tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh 06-08-2015

  • Cập nhật : 06/08/2015

Philippines lo ngại Trung Quốc xây căn cứ quân sự tại bãi cạn Scarborough

Trung Quốc nhiều khả năng sẽ bồi đắp bãi cạn Scarborough để kiểm soát nguồn tài nguyên, cũng như tăng cường hiện diện quân sự tại khu vực đang có tranh chấp với Philippines, một quan chức cấp cao Philippines cảnh báo.

bai can scarborough, noi dang co tranh chap chu quyen giua philippines va trung quoc - anh chup man hinh interaksyon

Bãi cạn Scarborough, nơi đang có tranh chấp chủ quyền giữa Philippines và Trung Quốc - Ảnh chụp màn hình Interaksyon

Nhật báo The Philippine Star ngày 3.8 dẫn lời ông Antonio Carpio, thẩm phán Tòa án Tối cao Philippines cho rằng Trung Quốc sẽ xây căn cứ không quân và hải quân trên bãi cạn Scarborough, tương tự những gì nước này đã làm tại Đá Chữ Thập và Đá Xu Bi thuộc Quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

“Tôi nghĩ Trung Quốc sẽ sớm bồi đắp bãi cạn Scarborough thành đảo nhằm xây căn cứ không quân và hải quân trên đó để phòng thủ cho các cơ sở của họ ở eo biển Ba Sĩ (nằm giữa Đài Loan và Philippines)”, ông Carpio cho hay.

Philippines và Trung Quốc đang tranh chấp nhau bãi cạn Scarborough, một ngư trường dồi dào thủy sản ở Biển Đông. Trung Quốc đã chiếm bãi cạn này từ Philippines vào năm 2012. Kể từ đó tàu Trung Quốc ngăn cản ngư dân Philippines đến gần khu vực bãi cạn Scarborough.

“Họ sẽ xây 3 căn cứ không quân (trên bãi cạn Scarborough). Họ cũng sẽ thiết lập một vùng nhận dạng phòng không tại Biển Đông”, ông Carpio cho hay.

Thẩm phán Philippines khẳng định mục đích bồi đắp và xây căn cứ quân sự trên Scarborough của Trung Quốc là nhằm kiểm soát eo biển Ba Sĩ.

“Như các bạn có thể thấy, mưu đồ chính của Trung Quốc là kiểm soát Biển Đông về mặt kinh tế lẫn quân sự. Trung Quốc muốn thâu tóm toàn bộ ngư trường, dầu khí và tài nguyên trong cái gọi là đường 9 đoạn. Trung Quốc hiện có đội tàu cá lớn nhất thế giới, với khoảng 70.000 tàu”, ông Carpio tố cáo.


Ông Obama mạnh mẽ bảo vệ thỏa thuận hạt nhân với Iran

Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 5-8 lên tiếng bảo vệ thỏa thuận hạt nhân giữa các cường quốc trong nhóm P5+1 với Iran trong cuộc chiến với sự tức giận của các đối thủ chính trị và Israel.
ong obama len tieng bao ve thoa thuan hat nhan voi iran anh: reuters

Ông Obama lên tiếng bảo vệ thỏa thuận hạt nhân với Iran Ảnh: Reuters

Ông Obama cũng nhấn mạnh rằng nếu từ bỏ thỏa thuận cũng có nghĩa là mở ra nguy cơ chiến tranh.

Reuters đưa tin ông Obama viện dẫn các sáng kiến hòa bình thời Chiến tranh Lạnh của cựu Tổng thống John Kennedy và Ronald Reagan khi cho rằng việc ngăn chặn thỏa thuận hạt nhân của Quốc hội Mỹ sẽ chỉ đẩy nhanh con đường đến với bom hạt nhân của Tehran và gây thiệt hại nghiêm trọng đến uy tín của nước Mỹ.

Ông Obama cho rằng "một khi chúng ta từ chối giải pháp ngoại giao khó khăn mới giành thắng lợi mà hầu hết thế giới đều ủng hộ này thì giải pháp quân sự thay thế cũng sẽ kiệt sức".

Bài phát biểu của ông Obama nhằm thúc đẩy sự thông qua của quốc hội nước này đối với thỏa thuận hạt nhân vừa đạt được hôm 14-7 vừa qua giữa Iran và 6 cường quốc trên thế giới sau quá trình đàm phán kéo dài 18 tháng.

Các cường quốc đã đồng ý dỡ bỏ lệnh trừng phạt kinh tế đối với Iran để đổi lấy việc Tehran từ bỏ chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này.

Quốc hội Mỹ có thời hạn đến 17-9 để quyết định tương lai thỏa thuận trên. Đảng Cộng hòa chiếm đa số trong Quốc hội đều lên tiếng phản đối thỏa thuận hạt nhân khi cho rằng thỏa thuận không đủ để đảm bảo rằng Tehran sẽ không bao giờ phát triển một vũ khí hạt nhân.

Do đó ông Obama rất cần đến sự ủng hộ của đảng Dân chủ của ông trong Quốc hội.


Canada phản đối tuyên bố chủ quyền của Nga ở Bắc cực

Trước việc Nga chính thức đệ trình yêu sách chủ quyền đối với một khu vực lãnh thổ tại Bắc cực lên Liên Hiệp Quốc ngày 3-8 vừa qua, Canada đã phản đối dữ dội. 
tau pha bang hat nhan yamal cua nga hoat dong tai vung bien bac cuc - anh:telegraph

Tàu phá băng hạt nhân Yamal của Nga hoạt động tại vùng biển Bắc cực - Ảnh:Telegraph

Theo đó, một cuộc đàm phán song phương giữa Nga và Canada rất có thể sẽ diễn ra trong tương lai gần để giải quyết vấn đề.

Ngày 4-8, Bộ Ngoại giao, thương mại và phát triển Canada khẳng định: “Toàn bộ các quốc gia ven Bắc Băng Dương cam kết sẽ giải quyết bất kỳ sự chồng chéo thềm lục địa nào và tái khẳng định cam kết này trong Tuyên bố Ilulissat tháng 5-2008”.

Bộ này cho biết tuyên bố Ilulissat được ban hành để ngăn chặn bất kỳ “chế độ quốc tế mới nào muốn thống trị Bắc Băng Dương”.

Cùng với Nga, Mỹ, Đan Mạch, Na Uy và Canada cũng từng đưa ra tuyên bố chủ quyền đối với Bắc cực khi cho rằng đây là khu vực thuộc vùng thềm lục địa mở rộng của họ.

Trước đó, Nga từng đệ trình yêu sách này lên Liên Hiệp Quốc nhưng bị gác lại do không có đủ chứng cứ.

Đối với lần đệ trình thứ hai này, Nga tự tin cho rằng họ đã đáp ứng tất cả những yêu cầu cần thiết để hồ sơ được phê duyệt.

Trước quyết tâm lần này của Nga, chuyên gia Rob Huebert từ Trường đại học Calgary cho biết Thủ tướng Canada Stephen Harper cần làm rõ liệu Canada có sẵn sàng đàm phán với Nga về sự chồng chéo lợi ích này hay không.

Ông Huebert khẳng định chính phủ Harper đã thể hiện thái độ cứng rắn đối với việc sát nhập Crimea của Nga. Đối với phần lãnh thổ ở Bắc cực, Canada xem đó là lợi ích quốc gia của mình nên sẽ không dễ dàng nhường bước.

Trước đó, vào tháng 11-2014, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết quân đội Nga sẽ hiện diện khắp Bắc cực từ vùng Murmansk cho đến Chukotka. Ngoài ra, trong năm tới, Nga sẽ thiết lập các lữ đoàn để hành động cả ở vùng ngoại cực.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ủy thác thành lập hệ thống thống nhất các căn cứ trên tàu nổi và tàu ngầm ở phần Bắc cực “của Nga”. Ông khẳng định nước Nga phải bảo vệ từng tấc đất tấc biển ở vùng thềm lục địa của mình.

Theo ước tính, khu vực Nga tuyên bố chủ quyền chứa đến 5 tỉ tấn dầu mỏ và khí đốt vẫn chưa được khai thác. Đây được xem là một trong những khu vực giàu tài nguyên nhất tại Bắc cực.

Nếu tuyên bố chủ quyền này được chấp nhận, Nga sẽ có thêm nguồn lợi nhuận khổng lồ khi lãnh thổ được mở rộng thêm khoảng 1,2 triệu km2 với 594 mỏ dầu và 159 mỏ khí đốt, 2 mỏ nikel lớn và hơn 350 mỏ vàng. Nguồn nhiên liệu thu hồi ban đầu ước tính đạt 258 tỉ tấn nhiên liệu, chiếm 60% tổng số tài nguyên hydrocarbon của Nga trong thời điểm hiện tại.


Nga thành lập lực lượng không gian vũ trụ mới

Nga vừa thành lập lực lượng không gian vũ trụ bằng việc hợp nhất các lực lượng không quân, phòng không, phòng thủ và không gian của nước này, theo The Moscow Times.

may bay tiem kich nem bom su-25 cua nga bieu dien tai cuoc thi khong quan aviadarts gan ryazan ngay 2.8.2015 trong khuon kho cuoc thi quan doi quoc te dien ra o nga - anh: reuters

Máy bay tiêm kích ném bom Su-25 của Nga biểu diễn tại cuộc thi không quân Aviadarts gần Ryazan ngày 2.8.2015 trong khuôn khổ cuộc thi quân đội quốc tế diễn ra ở Nga - Ảnh: Reuters

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu ngày 3.8 tuyên bố thành lập lực lượng không gian vũ trụ, thành phần mới trong lực lượng vũ trang Nga. Lực lượng mới này được thành lập dựa trên sự hợp nhất lực lượng không quân và lực lượng phòng thủ không gian vũ trụ của nước này.
Ông Sergei Shoigu cho biết việc hợp nhất các lực lượng nói trên thành lực lượng không gian vũ trụ là lựa chọn tốt nhất cho việc tổ chức hệ thống phòng không và phòng thủ của Nga. Đồng thời, động thái này cũng xuất phát từ sự đổi hướng trọng tâm khi các cuộc chiến có thể xảy ra trong không gian vũ trụ.
The Moscow Times nhận định việc Nga thành lập lực lượng mới này cho thấy sự phát triển trong tư tưởng của quân đội Nga. Động thái này cũng là một trong những nỗ lực nhằm cải tổ và hiện đại hóa lực lượng vũ trang của nước này, bên cạnh việc đầu tư mới các trang thiết bị và thay đổi học thuyết quân sự, trong bối cảnh NATO đang tiếp tục mở rộng ảnh hưởng.
Với việc hợp nhất từ hai lực lượng thành một, lực lượng mới sẽ có nhiều nhiệm vụ, từ việc điều khiển tập trung mạng lưới của đơn vị không quân chiến đấu, phòng thủ trên không, phòng thủ chống tên lửa đến việc chịu trách nhiệm phóng và điều phối hoạt động của tàu không gian Nga trên quỹ đạo.
Lực lượng không gian vũ trụ mới của Nga có cơ cấu tổ chức gần giống với lực lượng không quân Mỹ, khác biệt lớn nhất là ở Nga, việc kiểm soát tên lửa hạt nhân vẫn thuộc quyền một lực lượng hoàn toàn độc lập là lực lượng tên lửa chiến lược Nga, theoThe Moscow Times.
Tổng Tư lệnh không quân Nga, ông Viktor Bondarev đã được bổ nhiệm làm người đứng đầu lực lượng mới thành lập này.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục