tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh 07-08-2015

  • Cập nhật : 07/08/2015

'Từ bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran sẽ dẫn đến chiến tranh'

Tổng thống Barack Obama ngày 5-8 đã lên tiếng bảo vệ thỏa thuận hạt nhân đã kí với Iran, đồng thời cảnh báo việc từ bỏ thỏa thuận này có thể dẫn đến chiến tranh và phá hủy uy tín của Mỹ.

Nhận định đây là “cuộc tranh luận về chính sách ngoại giao để lại nhiều hệ quả nhất”, Tổng thống Obama cho rằng Quốc hội không nên bị lung lay trước những áp lực đến từ các nhà phê bình mà lịch sử đã chứng minh là sai.

Ông Obama nhấn mạnh: “Quốc hội từ bỏ thỏa thuận này, cũng đồng nghĩa với việc chính quyền Mỹ trước đây đã hoàn toàn cam kết ngăn chặn Iran sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ đối mặt với một nguy cơ: Một cuộc chiến tranh mới ở Trung Đông.”

“Những người đã ủng hộ cuộc chiến tranh với Iraq trước đây hiện giờ cũng đang chống lại thỏa thuận hạt nhân Iran.” Ông Obama lên tiếng kêu gọi các nghị sĩ lựa chọn một chính sách ngoại giao mới quyết liệt hơn.

 

ong obama cho rang viec tu bo thoa thuan hat nhan iran se dan den mot cuoc chien tranh moi o trung dong. (anh: afp)

Ông Obama cho rằng việc từ bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran sẽ dẫn đến một cuộc chiến tranh mới ở Trung Đông. (Ảnh: AFP)

Theo ông Obama, cuộc bỏ phiếu vấn đề hạt nhân Iran lần này có ý nghĩa lớn hơn so với các công việc chính trị khác. “Nếu Quốc hội không chấp thuận thỏa thuận này, Mỹ sẽ mất đi nhiều thứ, chứ không chỉ là những ràng buộc về chương trình hạt nhân Iran hay các lệnh trừng phạt đã thiết lập.”
“Chúng ta sẽ mất đi những điều quý giá như uy tín của Mỹ với tư cách là một lãnh đạo ngoại giao, hay uy tín của Mỹ với tư cách là trụ cột của hệ thống quốc tế.”

Mỹ cảnh báo Trung Quốc chấm dứt 'các hành động đầy vấn đề' ở Biển Đông

 Tại cuộc họp bên lề hội nghị ngoại trưởng ASEAN ở Kuala Lumpur (Malaysia), ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã cảnh báo ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị rằng Trung Quốc cần chấm dứt "các hành động đầy vấn đề" ở Biển Đông, tạo cơ hội cho giải pháp ngoại giao.

ngoai truong my john kerry (trai) va ngoai truong trung quoc vuong nghi tai kuala lumpur - anh: reuters

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) và ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Kuala Lumpur - Ảnh: Reuters

Tờ The New York Times hôm 5.8 đã đưa thông tin trên, dẫn nguồn từ một quan chức ngoại giao cao cấp giấu tên của Mỹ. Quan chức này cũng cho biết ông Kerry đã nói với ông Vương rằng Mỹ rất quan ngại trước hành động bồi đắp quy mô lớn cũng như các hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc trên Biển Đông.

Phát biểu với các nhà ngoại giao sau đó, Ngoại trưởng Kerry tuyên bố ông đã có "cuộc gặp tốt đẹp" với ông Vương Nghị. Ông phát biểu: "Tôi rất hy vọng tại kỳ họp này rằng trong vòng hôm nay và ngày mai, chúng tôi sẽ tìm ra một giải pháp để cùng nhau tiến về phía trước một cách hiệu quả. Chúng tôi muốn đảm bảo an ninh trên các tuyến đường biển và ngư trường quan trọng, và chúng tôi muốn nhìn thấy các tranh chấp trong khu vực được kiểm soát một cách hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế".
 
Trong một diễn biến khác, tại cuộc họp báo chung giữa ông Vương Nghị và Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Tanasak Patimapragorn hôm 5.8, hai ông cho biết ASEAN và Trung Quốc đã đồng ý đẩy nhanh bàn bạc về bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).
Tại cuộc họp, ông Vương cũng tuyên bố các nước không nằm trong khu vực nên kiềm chế các hành động có thể gây căng thẳng hoặc phức tạp thêm vấn đề (?).

IS tung video dọa trả thù thủ tướng Đức

Nhà nước Hồi giáo tung video đầu tiên bằng tiếng Đức thề tấn công khủng bố tại Đức và Áo, đồng thời dọa tìm cách trả thù Thủ tướng Angela Merkel vì làm "máu người Hồi giáo đổ xuống ở Afghanistan".
 
thu tuong duc angela merkel. anh: reuters.

Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ảnh: Reuters.

 

Trong video dài 5 phút, hai phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) nói tiếng Đức kêu gọi người Hồi giáo ở châu Âu gia nhập nhóm cực đoan, "tổ chức thánh chiến" ở Đức và Áo, "giết kẻ ngoại đạo" trong nhà và ngoài xã hội, tờDie Welt hôm qua đưa tin.

Một phiến quân còn nhắc tới Thủ tướng Đức Angela Merkel, dọa trả thù bà. Chúng cho biết đây là sự trả thù cho "máu người Hồi giáo... đổ xuống ở Afghanistan", do Đức tham gia chống khủng bố tại quốc gia này và hỗ trợ vũ khí cho những bên chống IS.

Hai phiến quân sau đó hành quyết hai con tin được cho là binh sĩ chính phủ Syria bằng súng. Truyền thông Đức xác nhận danh tính chúng là Abu Omer al-Almani, đến từ Đức, và Mohamed Mahmoud, còn gọi là Abu Usamah al-Gharib, người Áo.

Mahmoud từng ngồi tù 4 năm tại Áo vì hỗ trợ al-Qaeda sau đó chuyển sang Đức sinh sống và rời nơi đây năm 2012 do lo ngại bị trục xuất. Hắn tiếp tục bị bắt, ngồi tù vài tháng ở Thổ Nhĩ Kỳ rồi gia nhập IS năm 2014. Bộ trưởng Nội vụ Đức Thomas de Maiziere hồi tháng 3 cho biết có 650 công dân nước này đã gia nhập IS.


Trung Quốc 'hoài nghi' hành vi của Triều Tiên

Hãng Thông tấn Hàn Quốc Yonhap ngày 06-08 cho biết, Trung Quốc dường như đang "hoài nghi" về hành vi của Triều Tiên trong bối cảnh căng thẳng song phương gây ra do chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng.

"Tôi cảm thấy Trung Quốc đang hoài nghi Triều Tiên. Bắc Kinh dường như không hài lòng với hành vi của Bình Nhưỡng", Yonhap dẫn lời từ một nguồn tin ngoại giao thân cận Hàn Quốc cho biết.

Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Yun Byung-se và người đồng cấp Trung Quốc, ông Vương Nghị, đã tổ chức cuộc đàm phán 50 phút bên lề Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN trong tuần này.

 

bo truong ngoai giao han quoc yun byung-se va nguoi dong cap trung quoc, ong vuong nghi (anh: asahi)

Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Yun Byung-se và người đồng cấp Trung Quốc, ông Vương Nghị (ảnh: Asahi)

Trong suốt cuộc đàm phán, ông Yun và ông Vương đều nhấn mạnh khả năng tình hình trên bán đảo Triều Tiên có thể chuyển biến theo "hướng rất nhạy cảm" trong những tháng tới và nhất trí tăng cường phối hợp hành động để ngăn chặn tình hình xấu đi, một quan chức Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết.
Được biết, Trung Quốc gần đây đã gặp không ít "phiền toái" trước chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Triều Tiên được cho là sẽ tiến hành một vụ phóng tên lửa tầm xa vào tháng 10 tới để đánh dấu kỷ niệm lần thứ 70 ngày thành lập Đảng Lao động cầm quyền của nước này.

Mỹ tiếp tục sách lược phát triển vùng Hạ lưu sông Mê Kông

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã thông qua kế hoạch hành động mới nhất để phát triển hòa bình khu vực hạ lưu sông Mê Kông ở Đông Nam Á trong năm năm tiếp theo tại một cuộc họp ở Kuala Lumpur, Malaysia.

Ông Kerry giải thích rằng Hoa Kỳ đã cam kết hỗ trợ 100 triệu USD cho "Sáng kiến Hạ lưu sông Mê Kông" (LMI) từ 2009 đến 2015, như là một phần của chính sách tái cân bằng tại khu vực Á-Thái Bình Dương của Tổng thống Barack Obama.

Hôm 5-8, trang web của LMI cho hay: "Cuộc họp cấp Bộ trưởng trong hội thảo LMI lần 8 tại Kuala Lumpur, Malaysia nhấn mạnh sự phát triển xuyên biên giới và các thách thức chính sách mà năm quốc gia tại Hạ lưu sông Mê Kông là Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam đang đối mặt".

 

ngoai truong my john kerry chia se ve ke hoach moi cho"sang kien ha luu song me kong" (lmi)

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry chia sẻ về kế hoạch mới cho"Sáng kiến Hạ lưu sông Mê Kông" (LMI)

Các Bộ trưởng nhóm LMI đã phê duyệt Kế hoạch hành động tổng thể để thực hiện chính sách Sáng kiến Hạ lưu sông Mê Kông 2016-2020 và sẽ tập trung vào lĩnh vực nước, năng lượng, mối tương quan an ninh lương thực, bình đẳng giới và quyền lợi của phụ nữ.

Kế hoạch hành động cũng vạch ra sáu chương trình LMI ưu tiên bao gồm nông nghiệp và an ninh lương thực, kết nối, giáo dục, an ninh năng lượng, môi trường, nước và y tế.
Trang mạng nói trên còn cho biết: "Các Bộ trưởng khẳng định tầm quan trọng khi đưa vấn đề bình đẳng giới vào trong quy hoạch phát triển".
Nhóm LMI thành lập vào năm 2009 thúc đẩy mối quan hệ đối tác đa quốc gia giữa các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và Hoa Kỳ để tạo ra mối quan hệ hợp tác tiểu khu vực trong số năm quốc gia vùng hạ Mekong, theo trang web của tổ chức khẳng định.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục