tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh 13-05-2016

  • Cập nhật : 13/05/2016

Tổng thống Brazil chính thức bị đình chỉ chờ luận tội

Tổng thống Brasil Dilma Rousseff đã chính thức bị đình chỉ chức vụ, theo Reuters hôm nay (12/5).

Với 55 phiếu thuận và 22 phiếu chống, Thượng viện Brazil chính thức ủng hộ việc đình chỉ chức vụ Tổng thống của bà Dilma Rouseff trong 180 ngày để chờ phán quyết cuối cùng của phiên tòa luận tội nhà lãnh đạo này. Quyết định đình chỉ có hiệu lực ngay lập tức.

ba dilma rousseff, tong thong brazil chinh thuc bi dinh chi chuc vu (anh: bbc)

Bà Dilma Rousseff, Tổng thống Brazil chính thức bị đình chỉ chức vụ (Ảnh: BBC)

Tuy nhiên, theo Chủ tịch Thượng viện Renan Calheiros, quá trình luận tội bà Rousseff sẽ rất "lâu dài và gian khó", không dễ đi đến kết luận. Phó Tổng thống Michel Temer sẽ tạm quyền Tổng thống trong thời gian bà Rousseff bị đình chỉ.

Trong lúc Thượng viện bỏ phiếu hôm nay(12/5), hàng nghìn người tụ tập nhằm bày tỏ ủng hộ bà Rousseff. Để đảm bảo an ninh, cảnh sát đã dựng một hàng rào sắt cao 2 mét, dài 1 km xung quanh Quốc hội.

Đây là cuộc khủng hoảng chính trị tồi tệ nhất trong lịch sử Brazil, trong bối cảnh nền kinh tế đang trải qua thời kỳ suy thoái lớn nhất kể từ những năm 1930 và bê bối tham nhũng lớn nhất ở công ty dầu khí Petrobras.

Cũng trong ngày 12/5, Tòa án Tối cao Brazil đã cho phép tiến hành cuộc điều tra tham nhũng đối với Thượng nghị sĩ Aecio Neves - thủ lĩnh phe đối lập từng thất bại sít sao trước bà Dilma Rousseff trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2014. Ông Neves bị tình nghi rửa tiền và nhận hối lộ. Ông này nằm trong số các thượng nghị sĩ phát biểu ủng hộ việc luận tội Tổng thống Roussefff.

Bà Rousseff bị cáo buộc đã sử dụng sai trái công quỹ để che giấu tình trạng tài chính của Quốc gia trong chiến dịch vận động của bà để được tái cử vào năm 2014. Bà Rousseff nói các đối thủ của bà, đang tìm cách thực hiện một cuộc đảo chính. Nếu bị kết luận có tội, bà Rousseff sẽ là lãnh đạo Brazil đầu tiên bị phế truất trong hơn 20 năm qua.


Mỹ kích hoạt lá chắn tên lửa châu Âu, khiến Nga nổi giận

Mỹ vừa kích hoạt một cơ sở phòng thủ tên lửa ở Romania, một phần trong hệ thống lá chắn tên lửa lớn cho châu Âu mà Nga xem là mối đe dọa an ninh. 
trung tam chi huy cua co so phong thu ten lua moi thanh lap tai deveselu, romania. anh: reuters

Trung tâm chỉ huy của cơ sở phòng thủ tên lửa mới thành lập tại Deveselu, Romania. Ảnh: Reuters

Theo Reuters, lễ kích hoạt lá chắn trị giá 800 triệu USD diễn ra hôm nayvới sự tham gia của các quan chức Mỹ và tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg ở một căn cứ không quân cũ tại Deveselu, nam Romania.

Mỹ cho hay hệ thống Aegis là lá chắn trên mặt đất để bảo vệ NATO khỏi các tên lửa tầm ngắn và tầm trung, nhất là từ Trung Đông. Nhiều năm qua, Mỹ cũng đã thử nghiệm hệ thống vũ khí này trên các tàu chiến.

Nga nhiều lần bày tỏ quan ngại rằng đây là một mối đe dọa an ninh. Bộ Ngoại giao Nga cảnh báo hệ thống trên vi phạm một hiệp ước về các lực lượng hạt nhân. 

"Quyết định này có hại và sai lầm vì nó có khả năng đe dọa sự ổn định chiến lược", ông Mikhail Ulyanov, người đứng đầu bộ phận chuyên trách về chống phổ biến và kiểm soát vũ khí, thuộc Bộ Ngoại giao Nga, nói.

Tuy nhiên, Washington nhấn mạnh rằng lá chắn trên không nhằm chống lại Moscow."Cả Mỹ và NATO đã nêu rõ rằng hệ thống này không được thiết kế nhằm mục đích hay có khả năng làm tổn hại khả năng răn đe chiến lược của Nga", trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Frank Rose cho hay. 

tu trai sang: tong thu ky nato jens stoltenberg, thu tuong romania dacian ciolos va thu truong quoc phong my robert work tai le cong bo co so phong thu ten lua moi o deveselu, romania. anh: reuters

Từ trái sang: Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, Thủ tướng Romania Dacian Ciolos và thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Work tại lễ công bố cơ sở phòng thủ tên lửa mới ở Deveselu, Romania. Ảnh: Reuters

Ngày mai, một giai đoạn khác của dự án lá chắn tên lửa sẽ được thực hiện tại Ba Lan với lễ khởi công diễn ra tại Redzikowo, gần biển Baltic. Các tên lửa Aegis sẽ đi vào hoạt động tại đây năm 2018.

Ông Ulyanov cho rằng các lợi ích của Nga "đang bị ảnh hưởng một cách trực tiếp bởi điều này".


TQ gọi phán quyết của Tòa Trọng tài là ‘vở kịch sắp đặt'

Vài tuần trước thời điểm Tòa Trọng tài ra phán quyết cuối cùng vụ Philippines kiện yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, Bắc Kinh lớn tiếng phủ nhận vai trò của tòa.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc vừa đưa ra tuyên bố phản đối Tòa Trọng tài thường trực tại Hague, Hà Lan khi cơ quan này chuẩn bị đưa ra phán quyết về vụ Philippines kiện đường lưỡi bò của Trung Quốc trên Biển Đông.

Bắc Kinh gọi phiên tòa là “vở kịch được sắp đặt” nhằm phá hoại cái gọi là "chủ quyền quốc gia của Trung Quốc", SCMP đưa tin ngày 12/5.

xu hong, quan chuc ngoai giao trung quoc ngang nhien chi trich toa trong tai. anh: reuters

Xu Hong, quan chức ngoại giao Trung Quốc ngang nhiên chỉ trích Tòa Trọng tài. Ảnh: Reuters

Từ Hồng, quan chức đứng đầu bộ phận luật và điều ước quốc tế của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đả kích Philippines và Tòa Trọng tài tại Hague, Hà Lan – những bên có liên quan trực tiếp tới vụ kiện yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông. Từ tiếp tục luận điệu cho rằng tranh chấp trên Biển Đông là vấn đề của Manila và Bắc Kinh.

Trong cuộc họp báo ngày 12/5, Từ Hồng lớn tiếng tuyên bố "Trung Quốc là nạn nhân trong phiên tòa không công bằng về yêu sách chủ quyền trên Biển Đông", nơi Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền hơn 80% diện tích. Đường lưỡi bò Trung Quốc vẽ trên Biển Đông chồng lấn lên vùng đặc quyền kinh tế của nhiều quốc gia trong khu vực.

“Những gì chúng ta đang thấy hiện nay rõ ràng là một vở kịch được dàn dựng với diễn viên chính và những thế lực giả danh quần chúng cùng thông đồng với nhau. Liệu có ai tin rằng đây vẫn là vấn đề luật pháp quốc tế hay mọi thứ đang diễn ra chỉ là sự trùng hợp?”, Từ nói.

Quan chức phụ trách luật và các điều ước quốc tế của Trung Quốc ngang nhiên cho rằng, dù nói như thế nào, quan điểm của một nhóm nhỏ các nước phương Tây không thể đại diện cho toàn bộ cộng đồng quốc tế.

Từ cố tình phớt lờ Tòa Trọng tài là một tổ chức quốc tế, với sự tham gia và công nhận của 117 quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc. Bắc Kinh nhiều lần tuyên bố không tuân thủ phán quyết của Tòa Trọng tài, được nhiều chuyên gia nhận định là bất lợi cho Trung Quốc.

Những tuyên bố của Từ Hồng được coi là nỗ lực phút cuối của Trung Quốc nhằm hạ uy tín khi Tòa Trọng tài dự kiến đưa ra phán quyết về yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông vài tuần tới.

Bên cạnh đó, Bắc Kinh cũng tìm sự ủng hộ của các nước nhằm hạn chế tới mức tối thiểu ảnh hưởng từ phán quyết của tòa. Trong diễn biến mới nhất, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương nghị đang thăm các nước Trung Đông, một nỗ lực cho thấy Bắc Kinh muốn tranh thủ sự ủng hộ từ các quốc gia khu vực này.

Từ không ngần ngại nhắc lại tuyên bố Trung Quốc sẽ không chấp nhận phán quyết của Tòa Trọng tài đồng thời cảnh báo Philippines sẽ phải một mình “gánh chịu mọi hậu quả phát sinh từ các quyết định thiên vị”.

Vị quan chức Trung Quốc cũng kêu gọi các nước trên thế giới không nên bị cuốn theo phán quyết của Tòa Trọng tài trong động thái mà Bắc Kinh gọi là "xấu xa nhằm chống lại Trung Quốc”.

"Bắc Kinh sẽ không chấp nhận thương lượng với Philippines hay các quốc gia có tranh chấp khác trên Biển Đông sau khi tòa ra phán quyết", Từ ngang ngược tuyên bố.

Từ cũng gọi các cuộc tuần tra đảm bảo tự do hàng hải của Mỹ ở Biển Đông là "hành động vi phạm luật pháp quốc tế" và xâm phạm cái gọi là "chủ quyền của Trung Quốc".


Đánh bom liều chết tại Nigeria, hơn 20 người thương vong

Ngày 12/5, một vụ đánh bom liều chết ở bên ngoài một tòa nhà văn phòng chính phủ ở thành phố Maiduguri, Đông Bắc Nigeria đã làm ít nhất 5 người thiệt mạng và 19 người khác bị thương.

anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

Theo các nhân chứng, vụ đánh bom xảy ra ở cổng tòa nhà này, nơi đặt trụ sở của nhiều cơ quan chính phủ. Vụ tấn công tại trung tâm thành phố này được cho là do nhóm phiến quân Hồi giáo Boko Haram thực hiện. Trong những tháng gần đây, không xảy ra vụ tấn công nào tại trung tâm thành phố vốn được bảo vệ chặt chẽ sau khi quân đội dựng lên các trạm kiểm soát.

Quân đội Nigeria đã giành lại nhiều vùng lãnh thổ từng rơi vào tay Boko Haram. Tuy nhiên, các phiến quân Boko Haram tiếp tục thực hiện các vụ đánh bom liều chết nhằm vào những mục tiêu "mềm" như chợ, nhà thờ Hồi giáo, bến xe...

Theo thống kê, từ năm 2009 đến nay, các vụ tấn công bạo lực do Boko Haram tiến hành ở Nigeria đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 20.000 người, khiến hơn 2,5 triệu người ở quốc gia đông dân nhất châu Phi này phải rời bỏ nhà cửa và hơn 1 triệu trẻ em thất học, trở thành nạn nhân bị bắt cóc, xâm hại hoặc bị tuyển mộ làm lính cho nhóm phiến quân này.


Em gái Kim Jong-un được bầu vào Trung ương đảng

Bà Kim Yo-jong được bầu làm thành viên ủy ban trung ương đảng Lao động Triều Tiên, một ngày sau khi anh trai được bầu làm chủ tịch đảng.
ba kim-yo-jong, em gai nha lanh dao trieu tien kim jong-un trong mot cuoc bau cu. anh: telegraph

Bà Kim-Yo-jong, em gái nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong một cuộc bầu cử. Ảnh: Telegraph

Bà Kim Yo-jong là phó chủ tịch Ủy ban tuyên truyền đảng Lao động Triều Tiên. Việc bà Kim được bầu vào ủy ban trung ương đảng cầm quyền hôm 10/5 cho thấy anh trai bà đã siết chặt quyền lãnh đạo của mình, Japan Times hôm nay đưa tin. Ủy ban này có 129 thành viên. 

Theo thông cáo của hãng thông tấn Triều Tiên KCNA, ông Kim Jong-un là "chủ tịch đảng, lãnh tụ tối cao, lãnh đạo toàn thể đảng Lao động Triều Tiên". Trước đó, ông Kim là bí thư thứ nhất của đảng. Đại hội đảng Triều Tiên được tổ chức sau 36 năm cũng thông qua chính sách "Byongjin", phát triển kinh tế đất nước song song với vũ khí hạt nhân. 

Lãnh đạo tiền nhiệm và cũng là cha của ông Kim Jong-un, ông Kim Jong-il, đã theo đuổi chính sách "sogun", ưu tiên hàng đầu cho phát triển quân đội. Ông Kim Jong-un vẫn tiếp nối tham vọng phát triển vũ khí hạt nhân dù phải hứng chịu lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục