tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin thế giới đọc nhanh sáng 13-05-2016

  • Cập nhật : 13/05/2016

Putin: 'Thượng đỉnh Nga - ASEAN sẽ giúp giải quyết vấn đề an ninh khu vực'

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng hội nghị nhằm mở rộng hợp tác giữa các nước trong nhiều lĩnh vực như an ninh khu vực và cuộc chiến chống khủng bố. 
tong thong nga vladimir putin. anh: tass

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Tass

"Chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh bao phủ nhiều lĩnh vực, liên quan đến việc cải thiện kiến trúc an ninh khu vực, tìm kiếm biện pháp mới chống mối đe dọa khủng bố toàn cầu đang gia tăng, chủ nghĩa cực đoan bạo lực và tội phạm xuyên quốc gia", Tass dẫn thông điệp của ông Putin gửi các nước tham gia đăng hôm qua trên trang web chính thức của hội nghị.

Trong hai thập kỷ qua Nga và ASEAN đã tích lũy được kinh nghiệm to lớn trong việc hợp tác hiệu quả ở các lĩnh vực chính trị, kinh tế và nhân văn, ông Putin cho biết. 

Tổng thống Nga cho rằng nước này đang tích cực tương tác với 10 nước ASEAN nhằm giải quyết các vấn đề quốc tế, như trong các khuôn khổ đa phương: Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, Diễn đàn Khu vực ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN với các đối tác đối thoại. 

"Những kết quả đạt được là cơ sở nền tảng để đưa các mối quan hệ Nga -ASEAN lên một tầm cao mới về chất của quan hệ đối tác chiến lược. Chính điều này là mục tiêu chủ yếu của Hội nghị thượng đỉnh nhân dịp kỷ niệm lớn Nga -ASEAN, sẽ diễn ra trong các ngày 19 và 20/5 tại Sochi", ông Putin cho hay.

Hội nghị dự kiến thông qua tuyên bố đặt nền tảng cho kế hoạch hành động hợp tác Nga - ASEAN trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, cũng như an ninh.

Nhận lời mời của Tổng thống Nga Putin và Thủ tướng Dmitry Medvedev, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ thăm chính thức Nga và dự Hội nghị Thượng đỉnh kỷ niệm 20 năm Quan hệ Đối thoại Nga - ASEAN từ ngày 16-20/5. Đây sẽ là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, kể từ khi ông nhậm chức ngày 7/4.


Quan tham nhũng bị bắt giữa phòng họp

Mới đây, dư luận Trung Quốc được phen xôn xao khi nước này tiến hành bắt giữ một quan chức tham nhũng ngay giữa phòng họp.

Theo Sina, một vụ việc đang gây chấn động trong dư luận Trung Quốc khi cơ quan chức năng nước này bắt giữ ông Lý Học Hải, Đảng ủy viên, Phó chủ tịch Chính Hiệp thành phố Thanh Đảo vì tội tham nhũng.

Cụ thể, sự việc diễn ra ngày 10/5, Ủy ban Kiểm tra kỷ luật tỉnh Sơn Đông đã đưa ra thông báo vắn tắt về việc ông Lý Học Hải đang bị tổ chức điều tra vì vi phạm kỷ luật nghiêm trọng.

Trước đó, ngày 7/5, ông Hải đã bị bắt giữ ngay tại hội trường khi đang tham dự một hội nghị tọa đàm về việc học tập, quán triệt phát biểu của ông Tập Cận Bình về "2 học, 1 làm" (học điều lệ quy định của Đảng, học các bài phát biểu, làm người đảng viên đủ tư cách).

ly hoc hai - mot quan chuc trung quoc bi bat vi toi tham nhung. (nguon anh sina)

Lý Học Hải - một quan chức Trung Quốc bị bắt vì tội tham nhũng. (Nguồn ảnh Sina)

 

Khi bị cưỡng chế đưa về trụ sở điều tra, ông Hải đã chống chế một cách quyết liệt. Sự việc này đã khiến báo giới Trung Quốc tốn không ít giấy mực, vì ông Hải được xem là vị quan chức có tiếng ở nước này trong 10 năm đổ lại đây.

Được biết, Lý Học Hải sinh vào tháng 8 năm 1956, là một quan chức Trung Quốc có học hành cao. Ông từng có bằng MBA của trường Đại học Nam Khai và Học viện Thương mại Trường Giang, hiện là giáo sư kiêm chức ở 2 trường Đại học Thanh Đảo và Đại học Nông nghiệp Thanh Đảo, giáo viên hướng dẫn thạc sĩ, nghiên cứu viên của tạp chí Khoa học kỹ thuật nông thôn Trung Quốc.

Tuy nhiên, tính cách của ông Hải có phần huênh hoang, lỗ mãng nên không được lòng của nhiều người.

Trong những năm gần đây, thu nhập của ông Hải tăng lên gấp nhiều lần. Việc ông bị điều tra lần này bắt nguồn từ việc một đại gia nhà đất bị bắt giữ trước đó.

Được biết, sau khi diễn ra Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18, tại thành phố Thanh Đảo đã có tới 40 quan chức bị bắt vì vi phạm kỷ luật nghiêm trọng. Trong đó, Lý Học Hải là người có chức vụ cao nhất.


Nghị viện châu Âu quyết không trao quy chế kinh tế thị trường cho Trung Quốc

Nghị viện châu Âu (EP) đã thông qua nghị quyết bác bỏ việc trao quy chế nền kinh tế thị trường cho Trung Quốc.

Với 546 phiếu thuận và chỉ 28 phiếu chống, ngày 12/5, Nghị viện châu Âu (EP) đã thông qua nghị quyết bác bỏ việc trao quy chế nền kinh tế thị trường cho Trung Quốc. 
 
Đây là kết quả ngoài mong đợi của Trung Quốc khi mà nước này hy vọng sẽ được Liên minh châu Âu (EU) chính thức trao quy chế nền kinh tế thị trường vào cuối năm nay.

Nghị quyết nêu rõ năng lực sản xuất dư thừa và xuất khẩu các mặt hàng giá rẻ của Trung Quốc đang gây ra "những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường, tình hình kinh tế xã hội" cho các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU). 
 
Nghị quyết trên cũng cho biết có tới 56 trong tổng số 73 biện pháp chống bán phá giá hiện nay của EU là nhằm vào các sản phẩm nhập khẩu từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.

Việc có trao quy chế kinh tế thị trường cho Trung Quốc hay không được coi là một quyết định chiến lược ảnh hưởng tới tương lai của nền kinh tế châu Âu.

Theo quy định, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép các nước thành viên quyền được công nhận hoặc phủ nhận một quốc gia thành viên khác có nền kinh tế thị trường hay không.  Tới nay, EU vẫn chưa trao quy chế này cho khoảng 15 quốc gia, trong đó có Trung Quốc. 
 
Ngay từ khi Trung Quốc gia nhập WTO năm 2001, EU đã coi nền kinh tế Trung Quốc không phải là kinh tế hàng hóa. Kể từ đó, Bắc Kinh đã tiến hành những cải cách để rồi sau đó nhận được thỏa thuận với EU rằng tổ chức này sẽ xem xét về trao quy chế kinh tế thị trường cho Trung Quốc vào cuối năm 2016. T
 
uy nhiên, quy chế này có được tự động công nhận hay không và điều kiện để được công nhận là gì thì thỏa thuận trên không đề cập rõ.

Thị trưởng Tokyo bị chỉ trích vì tiêu hoang công quỹ

Thị trưởng Tokyo Yoichi Masuzoe bị chỉ trích vì chi hàng chục triệu yên ngồi vé hạng nhất tới Mỹ, đồng thời thường xuyên sử dụng xe công vụ về quê.
thi truong tokyo. anh:ap

Thị trưởng Tokyo. Ảnh:AP

Theo Japan News, chính quyền thủ đô Tokyo cho biết họ đã nhận được gần 5.000 cuộc gọi và email lên án số tiền dùng cho các chuyến đi nước ngoài của thị trưởng Yoichi Masuzoe, chỉ trích thói quen dùng xe công vụ đi về quê vào cuối tuần của ông.

Masuzoe có chuyến đi thứ 9 ra nước ngoài trong thời gian từ 12-18/4 tới Mỹ. Trong thời gian ở đó, ông tham gia 4-7 sự kiện một ngày, bao gồm các chuyến tham quan, hội họp và diễn thuyết. Ông cũng gặp thị trưởng New York nhằm xúc tiến quảng cáo biến Tokyo thành trung tâm tài chính quốc tế.

Chi phí dành cho vé máy bay hạng nhất cho ông là 2,35 triệu yên (20.700 USD), phí lưu trú là 730.000 yên (hơn 7.000 USD). Nếu tính cả chi phí cho 15 cán bộ đi kèm, tổng số tiền lên tới vài chục triệu yên.

Trong hai năm qua, số tiền dành cho 8 chuyến đi nước ngoài của ông Masuzoe lên tới hơn 213 triệu yên (khoảng 2 triệu USD), trung bình 106 triệu yên một năm, gấp 4-6 lần lãnh đạo các tỉnh Kanagawa, Chiba hay Saitama. Ông Masuzoe bị chỉ trích vì dành quá nhiều tiền đi nước ngoài, trong khi không chứng minh được hiệu quả chuyến đi.

"Tôi cho rằng có thể giảm những chi phí như chỗ ở. Ông thị trưởng phải giải thích rõ ràng mục đích các chuyến đi và cách chi tiêu", Fumihiko Yamada, giáo sư Đại học Ngoại giao Tokyo nhận xét.

Nhiều người dân chỉ trích ông Masuzoe về quê quá thường xuyên vào mỗi dịp cuối tuần. Quê ông ở ở Yugawara, tỉnh Kanagawa , cách Tokyo khoảng 100 km. Trong thời gian một năm tính đến ngày 11/4, ông đã sử dụng xe công vụ 48 lần. 

"Tuần nào cũng dùng xe công vụ về quê là quá nhiều. Ông Masuzoe nên phân biệt rõ ràng việc công và việc tư, và không được sử dụng xe công vụ", Hiroya Masuda, cựu thống đốc tỉnh Iwate nhận xét.

Trước những chỉ trích này, thị trưởng Tokyo hôm 9/5 tuyên bố sẽ ngừng sử dụng xe công vụ để về quê, đồng thời cân nhắc về quê ít hơn. Ông cũng hứa sẽ cắt giảm chi phí các chuyến đi nước ngoài trong thời gian tới, cũng như giảm số lượng cán bộ đi cùng, theo Mainichi.


Thủ tướng Australia có tên trong Hồ sơ Panama

Trong Hồ sơ Panama, thủ tướng Australia được liệt kê là cựu giám đốc của một công ty chuyên khai thác vàng ở Siberia, tuy nhiên, ông tuyên bố không hề có hành vi phạm pháp nào.

Australian Financial Review (AFR) ngày 12/5 cho hay, Thủ tướng Malcolm Turnbull và Neville Wran, cựu thống đốc bang New South Wales, là thành viên của hội đồng quản trị công ty Star Mining NL vào năm 1993. Công ty này có dự án mỏ vàng ở Siberia trị giá 14, 7 tỷ USD mang tên Sukhoi Log.

Sau đó, cả ông Turnbull và Wran được bổ nhiệm làm giám đốc Star Technology Services, một công ty con của Star Mining, tại quần đảo Virgin thuộc Anh. Công ty Star Technology được thành lập bởi hãng luật Mossack Fonseca - tâm điểm của vụ bê bối Hồ sơ Panama.

Khi được hỏi về việc tên của ông xuất hiện trong Hồ sơ Panama, Thủ tướng Australia phủ nhận mọi hành vi không phù hợp. “Mọi chuyện chẳng có gì mới. Công ty liên quan thuộc sở hữu của một công ty Australia hoạt động công khai. Mối liên hệ này ai cũng biết”, ABC News dẫn lời ông nói.

Thủ tướng Turnbull khẳng định, công ty mà ông và cựu thống đốc bang New South Wales là giám đốc đã đăng ký kinh doanh tại Australia. Nó chắc chắn phải trả thuế ở Australia.

Tờ AFR cũng cho rằng, không có dấu hiệu nào chỉ ra ông Turnbull có hành động sai trái. Ông Turnbull đã từ chức khỏi cả hai công ty vào năm 1995.

Trong khi đó, lãnh đạo Công đảng đối lập Bill Shorten nói rằng đây là lời giải thích không đầy đủ. "Tôi nghĩ phận sự của ông ta là phải nói như vậy", ông Shorten cho hay.

thu tuong malcolm turnbull . anh: telegraph

Thủ tướng Malcolm Turnbull . Ảnh: Telegraph

Turnbull từng làm việc trong lĩnh vực ngân hàng và công nghệ. Ông đang vận động tranh cử trước thềm tổng tuyển cử diễn ra vào ngày 2/7.

Hồ sơ Panama là vụ rò rỉ khối dữ liệu của công ty luật Mossack Fonseca. Dữ liệu cho thấy hoạt động chuyển tiền ra nước ngoài của các cá nhân, tổ chức nhiều quốc gia từ năm 1977 cho tới cuối tháng 12/2015.

Ước tính một khối lượng tài sản khổng lồ, khoảng 21 đến 32 nghìn tỷ USD tính đến năm 2010, tận dụng những lỗ hổng về quản lý thuế và các luật lệ ưu đãi ở những "thiên đường thuế" đã qua mặt, né tránh việc khai báo tài sản và nghĩa vụ nộp thuế

Vụ rò rỉ Hồ sơ Panama khiến chính chính trường thế giới xôn xao khi nhiều chính trị gia có tên trong danh sách này. Thủ tướng Iceland Sigmundur Gunnlaugsson đã phải từ chức sau khi ông bị điểm danh trong Hồ sơ Panama.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục