm con tàu ngầm mất tích của Triều Tiên.

"Vì những tàu ngầm này đều đã rất cũ nên chúng dễ bị hỏng. Chúng dường như cũng không được bảo dưỡng tốt, dựa vào tình hình kinh tế Triều Tiên hiện nay", quan chức quân đội giấu tên nói.

Con tàu ngầm mất tích thuộc lớp Yugo, dài 21 m, rộng 2,75 m, sử dụng động cơ đẩy điện - diesel. Triều Tiên thường triển khai chúng trong các nhiệm vụ do thám.

Giới chuyên gia ước tính Triều Tiên hiện sở hữu khoảng 70 tàu ngầm, trong đó lớn nhất là tàu lớp Romeo có từ thời Liên Xô và nhỏ nhất là tàu lớp Yugo. Bình Nhưỡng cũng có khả năng nắm trong tay khoảng 40 tàu ngầm lớp Sang-O với lượng giãn nước 325 tấn.

CNN  hôm qua dẫn lời ba quan chức Mỹ giấu tên cho biết quân đội nước này đang theo dõi một tàu ngầm hoạt động ngoài khơi bờ biển phía đông Triều Tiên thì con tàu dừng lại. 

Các vệ tinh do thám, máy bay và tàu Mỹ đã bí mật bám theo nhiều ngày khi hải quân Triều Tiên tìm kiếm tàu ngầm mất tích. Mỹ không rõ liệu tàu bị trôi dạt hay đã chìm. Tuy nhiên, Washington tin rằng nó gặp một loại trục trặc nào đó khi đang diễn tập.


Ấn Độ lo Trung Quốc sắp đưa quân đến Pakistan

Các cơ quan tình báo Ấn Độ hôm 12-3 đã thông báo với Thủ tướng Narendra Modi về việc binh sĩ Trung Quốc sẽ sớm được triển khai ở Pakistan để tăng cường an ninh cho Hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan (CPEC) dài hơn 3.000 km.

Một quan chức cấp cao của Ấn Độ cho biết: “Chúng tôi đang theo dõi sát sao những diễn biến hiện nay. Chúng tôi có thể hình dung được số lượng binh sĩ Trung Quốc có khả năng được bố trí tại Pakistan”.

Hiện Pakistan đã triển khai 3 lữ đoàn bộ binh độc lập và 2 trung đoàn pháo binh để bảo vệ CPEC. Một lữ đoàn có ít nhất 3 trung đoàn và mỗi trung đoàn có khoảng 1.000 binh lính.

CPEC được xem là tuyến đường quan trọng bởi nó nối cảng Gwadar ở tỉnh Balochistan - Pakistan đến khu vực Tân Cương - Trung Quốc.

Hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan (CPEC). Ảnh: The Nation
Hành lang kinh tế Trung Quốc – Pakistan (CPEC). Ảnh: The Nation

Giai đoạn đầu của CPEC có khả năng được triển khai vào tháng 12-2016 và dự kiến hoàn thành sau 3 năm, tạo điều kiện cho Trung Quốc trực tiếp tiếp cận khu vực Ấn Độ Dương và xa hơn nữa.

CPEC có khả năng được sử dụng để vận chuyển nhiên liệu và các sản phẩm dầu mỏ từ khu vực vùng Vịnh vào Trung Quốc, đồng thời giúp rút ngắn được khoảng 12.000 km tuyến đường nhập khẩu năng lượng của Bắc Kinh từ Trung Đông.

Trong chuyến thăm Pakistan hồi tháng 4 năm ngoái, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thỏa thuận việc xây dựng CPEC và cam kết đầu tư 46 tỉ USD cho dự án này.

 Trung Quốc sẽ sớm triển khai binh lính đến Pakistan. Ảnh: Reuters

Trung Quốc sẽ sớm triển khai binh lính đến Pakistan. Ảnh: Reuters

 

Điều đáng nói là CPEC có đi qua khu vực Gilgit-Baltistan thuộc sự kiểm soát của Pakistan tại vùng Kashmir đang tranh chấp với Ấn Độ.

New Delhi trước đó đã phản đối sự hiện diện của binh sĩ Trung Quốc tại Gilgit-Baltistan. Các nguồn tin từ New Delhi cũng cho biết có dấu hiệu Islamabad đang tìm cách sáp nhập khu vực này thành tỉnh thứ 5 của họ. Những động thái của Pakistan nhằm thôn tính Gilgit-Baltistan đến nay đã dẫn đến nhiều cuộc biểu tình trong khu vực và những cuộc trấn áp bạo lực nhằm vào người dân địa phương.


Trung Quốc muốn lập trung tâm tòa án hàng hải quốc tế

Tiếp tục phớt lờ luật pháp quốc tế trên Biển Đông, ngày 13-3, Trung Quốc tuyên bố tham vọng sẽ lập một “trung tâm tòa án hàng hải quốc tế” để bảo vệ chủ quyền và các quyền hàng hải mà họ tự nhận là của mình.

ong chu cuong - anh: tan hoa xa

Ông Chu Cường - Ảnh: Tân Hoa xã

Tân Hoa Xã dẫn báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc tại phiên họp Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc đang diễn ra ở Bắc Kinh cho biết các tòa án trên khắp Trung Quốc đang hợp tác để đưa nước này thành một “cường quốc hàng hải”.

Theo CNN, việc thành lập trung tâm tòa án hàng hải quốc tế cũng là một phần trong phản ứng của Trung Quốc trước việc thiếu sự ảnh hưởng tại các tổ chức quốc tế. Năm 2013, Bắc Kinh đã thành lập Ngân hàng đầu tư hạ tầng châu Á với tham vọng thay thế cho Ngân hàng Thế giới đặt tại Mỹ.
“Chúng ta phải bảo vệ chủ quyền quốc gia của Trung Quốc, các quyền hàng hải và những lợi ích cốt lõi khác - chánh án Chu Cường, người đứng đầu ngành tư pháp Trung Quốc, tuyên bố - Chúng ta phải cải thiện các tòa án hàng hải và xây dựng một trung tâm tòa án hàng hải quốc tế”.

Ông Chu không nói thêm chi tiết về thời gian, địa điểm thành lập trung tâm này cũng như những vụ việc mà nó có thể tiếp nhận. Trung Quốc hiện có tranh chấp hàng hải với Nhật Bản tại khu vực biển Hoa Đông và với các nước láng giềng ASEAN tại Biển Đông.

Báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc đưa ra vài ngày sau khi ngoại trưởng Vương Nghị tiếp tục khẳng định Bắc Kinh sẽ không chấp nhận phán quyết của tòa án quốc tế liên quan đến vụ kiện của Philippines về tranh chấp trên Biển Đông hôm 8-3.

Phán quyết dự kiến sẽ được công bố trong 5-2016.

Trong khi đó, Bắc Kinh liên tục có hành động gây căng thẳng tại Biển Đông, quân sự hóa các đảo nhân tạo mà nước này bồi đắp trái phép, dọa nạt các tàu chiến, máy bay quân sự Mỹ đi qua khu vực trên.

Washington hôm qua cũng lên tiếng chỉ trích gay gắt việc Bắc Kinh mở các đường bay thương mại đến Hoàng Sa.


Obama chỉ trích tỷ phú Trump

Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua chỉ trích người đang dẫn đầu cuộc đua giành vị trí ứng viên tổng thống của đảng Cộng hoà về những ngôn từ gây chia rẽ trong chiến dịch vận động tranh cử.  
tong thong my barack obama (trai), va ty phu donald trump - ung vien tranh cu tong thong thuoc dang cong hoa. anh: eonline

Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái), và tỷ phú Donald Trump - ứng viên tranh cử tổng thống thuộc đảng Cộng hoà. Ảnh: EOnline

Tại một sự kiện gây quỹ của đảng Dân chủ ở Dallas, bang Texas, ông Obama hôm qua thẳng thừng lên án sự "chia rẽ" tỷ phú Donald Trump gây ra trong chiến dịch vận động, bao gồm cả khẩu hiệu "Làm nước Mỹ vĩ đại một lần nữa".

"Chúng ta đang vĩ đại", AFP dẫn lời Obama vặn lại, trong bài phát biểu chỉ một ngày sau khi các cuộc ẩu đả xảy ra tại cuộc vận động tranh cử của ông Trump ở thành phố Chicago. 

"Những người đang tranh cử cần tập trung vào cách làm thế nào để chúng ta giúp đất nước tốt hơn, chứ không phải vào những lời lăng mạ, chế giễu ngoài sân trường và bịa đặt, không phải sự chia rẽ với những lằn ranh về sắc tộc và đức tin, không phải bạo lực chống lại những người Mỹ khác", Obama nói. 

Những lời chỉ trích trực diện hơn bao giờ hết đối với ông Trump thể hiện niềm tin rằng doanh nhân này có thể là trở ngại chính đối với người Dân chủ trước nhiệm kỳ Nhà Trắng thứ ba liên tiếp. 

Sự kiện vận động của ông Trump ở Chicago hôm 11/3 bị huỷ, khi những người phản đối tụ tập bên trong và ngoài nơi tổ chức, một số xô xát với người ủng hộ ứng viên này. Trong đám đông phản đối có nhiều người gốc Phi và Mỹ Latinh, giận dữ trước những tuyên bố phản đối người nhập cư của ông Trump. 


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục