TQ hối thúc Đài Loan tuân thủ chính sách "một Trung Quốc"
Hơn 100 phần tử khủng bố vượt biên giới Thổ Nhĩ Kỳ tràn vào Syria
Bộ trưởng Singapore đột quỵ khi đang họp
Indonesia điều tra báo cáo thuế của 78 cá nhân trong Hồ sơ Panama
Chiến đấu cơ Anh chặn 3 máy bay quân sự Nga tiếp cận Baltic
Tin thế giới đọc nhanh chiều 12-05-2016
- Cập nhật : 12/05/2016
Nga sắp có tên lửa đủ sức ‘phá hủy một quốc gia’ trong vài giây?
Kênh truyền hình Zvezda của Nga ngày 10-5 báo cáo tên lửa RS-28 Sarmat, được đặt tên Satan 2, sẽ thay thế các tên lửa R-36M thời Liên Xô. Các chuyên gia quân sự NATO trước đây từng gọi R-36M là Satan.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) này được cho là có trọng lượng khoảng 100 tấn. Đây được xem là loại tên lửa mang vũ khí hạt nhân lớn nhất từng được sản xuất trên thế giới và có khả năng mang khoảng 12 đầu đạn hạt nhân.
Với tầm bắn ước tính 10.000 km, tên lửa Sarmat “có khả năng quét sạch một khu vực trên Trái đất có kích thước khoảng bang Texas (Mỹ) hay Pháp”, theo kênh truyền hình Zvezda.
“Theo nghĩa này, tên lửa Sarmat sẽ không chỉ trở thành “người kế nhiệm” của R-36M mà còn, ở mức độ nào đó, quyết định việc ngăn chặn hạt nhân trên thế giới sẽ phát triển theo hướng nào” - kênh truyền hình cho biết.
Zvezda đưa tin tên lửa trên đã được thiết kế với công nghệ tàng hình, cho phép bắn vào một mục tiêu mà không bị các hệ thống radar phát hiện.
Theo báo cáo, Moscow đang lên kế hoạch phóng thử nghiệm loại tên lửa này vào mùa hè năm nay tại Plesetsk Cosmodrome, cơ sở thử nghiệm không gian và phóng tên lửa lớn nhất của Nga. Tên lửa này được cho là đã được phát triển từ năm 2009 và sẽ được đưa vào hoạt động trước năm 2020.
Thủ tướng New Zealand bị mời ra khỏi nghị trường
Sự việc bất ngờ xảy ra hôm qua, 11-5, khi thủ tướng John Key bị chủ tịch quốc hội David Carter mời ra khỏi quốc hội vì tranh biện… quá hăng.
Theo Stuff, đây là lần đầu tiên ông John Key bị mời ra ngoài nghị trường trong tư cách thủ tướng. Tuy nhiên theo BBC, theo biên bản hồ sơ của quốc hội New Zealand, ông từng bị mời ra ngoài 3 lần trước đó trong tư cách nghị sỹ.
Ông John Key bị mời ra ngoài khi vẫn cố tình tranh luận to tiếng với đồng lãnh đạo đảng Xanh James Shaw về một vấn đề liên quan tới tài liệu Panama.
Theo đó, chiều 11-5 ông Shaw chất vấn thủ tướng John Key vì sao ông không xin lỗi các tổ chức nhân đạo như Greenpeace, Chữ thập đỏ và Ân xá quốc tế sau khi đã lôi họ vào vụ tài liệu Panama.
Trước đó ông Key đã sử dụng đặc quyền của quốc hội cáo buộc các tổ chức Greenpeace, Chữ thập đỏ và Ân xá quốc tế có liên quan trong vụ rò rỉ tài liệu Panama, và nghị sỹ Mojo Mathers của Đảng Xanh có một quỹ ủy thác ở nước ngoài.
Theo các nghị sỹ Đảng Xanh, các tổ chức nhân đạo thực chất đã bị những kẻ lừa đảo lạm dụng tên tuổi để che đậy cho số tiền của chúng trong các quỹ ủy thác ở nước ngoài.
Lời qua tiếng lại khi ông John Key bắt đầu to tiếng, chủ tịch quốc hội David Carter yêu cầu ông Key ngồi xuống nhưng ông vẫn không nghe. Bất chấp việc ông Carter yêu cầu dừng lại, ông John vẫn tiếp tục nói rất lớn.
Chủ tịch quốc hội Carter cho rằng ông Key đã phớt lờ nhiều lần cảnh báo của ông: “Tôi đã ra cảnh báo công bằng với ông ấy là ông ấy sẽ được ứng xử theo cách tương tự như các thành viên khác trong quốc hội”.
Ông John Key không phải là thủ tướng đầu tiên bị mời ra khỏi nghị trường. Trước ông, năm 2008 có trường hợp của thủ tướng Helen Clark và thủ tướng David Lange cũng từng bị mời ra ngoài quốc hội 2 lần vào các năm 1986 và 1987.
Úc kêu gọi Trung Quốc không ngăn cản Mỹ tuần tra Biển Đông
Phản ứng của Trung Quốc không được xem là “sự tự vệ”, ngược lại còn bị coi là khiêu khích, ngăn cản quyền tự do của nước khác. Ngoại trưởng Bishop trong buổi phỏng vấn trên đài ABC đã kêu gọi Trung Quốc “kiềm chế hành vi hung hăng đối với tàu của nước khác đang thực thi quyền của họ".
"Chúng tôi không đứng về phía nào trong tranh chấp lãnh thổ và biên giới, nhưng chúng tôi kêu gọi tất cả các bên kiềm chế và đảm bảo rằng họ tuân thủ các chuẩn mực quốc tế. Và giờ đây, tòa trọng tài đang thực hiện nhiệm vụ của mình", bà Bishop nói với hàm ý nhắc đến Tòa trọng tài thường trực của Liên Hiệp Quốc ở The Hague (Hà Lan) đang xem xét vụ Philippines kiện Trung Quốc.
Tăng cường an ninh ở Bangladesh
Cảnh sát đã lập các chốt kiểm soát trên các tuyến đường chính ở thủ đô. Tiểu đoàn tác chiến nhanh đã được điều động tuần tra. An ninh cũng được củng cố tại huyện Pabna, nguyên quán của ông Motiur Rahman Nizami. Trong đêm, thi hài của ông được đưa về đây an táng trong nghĩa trang gia tộc trong vòng bảo vệ của quân đội.
Báo New York Times đưa tin ông Motiur Rahman Nizami đứng đầu đảng Hồi giáo Jamaat-e-Islami từ năm 2000, từng làm bộ trưởng từ năm 2001 đến 2006. Ngày 5-5, tòa án tối cao tuyên án tử hình đối với ông vì ông đã từng chỉ đạo lực lượng dân quân Hồi giáo Al-Badr (thân Pakistan) sát hại nhiều trí thức trong chiến tranh giành độc lập với Pakistan năm 1971.
Đảng Jamaat-e-Islami đã kêu gọi tổng bãi công vào ngày 12-5 để phản đối. Cách đây ba năm, sự kiện ba lãnh đạo đảng này bị xử tử đã làm dấy lên xung đột giữa các tín đồ Hồi giáo với cảnh sát khiến 500 người thiệt mạng. Vụ xử tử lần này xảy ra trong bối cảnh IS và Al Qaeda lên tiếng nhận trách nhiệm đã gây ra nhiều vụ sát hại các trí thức, thành phần thế tục và tôn giáo thiểu số tại Bangladesh.
Thái Lan ngưng cấp phép đào vàng
Ngành công nghiệp khai thác vàng ở Thái Lan sắp đến hồi kết thúc khi nội các nước này quyết định ngưng gia hạn và cấp mới giấy phép thăm dò, khai thác kim loại này.
Theo báo Bangkok Post, quyết định này được đưa ra sau khi người dân có phản ứng mạnh về các vấn đề sức khỏe và môi trường liên quan đến khai thác vàng. Sau cuộc họp nội các hôm 10-5, Thủ tướng Prayuth Chan-ocha khẳng định hoạt động khai thác vàng sẽ chấm dứt vào cuối năm nay. Chính phủ sẽ thực hiện từng bước để biến các khu khai thác vàng thành nơi sinh sống và giúp đỡ công nhân khai mỏ sau khi mất việc.
Bộ trưởng Công nghiệp Atchaka Sibunruang nói nội các đã chấp thuận quyết định chung của 4 bộ là Bộ Công nghiệp, Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên - môi trường và Bộ Khoa học - công nghệ để đi đến việc ngưng gia hạn và cấp phép khai thác vàng. Điều này đồng nghĩa với việc các đơn xin khai thác đã được nộp cũng như đơn xin gia hạn sẽ bị từ chối. Hiện có 12 công ty nộp đơn xin thăm dò 177 khu đất ở 10 tỉnh của Thái Lan.
Quyết định này nhằm giải quyết bức xúc của người dân về các tác động đối với sức khỏe và môi trường tại khu mỏ do Công ty Akara của Úc vận hành. Công ty này có hoạt động khai thác vàng ở các tỉnh Phichit, Phitsanulok và Phetchaburi. Nội các cũng đồng ý gia hạn giấy phép luyện vàng cho Akara đến cuối năm để công ty này có thời gian chuẩn bị trước khi ngưng hoạt động.
Bà Atchaka nói chính quyền đã cho kiểm tra trong hai năm 2014, 2105 và không có bằng chứng khoa học cho thấy khai thác vàng ảnh hưởng đến sức khỏe dân địa phương. Tuy nhiên, bà cho biết 4 bộ kể trên đã đưa ra quyết định này bởi nếu khai thác vàng gây ra xung đột thì hoạt động đó nên chấm dứt vì lợi ích của người dân.