Biến các đảo nhân tạo ở Biển Đông thành căn cứ quân sự, Trung Quốc nhờ đó có thể tăng cường khả năng kiểm soát trên một khu vực rộng lớn, lấn lướt các bên liên quan khỏi tranh chấp chủ quyền.
Tin thế giới đọc nhanh chiều 04-08-2015
- Cập nhật : 04/08/2015
Siêu bão mạnh nhất năm tiến thẳng Đông Á
Theo SCMP, cơn bão đang di chuyển theo hướng tây-tây bắc với gió giật lên tới 354 km/h và được xếp vào cấp 5, cấp cao nhất, theo Trung tâm Cảnh báo Bão Hỗn hợp của Mỹ.
Cường độ của Soudelor mạnh hơn cả Pam, cơn bão từng được xem là mạnh nhất năm 2015, làm ít nhất 15 người chết ở đảo quốc Vanuatu, tây nam Thái Bình Dương, cách đây 5 tháng.
Trước đó, vào cuối ngày 2/8, Soudelor đã đổ bộ vào Quần đảo Bắc Mariana của Mỹ ở tây Thái Bình Dương, gây thiệt hại lớn và khiến giới chức phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp.
Gần 400 người phải sơ tán đến các nhà tạm trú sau khi cơn bão làm tốc mái nhà, gây mất điện, nước.
Soudelor sẽ tiếp tục mạnh lên trong 24 giờ tới trước khi suy yếu. Bão dự kiến giảm cường độ xuống cấp 3, 4 khi đổ bộ vào nam Nhật Bản, Trung Quốc đại lục và đảo Đài Loan cuối ngày 6/8.
Đây là siêu bão thứ năm trong năm nay.
Bùng phát căng thẳng ngoại giao Nga - Thụy Điển
Căng thẳng ngoại giao đã bùng phát giữa Nga và Thuy Điển sau khi Mátxcơva trục xuất một nhà ngoại giao làm việc tại Đại sứ quán Thụy Điển để trả đũa động thái tương tự gần đây của Stokholm.
Đại sứ quán Thụy Điển ở thủ đô Mátxcơva của Nga (Ảnh: Sputnik)
“Chính phủ Nga đã thông báo với chúng tôi rằng một nhà ngoại giao làm việc tại Đại sứ quán Thụy Điển phải rời khỏi Nga”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Thụy Điển Johan Tegel nói.
“Đây là quyết định vô căn cứ và sẽ ảnh hưởng đến quan hệ hai nước”, quan chức này nhấn mạnh.
Theo người phát ngôn của Bộ ngoại giao Thụy Điển, đây là biện pháp trả đũa của Mátxcơva sau một động thái tương tự gần đây của Stokholm.
“Họ tuyên bố đây là hành động nhằm đáp trả quyết định của Thụy Điển trục xuất một nhà ngoại giao Nga”, ông Johan Tegel cho hay.
Trước đó, Stokholm đã trục xuất một nhà ngoại giao Nga vì có những "hành động không phù hợp với Công ước Vienna", theo lời của Johan Tegel.
Tuy nhiên, ông này không nói rõ đó là những hành động gì và thời gian mà quan chức Nga phải rời đi là khi nào.
Danh tính và chức vụ của cả hai nhà ngoại giao Nga và Thụy Điển chưa được tiết lộ.
Hiện còn quá sớm để đánh giá về mức độ ảnh hưởng của các động thái căng thẳng ngoại giao trên đối với quan hệ hai nước thời gian tới.
Trước đó, quan hệ giữa hai nước cũng đã có nhiều phen sóng gió sau những cáo buộc của Thụy Điển nói rằng tàu ngầm Nga xuất hiện gần vùng biển của nước này.
Nổ mìn tại khu phi quân sự liên Triều, 2 binh sĩ Hàn Quốc bị thương nặng
Hai binh sĩ Hàn Quốc đã bị thương nặng trong một vụ nổ xảy ra vào sáng nay 4/8, có thể là do nổ mìn, tại khu phi quân sự (DMZ) được canh gác rất nghiêm ngặt chia cắt hai miền Triều Tiên.
Hãng tinYonhapcủa Hàn Quốc đưa tin, vụ nổ xảy ra tại khu vực phía nam của DMZ tại huyện Yeoncheon thuộc tỉnh Gyeonggi vào khoảng 7h40 sáng giờ địa phương, khi hai sĩ quan đang tiến hành một sứ mệnh tìm kiếm thông thường.
Quân đội Hàn Quốc cho biết vụ nổ đã khiến chân của các sĩ quan bị tổn thương nặng. Họ nhanh chóng được đưa tới bệnh viện, nhưng không trong tình trạng nguy kịch.
Một nguồn tin khác nói vụ nổ xảy ra gần thị trấn Paju, sát biên giới Triều Tiên, cách thủ đô Seoul khoảng 50 km về phía bắc.
Yonhap dẫn lời một quan chức quân đội Hàn Quốc nói không có khả năng Triều Tiên dính dáng tới vụ nổ. Ông này nói thêm rằng vụ nổ có thể gây ra do mìn.
DMZ là một vùng đệm rộng 4 km, dài 250 km chia cắt hai miền Triều Tiên kể từ sau Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953. Nơi đây được củng cố bằng mìn và dây thép gai chằng chịt.
DMZ được bảo vệ nghiêm ngặt, với hơn 1 triệu binh sĩ và các thiết bị quân sự hạng nặng được triển khai ở cả hai bên.
Ấn Độ, Israel phối hợp thử tên lửa tầm xa
Theo thông tin từ Ấn Độ mà hãng tin Trung Quốc có được, nhiều khả năng Ấn Độ sẽ tiến hành thử tên lửa tầm xa đất đối không Barak-8 từ một tàu chiến.
“Tên lửa sẽ được phía Israel tiến hành phóng thử trước trong tháng này. Nếu vụ phóng thành công, Ấn Độ sẽ phóng thử tên lửa từ một tàu chiến”, nguồn tin cho biết.
Cũng theo nguồn tin trên, việc thực hiện thành công cả hai vụ phóng sẽ tạo cơ sở để Ấn Độ chính thức triển khai các tên lửa này cho hạm đội tàu chiến hải quân.
Đây là nỗ lực tiếp theo của Ấn Độ trong việc tăng cường năng lực tác chiến trên biển và trên không trước những mối đe dọa tiềm tàng có thể xảy ra.
Tên lửa Barak-8 do Ấn Độ và Israel phối hợp chế tạo. Mặc dù chỉ có tầm bắn 70km, nhưng nhờ được trang bị công nghệ săn tìm mục tiêu tương tự hệ thống radar MF-STAR của Israel, nên Barak-8 có thể phát hiện nhanh các mục tiêu từ máy bay, các thiết bị bay không người lái, đến tên lửa của đối phương…
“Barak-8 bắn chặn được cả tên lửa tầm ngắn, tầm trung và tầm xa do được lắp đặt công nghệ kết nối với nhau từ các tàu chiến. Điều này cho phép các tên lửa có thể tạo ra nhiều lớp bảo vệ, tương tự như một hệ thống của hệ thống phòng thủ tên lửa”, cơ quan chế tạo loại tên lửa này cho biết.
Ngoài ra, Barak-8 còn được trang bị công nghệ quét mục tiêu 360 độ, có thể hoạt động cả ban ngày lẫn ban đêm, trong mọi địa hình thời tiết và có tốc độ phóng rất nhanh.
Vì thế, Barak-8 được xem là loại vũ khí chính của Hải quân Ấn Độ trong việc phá hủy bất kỳ tên lửa nào của Trung Quốc và Pakistan.
Đặc nhiệm Nga tiêu diệt 14 phần tử Nhà nước Hồi giáo
Theo thông tin từ Ủy ban chống khủng bố quốc gia của Nga, Liên bang an ninh Nga đã giết chết 14 tên khủng bố được cho là thuộc tổ chức nhà nước Hồi giáo cực đoan IS ở miền bắc Caicasus, Nga.
Chính quyền Nga đã càn quét các phần tử Hồi giáo cực đoan nằm vùng tại khu vực Bắc Caucasus, miền nam nước Nga. Tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tuyên bố toàn bộ khu vực là thuộc “lãnh thổ” của nhóm này.
Hôm 3-8, theo tuyên bố bởi các lực lượng an ninh, những dối tượng này mang "tội khủng bố", cả tống tiền và giết chết các sĩ quan chấp pháp. Trong tám người chết hôm 2-8 có thủ lĩnh của nhóm khủng bố tại khu vực, Adam Tagilov, bị cáo buộc là tổ chức một cuộc tấn công vào thủ đô Chechnya trong năm 2014 khiến 25 người chết.